Chủ thể khai thác khoáng sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 45)

.

2.2.1.Chủ thể khai thác khoáng sản

2.2.1.1. Chủ thể

Trƣớc đây, chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực khai khoáng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nƣớc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Công nghiệp nặng (sau là Bộ Công nghiệp). Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp nƣớc ngoài chƣa tham gia vào hoạt động khai thác khoáng sản. Đến những năm gần đây, sự tập trung tƣ bản trong khối tƣ nhân đủ để thành lập những doanh nghiệp khai khoáng có quy mô. Hơn nữa, sau khi Việt Nam gia nhập WTO áp lực mở cửa thị trƣờng và đối xử bình đẳng đối với các doanh nghiệp khiến doanh nghiệp nƣớc ngoài có cơ hội tiếp cận với lĩnh vực khoáng sản. Chính vì vậy, ngoài các doanh nghiệp Nhà nƣớc, còn có các thành phần kinh tế khác tham gia khai thác khoáng sản nhƣ: Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh có vốn nƣớc ngoài, hộ gia đình kinh doanh khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng, khai thác tận thu khoáng sản…

Số lƣợng doanh nghiệp tham gia khai khoáng tăng từ 427 doanh nghiệp năm 2000 lên 1692 doanh nghiệp năm 2008, tăng bình quân 21,7%/năm. Song song với đó, vốn đầu tƣ cho các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản từ 9,6 nghìn tỷ năm 2000 lên đến 50,8 nghìn tỷ và sẽ còn tăng vào những năm tiếp theo. Tổng số dự án FDI đƣợc cấp phép trong lĩnh vực khai khoáng từ năm 1988 đến năm 2008 là 126 dự án với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký là 10.583,6 triệu USD [40].

Sự đa dạng về chủ thể tham gia khai thác khoáng sản đòi hỏi các quy định của Luật Khoáng sản cần phải đƣợc rà soát, điều chỉnh sao cho phù hợp

với điều kiện thực tế. Luật Khoáng sản năm 2010 ra đời, một phần nào giải quyết đƣợc những yêu cầu, đòi hỏi đó:

Tại điều 51 Luật Khoáng sản năm 2010 đã quy định cụ thể về chủ thể khai thác khoáng sản:

1. Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản bao gồm:

a) Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo Luật doanh nghiệp b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đƣợc thành lập theo Luật hợp tác xã

2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản đƣợc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng, khai thác tận thu khoáng sản [30].

Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định năm loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tƣ nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), Công ty cổ phần.

Mặc dù, Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tƣ nhân có rất nhiều điểm giống nhau. Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tƣ nhân đều là cá nhân, chỉ đƣợc làm chủ một Hộ kinh doanh hoặc một doanh nghiệp, không đƣợc tham gia thành lập doanh nghiệp khác, tự kê khai và đăng ký loại tài sản, giá trị các tài sản làm vốn kinh doanh, không phân định trách nhiệm hộ và chủ hộ cũng nhƣ doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp, họ phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, về quyền kinh doanh thì hộ kinh doanh cá thể bị hạn chế khá nhiều. Mỗi Hộ kinh doanh cá thể chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, phạm vi kinh doanh của nó chỉ giới hạn trong địa giới hành chính quận, huyện, nơi hộ kinh doanh đó đăng ký, không đƣợc mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nơi khác ngoài địa

điểm kinh doanh đã đăng ký. Chính vì vậy, tại khoản 2 điều 51 Luật khoáng sản năm 2010 có quy định hộ kinh doanh chỉ đƣợc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng, khai thác tận thu khoáng sản. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng bao gồm những khoáng sản nào đã đƣợc quy định rõ tại điều 64 Luật khoáng sản năm 2010. Còn khai thác tận thu khoáng sản đƣợc quy định là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ (Điều 67).

