Giá vàng và tỷ giá VND/USD

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 33)

Trong những năm gần đây, giá vàng và tỷ giá tăng cao đã thu hút được sự quan tâm của người dân. Dưới đây là diễn biến giá vàng và tỷ giá VND/USD từ năm 2002 đến 2012.

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Hình 3.3 Thay đổi giá vàng và tỷ giá VND/USD ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2012

Năm 2002, giá vàng có mức tăng đột biến, so với mức giá 520.000đ/chỉ đầu tháng 1/2002 thì giá vàng vào cuối tháng 12/ 2002 đã tăng đến hơn 120.000đ/chỉ trong vòng không đầy 1 năm, ở mức 647.000 đồng/chỉ, tăng thêm 19,4% - một mức tăng kỷ lục kể từ năm 1991 và gấp 4 lần so với mức tăng 5% của năm 2001.

Năm 2002 kết thúc trong bối cảnh đồng tiền Việt Nam ổn định nhất trong vòng năm năm. Tiền đồng chỉ mất giá khoảng 2,1% so với USD, con số thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Những quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có nhiều ảnh hưởng đến giá trị của đồng Việt Nam, làm chuyển dịch đáng kể nguồn vốn đô-la Mỹ sang tiền đồng trong hệ thống ngân hàng. Mặt khác, nguồn cung ngoại tệ năm 2002 qua các hoạt động phi mậu dịch cũng khá ổn định, đặc biệt là nguồn kiều hối tăng khá mạnh.

Năm 2003, đỉnh giá vàng mới đã được lập ở mức 800.000 đồng/1 chỉ. Một cơn sốt thực sự đã xảy ra trong suốt một thời gian khá dài trên thị trường vàng trong nước. Nếu vào thời điểm cuối năm 2002, giá vàng chỉ ở mức 630.000 đồng/chỉ thì đến cuối năm năm 2003, giá vàng đã liên tục tăng lên tới mức đỉnh điểm trong vòng 7 năm, tương đương tăng 26,6% so với năm 2002. Để bình ổn lại giá, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên đã phải quyết định tăng lượng nhập khẩu vàng.

Trong khi đó, cùng với thị trường vàng, giá đô la Mỹ ở Việt Nam cũng có những biến động trên thị trường tự do, nhất là vào thời điểm đầu tháng 12/2003. Nhìn chung trong năm 2003 đô la Mỹ tăng giá khoảng 2,2%, nhưng thực tế trên thị trường tự do (tại Hà Nội) có lúc đã lên đến 16.450 đồng/USD. Tuy vậy, điều đáng lưu tâm hơn chính là sự biến động khôn lường và không thống nhất của giá USD, tình trạng khác biệt giữa giá USD tự do và giá USD các ngân hàng niêm yết. Có thời điểm, mức chênh lệch lên đến 800 đồng/USD.

Năm 2004, giá vàng vẫn trong xu thế tăng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với năm 2003, cả năm giá vàng tăng 11,7%. Giá vàng các tháng so với tháng trước biến động theo các chiều hướng khác nhau, nhưng có xu hướng tăng liên tục từ tháng 8 và tăng cao vào các tháng cuối năm, chủ yếu do giá vàng trên thế giới tăng cao đã ảnh hưởng tới thị trường vàng trong nước.

Giá đô la Mỹ các tháng trong năm biến động không đáng kể so với các tháng trước và chỉ tăng nhẹ ở mức 0,4% so với tháng 12 năm 2003. Tuy nhiên, giá đô la Mỹ giảm so với một số đồng tiền khác và giảm mạnh so với đồng Euro. Cụ thể, ngày 31/12/2004, giá bán USD của Ngân hàng Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh là 15.778 đồng/USD. Dự trữ ngoại hối quốc gia đã tăng hơn hai lần so với thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính năm 1997. Trong đó năm 2003 dự trữ ngoại hối quốc gia tăng thêm 1,8 tỉ USD, còn năm 2004 thêm 300 triệu USD. Lượng dự trữ ngoại hối này đủ để ổn định tỉ giá VND/USD.

