Chỉ số giá tiêu dùng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tuy nhiên lạm phát của Việt Nam cũng rất cao và biến động mạnh trong những năm gần đây.

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Hình 3.2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Việt Nam giai đoạn 2002 – 2012

Năm 2002, lạm phát ở mức 4% hay tăng 3,2% so với năm 2001, nguyên nhân là do giá dầu thế giới biến động thất thường với xu hướng tăng mạnh do ảnh hưởng của cuộc chiến ở Trung Đông và khả năng Mỹ tấn công vào Iraq. Mặt khác giá một số hàng hóa khác như lương thực và một số mặt hàng nông sản như cà phê, cao su trên thị trường thế giới tăng làm giá trong nước tăng theo. Do giá dầu thế giới tăng cao nên ảnh hưởng đến giá các nguyên liệu đầu vào làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, đẩy giá tiêu dùng trong nước lên cao.

Năm 2003, có 4 tháng CPI giảm liên tục từ tháng 5 đến tháng 8. Các tháng còn lại, mức tăng cũng không đều, chẳng hạn tháng 2 tăng 2,2% thì tháng 9 chỉ tăng 0,1%. Tính chung cả năm, CPI tăng 3% trong đó nhóm hàng tăng giá cao nhất là vàng với gần 30%; dược phẩm, y tế trên 20%.

Năm 2004, giá cả thế giới tiếp tục tăng cao nên giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng. Mặt khác, dịch cúm gia cầm đã làm tăng giá hàng hóa

lương thực, thực phẩm. Lạm phát đã quay trở lại với tỷ lệ 9,5% trong năm 2004.

Năm 2005, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển ổn định. Các chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế và các lĩnh vực then chốt đạt kết quả cao hơn so với năm trước. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,4% tương đối cao so với tốc độ tăng những năm gần đây, chủ yếu do sự gia tăng của các ngành sản xuất, dịch vụ. Mặt khác trong năm 2005, sản xuất phát triển đã tạo điều kiện tăng tiêu dùng của dân cư, tăng chi ngân sách Nhà nước, tăng đầu tư và tăng xuất khẩu. Giá tiêu dùng tuy tăng cao ở mức 8,4% nhưng vẫn ở mức xấp xỉ tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tình hình xã hội ổn định, văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển tốt.

Năm 2006, tỷ lệ lạm phát là 6,6% và được coi là năm thành công trong việc kiềm chế lạm phát. Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm bớt tốc độ tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào để kiềm chế mức tăng giá cả như: khống chế xuất khẩu gạo không quá 5 triệu tấn, không tăng giá điện, phân bón, giảm thuế nhập khẩu xăng dầu, linh kiện phụ tùng điện tử,...Ngoài ra việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt đã phát huy tác dụng kiềm chế tăng giá, các mức lãi suất và dự trữ bắt buộc đều được giữ ổn định so với năm 2005.

Năm 2007, với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, sự gia tăng nhanh chóng của các dòng đầu tư, bên cạnh đó các yếu tố đầu vào vẫn có sự phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới, cùng với chính sách tiền tệ chưa thật hợp lý của Ngân hàng Nhà nước là các nhân tố góp phần tăng lạm phát trong năm 2007. Cả năm giá tiêu dùng tăng 12,63%, cao nhất trong 11 năm qua, và tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,46%. Nguồn cung của OPEC giảm xuống, sự suy yếu của đồng USD, diễn biến leo thang của giá vàng,...Tất cả các điều này đã đẩy giá thế giới tăng lên một mức mới dẫn đến giá cả trong nước tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng tăng còn do tiền lương được điều chỉnh tăng làm tăng sức mua hàng hóa trên thị trường. Ngoài ra, việc Chính phủ không còn bù lỗ giá xăng dầu như trước đã kéo giá cả các mặt hàng xi măng, thép, phân bón tăng cao. Bên cạnh đó, năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với những đổi thay lớn về môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Việt Nam nắm bắt được nhiều cơ hội mới, luồng vốn đầu tư nước ngoài tăng rất mạnh, đây là cơ sở quyết định để thúc đẩy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và đảm bảo tăng trưởng nhưng nó cũng tạo sức ép rất lớn lên lạm phát. Chính sách tiền tệ chưa hiệu quả cũng có thể xem là nguyên khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng. Tốc độ trượt giá của Việt Nam hiện đang cao hơn so với các nước

trong khu vực mà một phần là do sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài trong khi nền kinh tế chủ yếu dùng tiền mặt, chưa áp dụng hiệu quả các phương tiện tài chính để thu hút tiền.

