0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Sự phát triển của HOSE từ giai đoạn hình thành

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 -41 )

năm 2013

Nếu xét về bề dày lịch sử thì thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời trễ hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới tuy nhiên với sự phát triển nhanh và sôi động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với sự hình thành và phát triển 13 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những biến động thăng trầm ở từng giai đoạn khác nhau.

Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM

Hình 3.4 Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 01/2001- 06/2013

3.2.2.1 Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn khởi đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam

Khi đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh vào ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 thì ở thời điểm lúc bấy giờ thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.

Từ thời điểm thành lập cho đến 2005, thị trường luôn trong trạng thái ảm đảm, loại trừ cơn sốt vào năm 2001 chỉ số VN-Index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm. Nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất tới 70% giá trị, chỉ số VN-Index sụt từ

571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường thì một số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận.

Từ ngày 27/06/2001 đến ngày 24/10/2003, thị trường giảm sút nhanh và mạnh. Đặc biệt trong giai đoạn giữa năm 2001 đến cuối năm 2001, mặc dù thị trường có những phiên tăng điểm trở lại, nhưng cũng không thể cứu vãn được xu thế chung là đi xuống. Từ đầu năm 2002 đến tháng 10/2003, giá cổ phiếu vẫn trong tình trạng trì trệ và liên tục giảm, chỉ số VN-Index chủ yếu xoay quanh mức 180-200 và chạm “đáy” trong lịch sử thị trường chứng khoán vào ngày 24/10/2003 với điểm số là 130,90. Thời điểm đó được xem như là “ngày thứ sáu đen tối” và được các chuyên gia chứng khoán nhận định rằng phải mất từ 2 đến 3 năm nữa mới phục hồi được.

Từ ngày 27/10/2003 đến cuối năm 2005, giá cổ phiếu tăng khá mạnh với tổng khối lượng giao dịch lớn. Đặc biệt là từ đầu năm 2004, thị trường khởi sắc với những tín hiệu đáng mừng. Chỉ số VN-Index vào ngày 17/03/2004 đã là 260,71 điểm, gấp đôi số điểm lúc chạm “đáy” và tiếp tục tăng đều cho đến cuối năm 2005. Khi đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã có 32 cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ đang được giao dịch.

Trong 5 năm chỉ số VN-Index cao nhất đạt 300 điểm, mức thấp nhất đạt 130 điểm. Lý do chính là ít hàng hoá, các doanh nghiệp niêm yết nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước.

3.2.2.2 Giai đoạn 2006: Sự phát triển đột phá của thị trường chứng khoán Việt Nam

Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển đột phá, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành điểm có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này ngày càng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh tăng 144% trong năm và đến cuối năm thì tăng 2,5 lần so với đầu năm. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên hơn 800 điểm cuối 2006 (kỷ lục được xác lập ở mốc 809,86 điểm) được các thị trường trên thế giới thừa nhận là quá ấn tượng.

Tính đến phiên 29/12/2006, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 367

trái phiếu với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là trên 72 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta bắt đầu mang tâm lý bầy đàn và xuất hiện những người mua bán theo phong trào, qua đó đẩy thị trường chứng khoán vào tình trạng nóng lên và dần xuất hiện hiện tượng bong bóng.

3.2.2.3 Giai đoạn 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ

Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường. VN-Index đạt đỉnh với 1.170,67 điểm và khi kết thúc phiên giao dịch vào cuối năm, VN-Index đạt 927,02 điểm. Như vậy sau 1 năm hoạt động VNIndex đạt được mức tăng trưởng là 23,3% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006. Tính đến ngày 28/12/2007, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. Bình quân mỗi phiên giao dịch có 9,2 triệu chứng khoán được chuyển nhượng tương đương với 980 tỷ đồng.

3.2.2.4 Giai đoạn 2008 - 2009: Giai đoạn biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Trong giai đoạn quý I và II/2008, VN-Index có những phiên giảm điểm liên tục cùng với khối lượng giao dịch cũng giảm làm VN-Index rơi xuống đáy 366,02 điểm vào cuối quý II/2008, tính thanh khoản rất kém bình quân chỉ có 5.942.920 cổ phiếu được giao dịch mỗi ngày, lợi nhuận bình quân các công ty năm 2008 giảm tới 30%. Tuy nhiên nhờ những tin tốt lành từ chính sách nền kinh tế vĩ mô, nên quý III/2008, VN-Index liên tục tăng trong 10 phiên liên tiếp, tính thanh khoản rất khả quan với bình quân 17.486.971 cổ phiếu được giao dịch mỗi ngày. Tiếp theo sau đó là những chuỗi ngày giảm điểm của VN- Index rơi xuống đáy 235,5 điểm vào cuối tháng 2/2009. Tuy nhiên, bước sang tháng 3/2009, các nhà đầu tư đã lấy lại được niềm tin khi thị trường có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11/2008, VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh. Thị trường chứng khoán Việt Nam vươn tới đỉnh 624,10 điểm, đây là một bước tiến dài thật sự khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới và đạt kỷ lục về khối lượng cũng như giá trị giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày 22/10/2009 với hơn 136 triệu cổ phiếu, tương ứng 6,414 nghìn tỷ đồng được giao dịch. Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ nằm ngoài

