Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 36)

.

1.4.4.Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững

Phát triển bền vững là s ự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện ta ̣i mà không làm tổn ha ̣i đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio (Brazil), các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trƣờng cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại. Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã đƣợc khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là: phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng và phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ, cải thiện môi trƣờng, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trƣờng nhân tạo với môi trƣờng thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.

Hoạt động khoáng sản cần đƣợc điều chỉnh trên nguyên tắc phát triển bền vững vì: Thứ nhất, khoáng sản là tài nguyên không tái tạo và tiềm năng

khoáng sản của nƣớc ta là có hạn; Thứ hai, khai thác khoáng sản là một trong những ngành có tác hại lớn nhất tới môi trƣờng.

Thực chất của sự phát triển bền vững trong hoạt động khoáng sản chính là mối quan hệ giữa bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản với phát

triển khai thác và sử dụng khoáng sản. Bởi mục tiêu cuối cùng của hoạt động khoáng sản không dừng lại ở phát hiện và bảo quản tài nguyên khoáng sản mà phải đạt tới các sản phẩm khoáng sản đƣợc đƣa ra lƣu thông trên thị trƣờng và tạo hiệu quả kinh tế - xã hội. Đây là mối quan hệ đa chiều, phức tạp, chứa đựng nhiều yếu tố về điều kiện tự nhiên, công nghệ, kinh tế - xã hội, không chỉ ở phạm vi trong nƣớc mà cả quốc tế, không chỉ là vấn đề của hiện tại mà liên quan tới cả quá khứ và tƣơng lai. Về nguyên lý, cách tốt nhất để bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản là khai thác và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Tài nguyên khoáng sản có thể đƣợc bảo vệ và tiết kiệm trực tiếp bằng cách khống chế hợp lý quy mô và tốc độ khai thác, cũng nhƣ hạn chế tới mức tối thiểu thất thoát tài nguyên khoáng sản trong quá trình điều tra cơ bản địa chất, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản. Với tiến bộ khoa học và công nghệ nhƣ ngày nay, có thể đòi hỏi không đƣợc bỏ phí thứ gì trong khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn nhiều và là giải pháp cơ bản để bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản chính là phải sử dụng tài nguyên khoáng sản ở trạng thái vật chất, với quy mô và trong những điều kiện hợp lý sao cho có thể phát huy cao nhất giá trị của chúng. Đây là vấn đề không chỉ phụ thuộc vào bản thân tài nguyên khoáng sản, mà còn phụ thuộc vào trình độ khoa học, công nghệ và quản lý, trạng thái kinh tế - xã hội, phạm vi không gian và thời gian cũng nhƣ phụ thuộc vào sự điều tiết của quy luật thị trƣờng…

Trong hệ thống các quy định pháp lý về khoáng sản thì Luật Khoáng sản có vai trò cơ bản. Luật Khoáng sản là nền tảng pháp lý cho việc thực hiện các giải pháp cân đối giữa phát triển khai thác khoáng sản với tiềm năng khoáng sản, phù hợp với vị trí, giá trị và nhu cầu của chúng trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện các giải pháp bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản cũng nhƣ thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trƣờng. Có nghĩa Luật Khoáng sản có vai trò là nền tảng pháp lý bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong khai thác khoáng sản. Luật Khoáng sản năm 2010 đã đƣợc xây dựng trên nguyên tắc phát triển bền vững. Luật Khoáng sản năm 2010 coi biện pháp bảo

vệ môi trƣờng là một yếu tố cấu thành trong các chiến lƣợc, chính sách của hoạt động khoáng sản. Điều này đã đƣợc cụ thể hóa tại khoản 1 điều 3 Luật Khoáng sản năm 2010 "Nhà nƣớc có chiến lƣợc, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ". Bên cạnh đó, Luật Khoáng sản năm 2010 đã có sự đổi mới trong sự quản lý nhà nƣớc về khoáng sản nhằm tránh đƣợc tham nhũng và lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Luật Khoáng sản năm 2010 coi đánh giá tác động môi trƣờng là một điều kiện để đƣợc hoạt động khoáng sản. Tóm lại, các quy định trong Luật Khoáng sản năm 2010 đều nhằm vào sự phát triển bền vững.

Luật Thuế bảo vệ môi trƣờng (đƣợc Quốc hội ban hành cuối năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2012) quy định thu thuế bảo vệ môi trƣờng đối với một số đối tƣợng chịu thuế, trong đó có một loại khoáng sản duy nhất phải chịu thuế này là than đá, nhƣng lại là than đá thƣơng phẩm (hàng hóa), cụ thể là than nâu, than antraxít, than mỡ và than khác (Điều 3).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích đƣợc tích tụ tự nhiên hàng ngàn, hàng nghìn năm ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng, trên mặt đất. Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo đƣợc, là tài sản quan trọng của quốc gia. Giá trị to lớn của khoáng sản cũng nhƣ tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tất yếu dẫn tới Nhà nƣớc quản lý khoáng sản bằng pháp luật.