Năm 2005, giá vàng đã tăng 11,3% so với cuối năm 2004. Sở dĩ có thay đổi lớn về giá vàng là vì trong các tháng cuối năm 2005 đã có biến động lớn về cung cầu mặt hàng này trên thị trường thế giới. Nguồn cung vàng ngày càng giảm sút, trong khi nhu cầu mua sắm nữ trang bằng vàng của nhiều nước trên thế giới tăng mạnh do chuẩn bị đến mùa lễ cưới, giáng sinh, Tết. Thời điểm giá vàng tăng cao nhất trong năm là vào ngày 12/12/2005, giá vàng trên thị trường quốc tế tăng lên đỉnh điểm 544 USD/ounce, cao nhất trong 24 năm qua. Giá vàng SJC bán ra lên tới 1.045.000 đồng/chỉ, cao nhất trong lịch sử thị trường vàng ở nước ta từ trước tới nay. Sau đó giảm nhanh xuống còn 498 USD/ounce vào ngày 22/12/2005, giá vàng SJC bán ra trong nước giảm xuống 945.000 đồng/chỉ.

Không như vàng, chỉ số giá USD năm 2005 tương đối ổn định, chỉ tăng 0,9% so với năm 2004 do các nguyên nhân: một là, cơ chế quản lý ngoại hối dần được thông thoáng hơn, các giao dịch vãng lai được tự do hoá hơn; cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt. Trong năm 2005 trên cả thị trường tự do và thị trường giao dịch của ngân hàng thương mại với khách hàng không xảy ra bất kỳ đợt biến động đột xuất nào về tỷ giá. Hai là, cán cân thanh toán quốc tế và cán cân vốn năm 2005 của Việt Nam tiếp tục thặng dư, cán cân vãng lai giảm thâm hụt. Năm 2005, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thặng dư khoảng 2 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 863 triệu USD của năm 2004. Với những diễn biến tích cực nói trên, trong năm 2005 có những thời điểm nền kinh tế Việt Nam cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ. Trong những thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kịp thời can thiệp bằng cách mua ngoại tệ, tăng cường quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Năm 2006, giá vàng tháng 12 đã tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 27,2% so với cuối năm 2005. Bình quân giá vàng năm 2006 tăng 36,6% so với năm 2005, trong đó tăng mạnh ở các quí II và III với các mức tăng tương ứng là 47,6% và 44,5%.

Giá đô la Mỹ tháng 12/2006 không tăng so với giá tháng 11, nhưng tăng 1% so với cuối năm 2005. Bình quân giá đô la Mỹ năm 2006 tăng 0,9% so với năm trước và không chênh lệch nhiều giữa các quí, mức dao động chỉ từ 0,9% tới 1,1%. Như vậy, nếu quan sát từ năm 2003 đến 2006, giá đô la Mỹ tăng thấp đáng kể so với giá vàng và tăng thấp so với mức tăng giá tiêu dùng.

Năm 2007, giá vàng thế giới tăng gần 200 USD so với cuối năm 2006 và kỷ lục của giá vàng trong nước đạt 1.650.000 đồng/chỉ. Giá dầu năm này cũng tăng gần chạm mức 100USD/thùng khiến Bộ Tài chính phải tăng giá xăng dầu lần thứ 2 trong năm. Giá vàng tăng mạnh và đạt mốc kỷ lục vào tháng

11/2007, trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút một số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, làm giảm phần nào lượng vốn chảy vào thị trường này.

Sự thâm hụt mậu dịch, lạm phát của Mỹ đã khiến đồng USD mất giá mạnh trên thị trường thế giới. USD mất giá đã tác động tiêu cực tới những nền kinh tế xuất khẩu nói chung, nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Vào cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD từ +/-0,5% lên +/-0,75%, thể hiện chủ trương tạo điều kiện kinh tế Việt Nam thích nghi dần với mức độ mở cửa, đưa tỷ giá sát hơn với thị trường. Trước đó, sức ép từ cung ngoại tệ đã đẩy tỷ giá của các ngân hàng thương mại xuống sàn biên độ trong thời gian dài. Tính chung cả năm, tỷ giá VND/USD tương đối ổn định, giảm 0,03% so với năm 2006.