dự đoán của giới chuyên gia và trở thành điểm sáng ấn tượng khi có tốc độ phục hồi nhanh nhất châu Á.

3.2.2.5 Giai đoạn 2010: Ảnh hưởng mạnh mẽ từ các doanh nghiệp, yếu tố vĩ mô trong nước và khủng hoảng nợ Châu Âu

Thị trường chứng khoán năm 2010 với liên tiếp các phiên giảm điểm ảnh hưởng bởi thông tin không chính thức từ việc tăng lãi suất cơ bản và Dragon Capital thoái vốn, VN-Index rơi mạnh từ 530 xuống còn 478 điểm. Tiếp đó VN-Index tăng quay lại ngưỡng 530 do được hỗ trợ bởi thông tin lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức 8% và việc phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ tại thị trường Mỹ. Việc ANZ thoái vốn tại STB cũng là nhân tố chính khiến VN-Index bắt đầu một giai đoạn giảm nhẹ. Kỳ vọng về kết quả kinh doanh quý 1 của các doanh nghiệp khiến VN-Index tăng nhẹ trở lại vào cuối tháng tư và đạt được đỉnh cao nhất trong năm ở giai đoạn này với mốc điểm 549,51 được thiết lập ngày 6/5/2010. Sau khi lập đỉnh, VN-Index quay đầu giảm điểm do ảnh hưởng từ khủng khoảng nợ châu Âu lan rộng mà khơi ngòi là Hy Lạp. Tiếp đó, tin đồn về thông tư 13 ra đời đã kiến cho VN-Index tiếp tục rơi và tạo đáy trong năm 2010 tại mức 423,89 ngày 25/08. Vào cuối tháng 7, VN-Index tiếp tục bị giáng một đòn khá mạnh từ thông tin Chính phủ quyết định tái cơ cấu tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin với khoản nợ là 4,5 tỷ USD, cũng góp một phần không nhỏ vào việc tiếp tục đẩy VN-Index rơi mạnh vào đầu tháng 8. Cuối tháng 11, khi mà tất các các tin tức vĩ mô ảnh hưởng xấu đến thị trường đều đạt đến đỉnh điểm, như lãi suất cơ bản tăng từ 8% lên 9%, vàng và USD đều có một giai đoạn tăng nóng. Dòng tiền bắt đầu chảy vào chứng khoán khi nhận thấy kênh này có thể đem lại được lợi nhuận cao, một loạt các cổ phiếu đã có quá trình giảm sâu, giảm mạnh hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của VN-Index đồng loạt tăng trần đã kích thích các nhà đầu tư nhảy vào. Các cổ phiếu chứng khoán, tài chính, bất động sản lần lượt là điểm sáng kéo thị trường tăng mạnh vào thời điểm gần cuối năm.

3.2.2.6 Giai đoạn 2011: Sự tác động từ thị trường bất động sản đóng băng

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 biến động theo xu hướng khác so với năm 2010. Nếu như trong năm 2010 xu hướng chủ đạo là đi ngang với khối lượng giao dịch trung bình khoảng 47 triệu cổ phiếu, thì xu hướng chính của năm 2011 là giảm điểm với các phiên giảm liên tục cùng với thanh khoản giảm 43% so với năm trước. Phiên giao dịch cuối cùng, chỉ số VN- Index đóng cửa tại mức thấp nhất trong năm 351,64 điểm. Như vậy nếu so với cuối năm 2010 chỉ số đã giảm 28%. Nhóm cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề

nhất trong năm là nhóm ngành chứng khoán và bất động sản. Trong đó, có khá nhiều mã cổ phiếu đã mất đến 80-90% giá trị so với thời điểm đầu năm.