Theo Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH11 ngày 26/11/2003 quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động đối với hợp tác xã trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân thì Hợp tác xã đƣợc hiểu là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc (Điều 1). Hợp tác xã hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp, có tƣ cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

Khoáng sản vốn là tài sản của quốc gia, là một nguồn tài nguyên không tái tạo đƣợc. Chính vì vậy, điều 51 Luật Khoáng sản 2010 hạn chế doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Khi muốn khai thác khoáng sản, doanh nghiệp nƣớc ngoài buộc phải thành lập một pháp nhân tại Việt Nam. Nếu điều kiện để khai thác khoáng sản ở một số khu vực yêu cầu doanh nghiệp phải có ít nhất một số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoáng sản thì có thể loại hầu hết doanh nghiệp đƣợc thành lập từ nguồn vốn FDI. Tuy nhiên quy định này sẽ làm giảm tính cạnh tranh trong ngành, không thu hút đƣợc vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài. Theo Luật Khoáng sản năm 2010, chủ thể khai thác khoáng sản rất đa dạng. Luật quy định rõ ràng

quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này. Tuy nhiên, Luật Khoáng sản năm 2010 vẫn còn một số quy định bất cập về chủ thể. Hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã...khai thác khoáng sản cần phải kiểm soát.

2.2.1.2. Quyền của chủ thể khai thác khoáng sản

Theo khoản 1 điều 55 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định:

1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:

a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực đƣợc phép khai thác;

b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;

c) Đƣợc thăm dò nâng cấp trữ lƣợng khoáng sản trong phạm

vi diện tích, độ sâu đƣợc phép khai thác, nhƣng phải thông báo khối lƣợng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền cấp giấy phép trƣớc khi thực hiện;

d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;

đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;

e) Chuyển nhƣợng quyền khai thác khoáng sản;

g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền;

h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tƣ khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã đƣợc phê duyệt;

Doanh nghiệp tiếp cận thông tin về khoáng sản thông qua những cá nhân làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc mà biết đƣợc những thông tin này. Cá nhân này có thể là ngƣời trực tiếp điều tra, ngƣời tổ chức điều tra hoặc ngƣời lƣu trữ thông tin. Tất cả các thông tin về khoáng sản có đƣợc từ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản và các nguồn thông tin khác sẽ đƣợc lƣu trữ tại Trung tâm Thông tin lƣu trữ địa chất trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản. Trung tâm này có nhiệm vụ cung cấp thông tin về khoáng sản cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị có nhu cầu tra cứu. Những thông tin này là căn cứ cho việc quy hoạch từ phía các cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ hoạt động khai thác của các doanh nghiệp. Thông tin về khoáng sản có đặc thù riêng. Thông tin về khoáng sản thông thƣờng không phải là những thông tin thuộc bí mật nhà nƣớc, nhƣng lại cũng không phải là những thông tin thuộc bí mật nhà nƣớc, nhƣng lại cũng không phải là những thông tin đƣợc cung cấp một cách miễn phí. Việc thu tiền sử dụng những thông tin này đƣợc quy định tại Thông tƣ liên tịch số 186/2009/TTLT-BTC-BTN&MT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 28/9/2009. Đối với việc quản lý thông tin về khoáng sản, Luật Khoáng sản dành Điều 6 và Điều 7 để quy định về vấn đề này. Tuy nhiên việc quản lý thông tin về khoáng sản là một trong những vấn đề khó của pháp luật về khoáng sản. Bản thân pháp luật Việt Nam chƣa có quy định coi thông tin là tài sản để có chế độ sở hữu thông tin và quyền sử dụng thông tin. Tính sao chép không hạn chế thông tin khiến nó trở nên khó quản lý. Luật Khoáng sản năm 2010 đƣa ra nguyên tắc ngƣời sử dụng thông tin về khoáng sản phải chi phí cho việc thu thập thông tin đó. Tuy nhiên, hành vi nhƣ thế nào đƣợc coi là " sử dụng thông tin" lại chƣa đƣợc pháp luật quy định.

Doanh nghiệp có quyền thuê đất để phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản của mình. Nhƣng trên thực tế, các Doanh nghiệp thƣờng lợi dụng việc thuê đất để hoạt động khoáng sản rồi sử dụng đất đó vào những mục đích khác. Hoặc các Doanh nghiệp xin phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng

sản trên một khu vực rộng hơn nhu cầu, thời gian kéo dài hơn nhu cầu nhằm sử dụng diện tích đất đó vào mục đích khác. Thậm chí, một số doanh nghiệp xin phép sử dụng đất vào mục đích khác nhƣ trồng rừng, đào ao nuôi trồng thủy sản... Nhƣng thực chất sử dụng đất đó để khai thác khoáng sản. Điển hình nhƣ ở Quảng Ninh, ngƣời dân khai thác than không cần một loại giấy phép gì. Họ khai thác ngay trong đất nhà mình, bằng cách xây tƣờng bao kín. Họ xúc than lộ thiên hoặc từ đó đào hầm lò khai thác rộng ra xung quanh.