Pháp luật khoáng sản là một lĩnh vực pháp luật tƣơng đối mới không chỉ đối với hệ thống pháp luật Việt Nam mà còn cả đối với hệ thống pháp luật của nhiều nƣớc đang phát triển khác. Pháp luật khoáng sản có thể hiểu là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản trên cơ sở kết hợp các phƣơng pháp điều chỉnh khác nhau nhằm đạt hiệu quả trong cả việc bảo vệ và

sử dụng tài nguyên khoáng sản. Pháp luật khai thác, chế biến khoáng sản có những đặc điểm riêng: Pháp luật khoáng sản là sự giao thoa giữa pháp luật kinh tế và pháp luật môi trƣờng; Pháp luật khoáng sản là một lĩnh vực pháp luật mới; Pháp luật khoáng sản thể hiện rõ tính chất quản lý nhà nƣớc; Pháp luật khoáng sản có phạm vi điều chỉnh rất rộng. Và pháp luật khoáng sản cũng có những nguyên tắc của nó: Nguyên tắc sở hữu toàn dân về khoáng sản; Nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các chủ thể; Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa để bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khoáng sản; Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM

2.1. LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM

2.1.1. Giai đoạn trước năm 1986

Sắc lệnh số 09-SL ngày 22/01/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa về mỏ

Sắc lệnh ra đời nhằm để xác định quyền sở của Nhà nƣớc về khoáng sản và quản lý những hầm mỏ mà thực dân Pháp để lại. Sắc lệnh chỉ có vẻn vẹn 04 điều. Điều 1 khẳng định khoáng chất ở Việt Nam là của Nhà nƣớc. Điều 2 phân loại nguồn khoáng chất ra thành 02 loại:

a) Loại hầm gồm tất cả khoáng chất dùng để xây dựng và bón ruộng đất (trừ các thứ phosphates, nitrates và đất sét trắng xếp vào loại mỏ);

b) Loại mỏ gồm tất cả các khoáng chất khác [8].

Điều 3 và điều 4 quy định về thể lệ khai thác và thẩm quyền. Mặc dù, Sắc lệnh ra đời với tƣ cách một văn bản chính thức quy định về hoạt động khoáng sản. Nhƣng dƣờng nhƣ những quy định trong sắc lệnh còn quá sơ sài, không đáp ứng đƣợc mục đích quản lý hay kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản. Điều này dễ dàng đƣợc lý giải. Do hoàn cảnh nƣớc ta lúc đó chƣa thống nhất đất nƣớc. Những kiến thức về ngành địa chất còn chƣa có nhiều. Phải đến năm 1956 ngành địa chất ở nƣớc ta mới đƣợc thành lập với tên gọi Tổng cục địa chất. Khi đó, với sự giúp đỡ của Liên Xô và một số nƣớc xã hội chủ nghĩa khác, chúng ta mới thành lập đƣợc các tờ bản đồ địa chất phủ khắp đất nƣớc, mới điều tra, đánh giá đƣợc trữ lƣợng của nhiều vùng mỏ. Và Nghị quyết 36/CP ngày 11/03/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên dƣới lòng đất đã

đƣợc ban hành. Ngày 24/05/1971 Chỉ thị số 127/CP của Hội đồng Chính phủ về công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên ra đời.

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến 1996

- Pháp lệnh Tài nguyên khoáng sản 1989

Ngày 28 tháng 7 năm 1989, Hội đồng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành Pháp lệnh số 22 - LCT/HĐNN8 về Tài nguyên khoáng sản. Pháp lệnh gồm 36 điều quy định việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong các lĩnh vực điều tra địa chất, khai thác mỏ và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chƣa khai thác. Pháp lệnh đã đƣa ra những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về khoáng sản nhƣ khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý, nghiêm cấm tiến hành điều tra địa chất, khai thác tài nguyên khoáng sản hay sử dụng khu vực lòng đất có tài nguyên khoáng sản khi chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép, bảo vệ khoáng sản chƣa khai thác, chỉ đƣợc khai thác khi có kết quả điều tra địa chất và trữ lƣợng…Pháp lệnh cũng khẳng định: Nhà nƣớc khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nƣớc cũng nhƣ tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đầu tƣ vốn, kỹ thuật vào công tác điều tra địa chất, khai thác mỏ, chế biến nguyên liệu khoáng ở Việt Nam (Điều 3). Nhƣng các doanh nghiệp tƣ nhân và nƣớc ngoài chƣa đầu tƣ vào lĩnh vực này. Ở giai đoạn này, hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Các doanh nghiệp này chiếm toàn bộ đặc quyền. Chính vì vậy, các quy định của Pháp lệnh chƣa chi tiết, nhiều kẽ hở, việc áp dụng chỉ mang tính qua loa, đại khái. 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1996 đến nay