Năm 2011, niềm tin của giới đầu tư vào thị trường sụt giảm mạnh mẽ, khi liên tiếp các thông tin vỡ nợ từ những vụ tín dụng đen có liên quan đến lĩnh vực bất động sản và chứng khoán lần lượt được đưa ra ánh sáng. Đồng thời, đây cũng là năm của rất nhiều phiên bán sàn hàng loạt, thanh khoản thấp, người bán không có người mua, giá cổ phiếu xuống quá thấp. Nếu như cuối năm 2010 toàn thị trường có 75 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thấp hơn mệnh giá thì đến cuối năm 2011 số lượng đã tăng lên tới 434 mã, chiếm 62% toàn thị trường, trong số đó có tới 42% dưới 5.000 đồng và thậm chí mã VKP chỉ có giá 900 đồng và chỉ có 9 mã cổ phiếu có giá trên 50.000 đồng. Có thể nói đây là năm mà giá cổ phiếu rẻ nhất từ trước tới nay, thậm chí còn rẻ hơn thời kỳ khủng hoảng 2009 khi đó đáy của VN-Index là 235 điểm. Cùng với đó giá trị vốn hóa của toàn thị trường cũng chỉ đạt 537.505 tỷ đồng, giảm 25% so với 2010 và tương đương 27% GDP.

3.2.2.7 Giai đoạn 2012: Hai nửa khác biệt của sự tăng giảm

- 5 tháng đầu năm 2012: Thị trường bứt phá trong những ngày đầu năm 2012 như một lò xo nén sau một quãng thời gian dài giảm điểm của năm 2011. Các thông tin đẩy thị trường tăng vọt trong giai đoạn nửa đầu năm 2012 bao gồm:

+ Thông tin Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 3 văn bản thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thi trường chứng khoán Việt Nam;

+ Sự ra đời của chỉ số VN30-Index;

+ Động thái cắt giảm lãi suất nhanh và mạnh từ 14%/năm xuống 9%/năm;

+ Kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.

Các thông tin này khiến VN-Index đã tăng gần 40% trong vòng 5 tháng so với cuối năm 2011 và trở thành một trong những thị trường chứng khoán tăng ấn tượng nhất trên thế giới. Tuy nhiên thành quả này đã bị đánh mất hoàn toàn sau ngày 9/5/2012.

- Nửa cuối thất bại của năm 2012: Nợ xấu tăng cao, thị trường gần như bị tê liệt sau thông báo chính thức của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống lên tới 10% thay vì 4% như các ngân hàng thương mại báo cáo. Những bất ổn vĩ mô và hệ thống ngân hàng bắt đầu xuất hiện. Niềm tin thị

trường càng lung lay hơn sau sự việc Habubank công bố tình hình tài chính đã được che đậy với tỷ lệ nợ xấu lên tới 13% và cần được giải cứu.

Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được đẩy mạnh, SHB tham gia vào tái cơ cấu Habubank. Thị trường trở nên thiếu tiền trầm trọng, mặc dù lãi suất giảm mạnh song các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay do các ngân hàng phải xử lý nợ xấu. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn sau ngày 21/8 – ngày được coi là “ngày thứ ba đen tối” của thị trường chứng khoán Việt Nam khi ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập của ngân hàng ACB bị bắt. Tiếp theo đó, lãnh đạo ngân hàng ACB bị khởi tố, Chủ tịch STB bị điều tra đã khiến lòng tin vào thị trường ngày càng lung lay. Cổ phiếu ngân hàng bị bán sàn liên tiếp khiến thị trường gần như lao dốc không phanh. So với đỉnh thiết lập tháng 5, mặc dù đã hồi phục đã cải thiện trong tháng 12 song VN-Index vẫn giảm 20%.

Thanh khoản giảm mạnh và gần như cạn kiệt trong những ngày giao dịch tháng 11, bình quân giao dịch khớp lệnh 300 tỷ đồng/phiên, tuy nhiên nếu tính tổng thể cả năm 2012, quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.

3.2.2.8 Giai đoạn nửa đầu năm 2013: Tín hiệu của sự tăng trưởng vượt bậc trong thời kỳ tới

Tuy nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn nhưng 6 tháng đầu năm 2013, các cán cân vĩ mô đã dần trở nên cân bằng và có tính ổn định cao. Điều này được thể hiện qua nhiều mục tiêu điều hành vĩ mô mà Chính phủ kiên định theo đuổi đã bước đầu mang lại kết quả tích cực như: lạm phát được kiềm chế, mặt bằng lãi suất cho vay giảm xuống từ 11 - 15%, tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng khá. Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ nền kinh tế được Chính phủ ban hành như: Gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khơi thông thị trường do Bộ Tài chính đề xuất, Chính phủ quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ thị trường bất động sản trị giá 30.000 tỷ đồng chính thức có hiệu lực...

Tất cả những yếu tố trên đã góp phần tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư, tạo động lực giúp thị trường chứng khoán khởi sắc trong 6 tháng đầu năm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đã tăng khoảng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng khối lượng giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ước tăng 12%. Tính đến ngày 16/6/2013, chỉ số VN-Index đã đạt mức

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 -41 )

×