Nguyên tắc sở hữu toàn dân về khoáng sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 28)

.

1.4.1.Nguyên tắc sở hữu toàn dân về khoáng sản

Sở hữu toàn dân là một trong các hình thức sở hữu đƣợc quy định trong Hiến pháp năm 1992 của Nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng nhƣ quy định tại Điều 172 của Bộ Luật Dân sự năm 2005. Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa do nhân dân lập nên, đại diện cho nhân dân thực hiện các quyền của chủ sở hữu. Vì vậy, thực chất của sở hữu toàn dân chính là sở hữu công cộng thuộc toàn thể nhân dân, do Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm đại diện. Nói cách khác, đó chính là Sở hữu nhà nƣớc. Điều 17 Hiến pháp năm 1992 đã xác định rõ "đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên, các xí nghiệp và công trình văn hóa, giáo dục, kỹ thuật phúc lợi chủ yếu đều thuộc sở hữu toàn dân". Hình thức sở hữu nhà nƣớc ở Việt Nam ra đời trên cơ sở quốc hữu hóa những tƣ liệu sản xuất chủ yếu của thực dân, tƣ bản lớn và địa chủ lớn. Nó đƣợc phát triển và nhân lên trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội chủ nghĩa.

Trong thực tế, chủ sở hữu về tài nguyên khoáng sản đã đƣợc ghi nhận và khẳng định trong nhiều văn bản pháp luật trƣớc đây nhƣ tại Điều 2 Sắc lệnh về mỏ năm 1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại

Điều 12 Hiến pháp năm 1960 và tại Điều 19 Hiến pháp năm 1980. Theo đó, quy định của pháp luật về khoáng sản đã thể chế hóa nội dung này tại Điều 2 Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản năm 1989 và gần đây nhất, sở hữu về tài nguyên khoáng sản đƣợc khẳng định lại tại Điều 1 Luật Khoáng sản đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2005. Luật Khoáng sản năm 2010 cũng xây dựng các quy phạm pháp luật trên nguyên tắc sở hữu toàn dân đối với tài nguyên khoáng sản để điều chỉnh các quan hệ về sở hữu trong khai thác khoáng sản, bảo vệ quyền sở hữu, nhằm phát triển kinh tế xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

Vấn đề sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nƣớc về tài nguyên khoáng sản đƣợc cụ thể hóa trong pháp luật về khoáng sản. Quyền sở hữu đối với tài sản của một chủ sở hữu hình thành khi hội đủ ba quyền năng là quyền chiếm dụng, quyền sử dụng và quyền định đoạt (Điều 164 Bộ Luật Dân sự năm 2005) và trên cơ sở đó chủ sở hữu sẽ thực hiện các quyền của họ đối với loại tài sản mà họ nắm giữ. Tài nguyên khoáng sản chính là một loại tài sản đặc biệt, và đƣợc xác định là tài sản quan trọng của quốc gia, hầu hết không tái tạo. Với tƣ cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân, Nhà nƣớc đã thể chế hóa các quyền năng của chủ hữu trong Luật Khoáng sản và các văn bản dƣới Luật, đƣợc thể hiện trong những điều, khoản quy định trong hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản.

Bằng quyền định đoạt của chủ sở hữu, Nhà nƣớc có quyền cho phép hay không cho phép một tổ chức, cá nhân sử dụng, chiếm dụng và Nhà nƣớc trao một phần quyền định đoạt tài sản (khoáng sản) của mình để tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động có liên quan (khảo sát, thăm dò, khai thác). Để quyền này đƣợc thực hiện trong thực tế, Nhà nƣớc (Chính phủ) đã giao và phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho các cơ quan trực thuộc cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng. Điều này đƣợc thể hiện tại Điều 82 của Luật Khoáng sản năm 2010 quy định cụ thể thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

và Ủy ban nhân dân tỉnh. Hình thức thể hiện quyền của chủ sở hữu về tài nguyên khoáng sản là Giấy phép hoạt động khoáng sản. Ngoài những quyền và nghĩa vụ đƣợc quy định trong Luật Khoáng sản, nội dung Giấy phép hoạt động khoáng sản còn quy định các điều khoản ràng buộc khác đối với tổ chức, cá nhân đƣợc phép khai thác khoáng sản. Quyền của chủ sở hữu còn thể hiện ở chế định liên quan đến quyền cho phép chuyển nhƣợng giấy phép (thăm dò, khai thác) khoáng sản. Nhà nƣớc không chỉ có quyền cấp giấy phép trong hoạt động khoáng sản mà còn có quyền thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân đƣợc phép hoạt động khoáng sản khi chủ giấy phép có hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản (Điều 46, Điều 58 và Điều 72 của Luật Khoáng sản năm 2010). Đây chính là quyền định đoạt đối với tài nguyên khoáng sản mà các tổ chức, cá nhân không thể có đƣợc khi không có đủ quyền năng của quyền sở hữu. Ngoài ra, với tƣ cách là chủ sở hữu về khoáng sản, Nhà nƣớc yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp thuế tài nguyên. Đây là một sắc thuế dành riêng cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

Khi một tổ chức, cá nhân đƣợc phép khai thác khoáng sản tại một mỏ, khu vực mỏ thì trên một góc độ nào đó họ cũng đƣợc thực hiện quyền sở hữu mang tính hạn chế, không đầy đủ đối với phần trữ lƣợng khoáng sản (tài sản), trong phạm vi khu vực khai thác ghi trong giấy phép. Đó là, chủ giấy phép đƣợc "quyền chiếm dụng" (đƣợc toàn quyền hoạt động khai thác trong diện tích khu vực khai thác), đƣợc "quyền sử dụng" (đƣợc quyền sử dụng khoáng sản có trong diện tích đƣợc phép khai thác với trữ lƣợng nhất định để kinh doanh) và đƣợc "quyền định đoạt một phần" (đƣợc quyền quyết định việc bán khoáng sản khi khai thác đƣợc cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào theo quy định của pháp luật). Đó chính là lý do vì sao Luật Khoáng sản năm 2010 không quy định về hoạt động chế biến khoáng sản.

Luật Khoáng sản xây dựng trên nguyên tắc sở hữu toàn dân, do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý là một điều hợp lý. Vì tài nguyên khoáng sản là loại tài sản đặc biệt, luôn gắn liền với đất đai, sông, hồ, thềm lục địa cũng nhƣ vùng biển. Đất đai, sông, suối, vùng biển thuộc về nhân dân Việt Nam, không thuộc sở hữu đối với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 28)