Ngoài ra, Luật Khoáng sản năm 2010 đƣa ra nguyên tắc ƣu tiên cấp quyền khai thác đối với đơn vị đã thăm dò (Điều 45). Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động khoáng sản cho thấy, công tác thăm dò thƣờng đòi hỏi trình độ, kỹ thuật và máy móc cao hơn việc khai thác. Vì vậy, hiện tƣợng các doanh nghiệp không thăm dò, hoặc thăm dò bỏ qua nhiều bƣớc, thực hiện không đầy đủ, lấy lệ rồi xin cấp phép khai thác là khá phổ biến. Hơn nữa, thăm dò là khâu nhằm xác định trữ lƣợng của mỏ khoáng sản từ đó làm căn cứ cho việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Nên các báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản có thể bị làm sai lệch nhằm đƣợc lợi trong khâu khai thác sau này. Công tác phê duyệt trữ lƣợng khoáng sản đƣợc giao cho Hội đồng đánh giá trữ lƣợng khoáng sản quốc gia và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bằng nhiều con đƣờng, doanh nghiệp có thể tác động để các cơ quan này dễ dàng đƣợc phê duyệt trữ lƣợng khoáng sản. Thêm vào đó, khối lƣợng công việc quá lớn và phức tạp, nên công tác thẩm định thƣờng chỉ là thẩm định hồ sơ, ít khi thẩm định trên thực tế. Chính vì vậy, mà báo cáo trữ lƣợng khoáng sản thấp hơn nhiều so với đánh giá tiềm năng của điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Thậm chí, Doanh nghiệp xin phép thăm dò khoáng sản, nhƣng trên thực tế là khai thác khoáng sản. Luật Khoáng sản năm 2010 cấm hành vi lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản (Điều 8) nhƣng quy định này đƣợc xem là rất khó thực thi trên thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.3. Nghĩa vụ của chủ thể khai thác khoáng sản

2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai

thác xác định trong dự án đầu tƣ khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;

c) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu

khai thác với cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trƣớc khi thực hiện;

d) Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn an lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trƣờng;

đ) Thu thập, lƣu trữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lƣợng khoáng sản và khai thác khoáng sản;

e) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng;

g) Bồi thƣờng thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

h) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học đƣợc Nhà nƣớc cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;

i) Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trƣờng và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;

Hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng lớn đồng nghĩa với trữ lƣợng khoáng sản của nƣớc ta ngày càng cạn kiệt và mức độ ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra càng thêm trầm trọng. Chính vì vậy, để quản lý có hiệu quả khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng, Nhà nƣớc đã quy định các nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân khi tiến hành khai thác khoáng sản phải tuân theo.

Về nghĩa vụ tài chính, các chủ thể khai thác khoáng sản phải nộp các loại thuế, phí, lệ phí nhƣ thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trƣờng...Thống kê cho thấy, hiện có khoảng 9 loại phí và lệ khác nhau, 6 loại thuế và một số nghĩa vụ bắt buộc, hoặc trách nhiệm xã hội đang đƣợc áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, tùy theo việc khai thác từng loại khoáng sản, công nghệ khai thác, chế biến.

Luật thuế tài nguyên mới đƣợc ban hành và có hiệu lực ngày 1/7/2010. Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của tổ chức, cá nhân. Theo điều 2 Luật Thuế tài nguyên, phần lớn đối tƣợng chịu thuế tài nguyên là tài nguyên khoáng sản nhƣ: Khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, dầu thô, khí khan, khí thiên nhiên, nƣớc nóng thiên nhiên và nƣớc khoáng. Biểu thuế suất trong Luật Thuế tài nguyên đã đƣợc thu hẹp lại biên độ bằng việc tăng mức sàn và hạ mức trần. Giá tính thuế tài nguyên đƣợc quy định rõ hơn trong Luật Thuế tài nguyên năm 2009 theo hƣớng " là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chƣa bao gồm thuế giá trị gia tăng " (Khoản 1 Điều 6) chứ không chung chung nhƣ quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 là "tại nơi khai thác". Đối với trƣờng hợp tài nguyên khai thác chƣa có giá bán thì Khoản 2 Điều 6 Luật Thuế tài nguyên đƣa ra nguyên tắc xác định giá bán cụ thể nhƣ sau: Giá bán thực tế trên thị trƣờng khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhƣng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 45)