Năm 2008, giá vàng bình quân đã tăng 3,9% so với USD, 5,3% so với EUR và 34,4% so với Bảng Anh. Trong nước, thị trường vàng thậm chí còn sôi động hơn. Năm 2008, Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nước đứng đầu về nhập khẩu vàng của thế giới. Điều này đã góp phần không nhỏ vào thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam, khiến Chính phủ phải cấm nhập khẩu vàng. Cho tới trước thời điểm dừng nhập khẩu vàng thì tổng giá trị nhập khẩu vàng cho năm 2008 là 1,7 tỷ USD (45 tấn), so với tổng giá trị nhập khẩu vàng của cả năm 2007 là 1,6 tỷ USD (70 tấn). Diễn biến giá vàng trong nước đã trải qua 2 đợt sóng lớn vào tháng 3 và tháng 7 khi vượt qua mức 19 triệu đồng/lượng, sau đó lại giảm mạnh về cuối năm. Cụ thể giá vàng SJC trong nước đạt mức cao kỷ lục là 19,35 triệu đồng/lượng vào ngày 17/3/2008 và 15/7/2008, mức thấp nhất là 16,10 triệu đồng/lượng vào ngày 24/10/2008. Tính bình quân cả năm 2008, giá vàng xoay quanh mức 17,64 triệu đồng/lượng. Năm 2008 cũng là năm đánh dấu sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các sàn giao dịch vàng, với hơn 10 sàn giao dịch vàng đã được đi vào hoạt động. Việc ra đời các sàn vàng, cùng với cơn sốt giá đợt đầu năm đã khiến một lượng tiền lớn chảy từ chứng khoán sang.

Năm 2008 là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá cũng như những biến động trên thực tế, so với cuối năm 2007 tỷ giá USD/VND đã tăng 6,31%. Năm 2008 cũng là năm biên độ tỷ giá liên tiếp 3 lần nới rộng, 2 lần được tăng mạnh trực tiếp ở tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Tính chất đặc biệt của tỷ giá năm 2008 cũng thể hiện ở những biến động trái chiều. Trong những tháng đầu năm, thị trường có hiện tượng ứ đọng ngoại tệ, tỷ giá có lúc xuống 15.300 VND/USD. Nhiều doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu phải thông qua các hiệp hội yêu cầu ngân hàng đẩy mạnh mua vào USD, tháo gỡ khó khăn. Nhưng từ tháng 5, khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳng trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do. Nhiều doanh nghiệp phải mua USD với giá

trên 18.000 VND, chi phí tài chính bị đẩy cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Với sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước cũng như năng lực dự trữ ngoại hối lần đầu tiên được công khai một cách chính thức, tỷ giá ổn định dần về cuối năm.

Năm 2009 chứng kiến sự xuất hiện liên tiếp những mốc giá vàng chưa từng có trong lịch sử, đồng thời cũng ghi nhận những biện pháp can thiệp tích cực nhằm bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước. Khởi động năm 2009 với mức giá khoảng 880 USD/oz, giá vàng giao ngay thị trường thế giới đến ngày 23/12 đóng cửa ở mức gần 1.090 USD/oz, tăng xấp xỉ 24%. Mức đỉnh cao lịch sử của giá vàng giao ngay đóng cửa tại thị trường New York là mức 1.215,8 USD/oz thiết lập vào ngày 2/12/2009. Mức giá này đã bỏ xa kỷ lục đóng cửa 1.002,8 USD/oz của năm 2008. Dưới tác động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng liên tục tăng khiến thị trường đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ngày lịch sử của thị trường vàng trong nước năm này là 11/11, khi giá vàng lần lượt chinh phục các mốc giá 27, 28, rồi 29 triệu đồng 1 lượng chỉ trong vòng có vài giờ đồng hồ buổi sáng. Giá vàng trong nước năm 2009 biến động cùng chiều với giá vàng thế giới, tuy nhiên, do còn chịu tác động từ tình hình cung - cầu và biến động tỷ giá USD/VND nên giá vàng trong nước trong năm có thời điểm thấp hoặc cao hơn giá vàng thế giới tới cả triệu đồng/lượng. Trước những diễn biến bất thường của thị trường vàng trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cho nối lại hoạt động nhập khẩu vàng nhằm hạ nhiệt thị trường. Sau khi vấn đề nguồn cung được giải quyết, giá vàng tiếp tục có những biến động mạnh do xu hướng leo thang của tỷ giá USD thị trường tự do. Tuy nhiên, vấn đề này đã được khắc phục sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng mạnh tỷ giá USD/VND liên ngân hàng và thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% về +/-3% vào ngày 25/11. Như vậy, so với cuối năm 2008 giá vàng đã tăng 64,32%, một mức tăng ký lục mà không ai có thể dự đoán được.