Năm 2008, ngay từ đầu năm, chịu ảnh hưởng mạnh của sức cầu tăng cao trong những tháng trước và sau Tết Nguyên Đán, CPI hai tháng đầu năm đã lên tới 70% kế hoạch kiểm soát CPI cả năm. Liên tiếp các tháng 3, 4 và 5, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng luôn ở mức cao trên 2%/tháng. Cá biệt, tháng 5/2008, tốc độ tăng của chỉ số này lên đến đỉnh điểm, tới 3,91%, do giá gạo trong nhóm lương thực thực phẩm (chiếm tới 42% rổ hàng hóa CPI) bị đội lên đột biến trước các đánh giá tiêu cực về tình hình an ninh lương thực thế giới và tin đồn thiếu gạo tại các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, trong ba tháng 6, 7 và 8, cùng với hàng loạt những nỗ lực trước đó trong việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng đã được kìm lại trong khoảng 1,56% - 1,64%, tạo tiền đề cho việc khống chế thành công chỉ số này trong 4 tháng sau đó với một tháng tăng nhẹ 0,18% (tháng 9) và ba tháng có mức tăng trưởng âm. Cả năm chỉ số giá tiêu dùng tăng 19,89% so với thời điểm cuối năm 2007, đây là mức tăng cao nhất trong các năm trở lại đây.

Năm 2009, lạm phát được kiểm soát và nằm trong dự tính. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,3% và thất nghiệp không tới mức nguy hiểm như dự đoán. Nếu cuối năm 2008, mục tiêu giữ lạm phát dưới 15% đã là lý tưởng cho năm 2009 sau một năm lạm phát xấp xỉ tới 20% thì đến cuối năm con số đó là 6,9% so với tháng 12/2008. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 có mức tăng chậm hơn so với các năm trước là do không có những cơn sốt giá, hầu hết các mặt hàng thiết yếu có tốc độ tăng giá chậm. Bên cạnh việc người dân thắt chặt chi tiêu, tăng cường tiết kiệm, thì việc thu hẹp sản xuất và giảm chi tiêu công đã khiến cho nhu cầu chi tiêu toàn xã hội giảm đáng kể. Ngoài ra sự xuất hiện gói giải pháp hỗ trợ lãi suất 4%, cùng với việc Ngân hàng Nhà nước duy trì mức lãi suất cơ bản 7% trong suốt 10 tháng, đã khiến cho doanh nghiệp tránh được sức ép tăng chi phí sản xuất, góp phần ổn định giá cả thị trường.

Năm 2010, lạm phát tăng 11,75% so với năm 2009, cao hơn nhiều so với mục tiêu tối đa 8,5% của Chính phủ từ đầu năm. Đà tăng mạnh cuối năm đóng góp chủ yếu từ tăng giá lương thực, thực phẩm, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Tính chung trong cả năm 2010, giáo dục là nhóm tăng giá mạnh nhất gần 20%, dịch vụ ăn uống tăng 16,18%, vật liệu xây dựng tăng 15,74%. Trong năm 2010, Tổng cục Thống kê đã tính toán thêm tiêu chí chỉ số giá tiêu dùng bình quân. Theo cách tính này, CPI từng tháng được tính bằng cách lấy CPI trung bình của các tháng năm báo cáo chia cho CPI trung bình của các

tháng năm trước đó. Mặc dù đã áp dụng cách tính này trong 3 năm trở lại đây, nhưng kết quả của CPI bình quân hiện tại vẫn chỉ mang tính tham khảo, chưa thực sự có giá trị về mặt quản trị.

