Việt Nam là nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên quá trình tăng trưởng không ổn định, thể hiện ở tốc độ tăng GDP có sự biến động lớn qua các năm.
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam
Hình 3.1 Tăng trưởng GDP ở Việt Nam giai đoạn 2002 – 2012
Từ năm 2002 - 2007, GDP không ngừng tăng qua các năm. Kết quả này có được là nhờ hàng loạt các biện pháp cải cách cơ cấu, đẩy mạnh hội nhập, cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp Nhà nước… được bắt đầu từ năm 2000 đã phát huy tác dụng, góp phần giúp đất nước tăng trưởng nhanh và ổn định. Mức tăng GDP thực trung bình của giai đoạn này là 7,74%/năm, trong đó cao nhất là vào năm 2007 với mức tăng GDP là 8,45%.
Năm 2008, kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp và khó lường. Trong nước, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, làm thiệt hại nặng nề cho sản xuất, kinh doanh và đời sống dân cư. Trên thế giới, khủng hoảng bắt đầu lan rộng, tác động tiêu cực đến kinh tế trong nước đã đẩy lạm phát tăng cao. Tuy nhiên nhờ những nỗ
lực vượt bậc trong việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt; kiểm soát chặt chẽ chính sách tài khoá, chi tiêu công; đẩy mạnh sản xuất, hạn chế nhập siêu đã đưa đất nước tránh khỏi suy thoái. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 6,31%, trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,62%, công nghiệp tăng 14,63%. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu thì kết quả đạt được của kinh tế Việt Nam năm 2008 là rất đáng khích lệ.
Năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành hai mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại. Thành công này rất đáng ghi nhận trong bối cảnh khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam vào tình trạng suy thoái. Nhờ các chính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ của Chính phủ đã thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tài chính trong nước, đưa nền kinh tế nước ta vượt qua thời kỳ suy giảm tăng trưởng. GDP đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 13,4% năm 2008 xuống còn 12,3%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, việc tăng vốn đầu tư chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật vững chắc. Cơ cấu kinh tế vẫn chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với tỷ trọng tương đối cao của khu vực sản xuất vật chất nói chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng.
Năm 2010, trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%; công nghiệp xây dựng tăng 7,7%; dịch vụ tăng 7,52%. Nếu xét riêng tăng trưởng GDP, đây có thể coi là kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên nếu đặt tăng trưởng GDP trong bức tranh chung với các chỉ tiêu khác của nền kinh tế, hiện trạng kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế, chất lượng tăng trưởng thấp, tốc độ tăng trưởng chậm và thiếu nền tảng vững chắc.
Năm 2011, được coi là một năm thành công của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn. GDP năm 2011 tăng 5,89%, thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010, nhưng vẫn cao hơn 5,32% của 2009; GDP bình quân đầu người đạt 1.300 USD. Một số ngành như nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản, giáo dục đào tạo, y tế vẫn đạt mức tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4%; công nghiệp, xây dựng tăng 5,53%; dịch vụ tăng 6,99%. Nền kinh tế nhìn chung duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý. Tuy nhiên năm 2011 được đánh giá cũng là năm có nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhất trong suốt hơn 20 năm cải cách. Từ sự liên thông với thế giới thông qua mở cửa thương mại và gia nhập WTO, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như lạm phát cao, tăng trưởng giảm sút, nợ Chính phủ cao, đầu tư công cao nhưng hiệu quả đem lại rất thấp, cán cân thương mại và thanh toán của ngân sách Nhà nước đều thâm hụt, đặc biệt là nguy cơ về tính thanh khoản và nguy cơ sụp đổ của nhiều ngân hàng cũng như sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp do thiếu vốn hoặc do không tiếp cận được nguồn vốn giá thấp.
Năm 2012, một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, từ những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô đến khó khăn của các doanh nghiệp trong thị trường bất động sản và các hộ gia đình. Tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công tăng mạnh. Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây). Chính phủ phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, nhiều sự việc bê bối của các ngân hàng đã khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc vào những tháng cuối năm. Công cuộc cải tổ các ngân hàng yếu kém và giải cứu thị trường bất động sản đóng băng vẫn là những chủ đề chính được thực hiện nhằm góp phần vào mục tiêu ổn định hóa nền kinh tế trong nước.
Nửa đầu năm 2013, kinh tế Việt Nam có một số dấu hiệu khả quan nhưng vẫn đối diện với nhiều thách thức. Mặc dù tăng trưởng sáu tháng đầu năm lên mức 4,90% nhưng đây vẫn được cho là mức khá thấp so với chỉ tiêu tăng trưởng 5,50% cho cả năm. Các khu vực tăng trưởng mạnh nhất là dịch vụ, tăng 5,92%; công nghiệp và xây dựng, tăng 5,18% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù dịch vụ và công nghiệp, xây dựng có dấu hiệu lạc quan thì tình hình lại khá khó khăn đối với nông, lâm, thủy sản. tăng trưởng khu vực nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 2,07%, thấp hơn nhiều so với con số 2,88% của cùng kỳ năm 2012. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tiếp tục tăng. Trong năm tháng đầu năm, đã có 23.226 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, chứng tỏ khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn rất yếu. Con số này gần bằng một nửa số 52.000 doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân đã giải thể hoặc phá sản trong năm 2012. Việt Nam vẫn chưa thoát hẳn ra khỏi suy thoái kinh tế, với các hậu quả đình trệ, khủng hoảng tích lũy từ vài năm qua tiếp tục
4 3 9.5 8.4 6.6 12.6 19.9 6.52 11.75 18.13 6.81 0 5 10 15 20 25 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm % CPI
tác động đến nền kinh tế nói chung, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân nói riêng.