Năm 2009 cũng là năm thứ hai liên tiếp thị trường ngoại hối bộc lộ những khó khăn rõ nét và những vấn đề nội tại chưa thể giải quyết. Căng thẳng trên thị trường bắt đầu xuất hiện từ quý 2, khi nhiều doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, không chịu bán lại cho ngân hàng dẫn đến mất cân đối cung – cầu. Trước tình hình đó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có nguồn thu ngoại tệ lớn bán lại cho ngân hàng để góp phần giải tỏa nguồn cung, đã góp phần tạo ổn định hơn cho thị trường ngoại hối và tỷ giá trong tháng 12. Một diễn biến nổi bật khác là trong phần lớn thời gian của năm, các ngân hàng thương mại duy trì trạng thái niêm yết giá mua ngoại tệ ngang với giá bán. Giá USD của ngân hàng cũng chính thức vượt mốc 18.000 VND; trên thị trường tự do có thời điểm lên gần mốc 20.000 VND.

Đáng chú ý là dự trữ ngoại tệ năm 2009 giảm từ 20,7 tỷ USD (tháng 6/2008) xuống còn khoảng 16,5 tỷ USD vào cuối năm. Tính chung cả năm tỷ giá tăng 10,70%, nguyên nhân khiến tỷ giá USD tăng cao có thể kể đến là do Việt Nam chủ động duy trì VND yếu nhằm kích thích xuất khẩu, tăng giá USD trong nước do khan hiếm và xu hướng mất giá của USD so với các ngoại tệ mạnh trên thế giới như EUR hay JPY lại càng gia tăng rủi ro mất giá của VND lên mức cao hơn.

Năm 2010, giá vàng trong nước năm này lập kỉ lục lên cao nhất 38,5 triệu đồng/ lượng, tăng 43,6% so với năm 2009. Có thời điểm, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 2 triệu đồng/lượng. Kết thúc năm 2010, giá vàng trong nước tăng 30% so với cuối năm 2009. Giá vàng thế giới cũng lập kỷ lục của năm lên 1.427,8 USD/oz. Để bình ổn giá vàng trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần cho phép nhập khẩu vàng, đồng thời can thiệp mạnh vào hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng. Cụ thể vào ngày 06/01/2010, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đóng cửa các sàn giao dịch vàng, chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Quyết định này khiến cho thị trường vàng trầm lắng trong một thời gian. Tuy nhiên, trước nhu cầu của giới đầu tư, những sàn vàng “chui” vẫn tồn tại, gây ra nhiều rủi ro với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó ngày 29/10/2010, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Thông tư 22 quy định các tổ chức tín dụng không được cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng; không được chuyển đổi vốn bằng vàng thành VND; không được huy động và cho vay bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng. Tuy nhiên chính thông tư 22 là nguyên nhân khiến giá vàng và USD tăng cao bên cạnh tác động của giá vàng thế giới và việc điều chỉnh tỷ giá.

Sự mất giá của VND đã làm cho Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện liên tiếp 2 lần thay đổi tỷ giá trong năm. Sự chênh lệch giữa tỷ giá chợ đen và ngân hàng ngày càng rộng, xu hướng găm giữ đầu cơ USD trong nền kinh tế ngày càng gia tăng . Ngoài ra, do nhập siêu vẫn trong xu hướng tăng, áp lực về sự mất giá của VND vẫn còn, biến động của giá vàng thế giới cũng như trong nước lớn cũng góp phần đẩy tỷ giá lên cao. Tính đến cuối năm, tỷ giá VND/USD đã tăng 9,68% so với năm 2009.

Năm 2011, chứng kiến lần điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất của Ngân hàng Nhà nước, ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá từ 18.932 đồng lên 20.693 đồng 1USD, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch tỷ giá từ 3% xuống 1%. Chỉ sau 1 đêm giá trị VND đã hạ 9,3% so với đô la Mỹ. Sau điều chỉnh tỷ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)