- Luật Khoáng sản 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản 2005

Ngày 1/3/1996, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TW về định hƣớng chiến lƣợc tài nguyên khoáng sản đến năm 2010. Liền sau đó, ngày 20/3/1996, Quốc hội thông qua Luật

Khoáng sản 1996. Luật này gồm 10 chƣơng, 66 điều quy định về việc quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản, hoạt động chế biến khoáng sản. Luật khoáng sản 1996 đã đề cập hầu nhƣ đầy đủ các vấn đề cần có sự quản lý của Nhà nƣớc về khoáng sản, đƣa nguyên tắc phát triển bền vững thành một nội dung quan trọng của Luật. Tuy đã đề cập, nhƣng việc giải quyết các vấn đề của Luật Khoáng sản 1996 vẫn còn chung chung, rất nhiều những chi tiết bị bỏ ngỏ. Tinh thần chung của Luật Khoáng sản 1996 vẫn là Nhà nƣớc quản lý tập trung hầu hết các vấn đề trong hoạt động khai thác khoáng sản, chƣa chuyển sang tinh thần sử dụng pháp luật nhƣ một công cụ để giải quyết tranh chấp và cân bằng giữa các nhóm lợi ích. Sau một thời gian thực thi, Luật khoáng sản 1996 đƣợc đánh giá là không còn phù hợp, không tạo điều kiện giúp hoạt động khai thác khoáng sản đóng góp một vai trò tƣơng xứng cho nền kinh tế quốc dân. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005. Luật này sửa đổi, bổ sung phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng, nguyên tắc hoạt động khoáng sản, quy hoạch khoáng sản, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản…Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản 2005 đã đƣa ra điểm thay đổi quan trọng nhất là mở rộng thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với những khu vực không nằm trong quy hoạch. Trong khi quy hoạch khoáng sản chƣa đƣợc hoàn thiện, quy định này khiến cho thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở nên quá lớn. Mặc dù năng lực, trình độ chuyên môn, tính minh bạch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chƣa đủ để quản lý lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp này.

Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản 2005 bằng việc ban hành một số nghị định nhƣ: Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996; Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000; Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 và Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009. Các nghị định

này không chỉ giúp cụ thể hóa các quy định của Luật Khoáng sản 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản 2005 mà đôi chỗ còn đƣa ra các quy định mới, kịp thời đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nƣớc về khoáng sản.

- Luật Khoáng sản năm 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản, công tác quản lý nhà nƣớc về khoáng sản đã đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đạt nhiều kết quả khả quan. Đã phát hiện và làm rõ tiềm năng của nhiều vùng có triển vọng khoáng sản. Trong đó có một số loại khoáng sản có tiềm năng quy mô tầm cỡ thế giới, đủ điều kiện để hình thành một số ngành khai thác, chế biến khoáng sản mũi nhọn. Tuy nhiên, thực thế thi hành Luật Khoáng sản thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, cụ thể là: Trong công tác điều tra địa chất về tài nguyên khoáng sản mới chỉ điều tra, đánh giá khoáng sản chủ yếu ở phần trên mặt hoặc độ sâu không đáng kể. Vốn và trang thiết bị để phục vụ cho công tác này còn thiếu thốn, nghèo nàn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Đối với hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân thì phần lớn ở quy mô nhỏ, trung bình. Tình trạng khai thác và xuất khẩu khoáng sản trái phép, nhất là đối với khoáng sản quý hiếm, khoáng sản kim loại chƣa đƣợc ngăn chặn triệt để. Hoạt động chuyển nhƣợng quyền khai thác đem lại nguồn thu đáng kể cho doanh nghiệp nhƣng Nhà nƣớc chƣa thu đƣợc khoản phí hoặc thuế nào. Hơn nữa, nhiều văn bản pháp luật về doanh nghiệp, bảo vệ môi trƣờng, đất đai…đã đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trong khi các quy định có liên quan đến pháp luật về khoáng sản vẫn chƣa đƣợc điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo tính đồng bộ. Năm 2007, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Theo đó, các quy định của Luật Khoáng sản cần phải rà soát, điều chỉnh để đảm bảo phù hợp với các cam kết của Việt Nam. Vì vậy, việc

ban hành Luật Khoáng sản để thay thế Luật Khoáng sản 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản 2005 là cần thiết.

Ngày 17/11/2010, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoáng sản (sửa đổi). Luật này đƣợc ban hành thay thế Luật Khoáng sản 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản 2005 và có hiệu lực kể từ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 36)