Các chính sách tiền tệ trong năm 2010 cũng là yếu tố không nhỏ góp phần ảnh hưởng tới CPI. Cùng với sự đổ vỡ của tập đoàn Vinashin, để kiềm chế lạm phát, các chính sách thắt chặt tiền tệ đã được áp dụng và duy trì trong suốt một khoảng thời gian dài. Ở giai đoạn đầu của quá trình thắt chặt tiền tệ, cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng giảm mạnh đã có tác động tích cực làm giảm CPI. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau của quá trình này, việc duy trì tương đối lâu chính sách thắt chặt tiền tệ đã tạo ra sự thiếu hụt vốn trong hệ thống ngân hàng, đẩy chi phí vốn vay lên cao, khả năng tiếp cận vốn vay đối với các doanh nghiệp thấp và trực tiếp làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp.

Năm 2011, hàng loạt những sự kiện lớn của thế giới xảy ra như những biến động chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi và thiên tai ở Nhật Bản đẩy giá tiêu dùng toàn thế giới lên cao và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Việc phá giá đồng nội tệ hơn 9%, tăng giá xăng dầu lên gần 20%, tương đương 3.000 đồng/lít, cho đến việc điều chỉnh giá điện sinh hoạt hơn 15% được thực hiện một cách liên tục, dồn dập và thiếu đồng bộ trong một thời gian ngắn đầu năm khiến chỉ số CPI tăng không ngừng. Hơn nữa, với nền kinh tế tăng trưởng quá nóng từ các năm trước đó, Chính phủ liên tục bơm tiền vào nền kinh tế qua các biện pháp tín dụng mở rộng khiến lượng tiền dư thừa và làm giá cả hàng hóa tăng mạnh. Chính sách tài khóa mở rộng cũng là nguyên nhân chính khác khiến tổng lượng tiền chung của toàn bộ nền kinh tế bị đẩy lên cao. Cụ thể, là việc đầu tư công của chính phủ thông qua chi tiêu quá nhiều cho khối doanh nghiệp Nhà nước. Với con số khoảng 300.000 dự án đầu tư công mỗi năm, lượng tiền đổ ra cho các dự án này lên đến nhiều ngàn tỉ đồng cộng với số tiền thất thoát 68.000 tỉ đồng của Vinashin hay 3.000 tỉ đồng của công ty cho thuê Tài chính 2 khiến lượng tiền đổ ra thị trường quá nhiều khiến lạm phát bùng nổ. Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 tăng đến 18,58%, cao hơn nhiều so với mục tiêu mà Chính phủ đề ra.

Năm 2012, chứng khoán, ngân hàng và bất động sản đã qua thời hoàng kim và thực sự bước vào giai đoạn cực kỳ khó khăn. Nợ xấu, nợ khó đòi, nợ dây dưa trong lĩnh vực bất động sản đã ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống ngân hàng khiến tín dụng trong năm sụt giảm qua đó giảm lượng cung tiền của nền kinh tế. Song song là việc tiêu dùng của người dân giảm sút khiến các công ty cắt giảm giá cả với hy vọng giảm mức hàng tồn kho. Nhờ đó, Việt Nam đã hoàn thành tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm 2012 thấp hơn mức chỉ tiêu

19.4 26.6 11.7 11.3 27.2 27.35 64.32 30 24.09 2.1 2.2 0.4 0.9 1 -0.03 10.7 9.68 2.24 6.31 0.4 6.83 -0.96 -10 0 10 20 30 40 50 60 70 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm 1 0 .0 0 0 đ n g Vàng VND/USD

kế hoạch 7% mà Quốc hội đề ra, CPI cả năm chỉ tăng 6,81% và tăng 9,21% so với bình quân 12 tháng năm 2011.

6 tháng đầu năm 2013, CPI chỉ tăng 2,4% so với tháng 12 năm trước, thấp nhất kể từ năm 2003. Giá dịch vụ y tế được điều chỉnh từ đầu năm bởi quyết định của ủy ban nhân dân một số tỉnh thành phố đã đóng góp gần 1% vào mức tăng CPI chung, phần giảm chủ yếu là do yếu tố mùa vụ đóng vai trò quyết định khi nhu cầu có khả năng thanh toán của người dân đã giảm mạnh nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. 5 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội sau khi loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất trong 15 năm trở lại đây. Thêm vào đó giá hàng lương thực, thực phẩm giảm do các hộ dân đang vào vụ thu hoạch, tồn kho rất lớn trong khi đầu ra chưa ổn định cũng góp phần làm chỉ số CPI tăng thấp trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)