Pháp luật khoáng sản có phạm vi điều chỉnh rất rộng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 26)

.

1.3.4.Pháp luật khoáng sản có phạm vi điều chỉnh rất rộng

Luật này quy định việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chƣa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản, quản lý nhà nƣớc về khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc thù kinh tế và thềm lục địa của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [30]. Luật này không điều chỉnh khoáng sản là dầu khí và nƣớc thiên nhiên không phải là nƣớc khoáng, nƣớc nóng thiên nhiên. Vậy là, pháp luật khoáng sản điều chỉnh các hoạt động khoáng sản từ điều tra cơ bản, thăm dò khoáng sản đến việc khai thác khoáng sản, bảo vệ khoáng sản từ khi chƣa khai thác và quản lý tất cả khoáng sản của nƣớc ta. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật khoáng sản rất rộng. Trƣớc hết vì khoáng sản của nƣớc ta rất phong phú và đa dạng, phân bố khắp mọi miền tổ quốc. Thêm vào đó, hoạt động khoáng sản có nhiều chủ thể, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào.

Khoáng sản Việt Nam rất đa dạng, phân bố trải dài trên cả nƣớc, đã phát hiện đƣợc khoảng 5.000 điểm quặng, khảo sát thăm dò gần 60 loại khoáng sản điển hình là một số loại sau đây: Về khoáng sản kim loại, đầu tiên là phải kể đến quặng sắt và hợp kim sắt. Trên lãnh thổ Việt Nam đã ghi nhận đƣợc hơn 300 mỏ và điểm quặng sắt. Hay quặng kim loại cơ bản nhƣ quặng chì kẽm: đã phát hiện khoảng 500 khoáng sàng và điểm quặng (72 khoáng sàng đã đƣợc điều tra đánh giá) với trữ lƣợng 7,8 triệu tấn (trữ lƣợng dự báo là 21 triệu tấn)…Đối với kim loại nhẹ không thể không kể đến quặng bauxit. Quặng bauxit là nguồn nguyên liệu sản xuất nhôm và dùng trong các ngành công nghiệp khác ở Việt Nam. Các mỏ, điểm quặng bauxit phân bố rải rác ở nhiều tỉnh từ miền Bắc đến Nam Trung Bộ. Đến nay, đã có 40 mỏ bauxit đã đƣợc tìm kiếm, đánh giá và thăm dò nằm trên phạm vi 12 tỉnh. Về quặng kim loại quý nhƣ vàng, bạc…thì phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh thành. Khoáng sản

không kim loại nhƣ quặng photphorit ở Lào Cai, trữ lƣợng thăm dò khoảng 900 triệu tấn và dự báo đến 2,5 tỷ tấn, quặng barit đã phát hiện đƣợc khoảng 40 điểm quặng và mỏ. Theo các tài liệu thăm dò trong nƣớc, tiềm năng đá cacbonat của Việt Nam khá lớn khoảng 1.754.489 triệu tấn. Đá xây dựng ở Việt Nam phân bố khá rộng rãi trên phạm vi toàn quốc với trữ lƣợng không lớn nhƣng có chất lƣợng khá tốt. Về khoáng sản nhiên liệu, trƣớc tiên ta phải kể đến các loại than, điển hình nhƣ: Than anthracit chất lƣợng tốt, phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh và một vài nơi khác. Than mỡ có ở Sông Đà, Bắc Thái, Nghệ An. Than nâu tập trung chủ yếu ở Na Dƣơng, vùng trũng Hà Nội và nhiều nơi khác. Than bùn chủ yếu có ở đồng bằng Nam Bộ, rải rác ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Ngoài ra, ở nƣớc ta đã xác định đƣợc 24 phân vị chứa nƣớc chính, đƣợc sắp xếp vào 3 thành hệ chứa nƣớc lớn. Cả nƣớc có khoảng 400 điểm nƣớc khoáng, nƣớc nóng. Đã đăng ký 160 nguồn nƣớc nóng xuất lộ trên mặt đất. "Ở đồng bằng Bắc Bộ đã phát hiện nguồn nƣớc nóng lên tới 150-1700C ở độ sâu 3.000 - 4.000m" [1]. Tài nguyên khoáng sản của đất nƣớc ta rất phong phú, trên đây chỉ là một số loại khoáng sản chính ở Việt Nam. Khoáng sản của nƣớc ta có đặc điểm phân bố rộng khắp trên cả nƣớc, khắp các tỉnh thành nơi đâu cũng có khoáng sản. Nên phạm vi điều chỉnh của pháp luật khoáng sản rất rộng.

Hơn nữa, các chủ thể liên quan trực tiếp tới hoạt động khoáng sản hiện nay rất đa dạng. Nếu nhƣ trƣớc đây, trong thời kỳ bao cấp, hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu do các tổng công ty, công ty của Nhà nƣớc thực hiện tại các mỏ đã đƣợc tìm tiềm kiếm, thăm dò bằng nguồn vốn của Nhà nƣớc. Thì sau năm 1996, khi Luật Khoáng sản đƣợc ban hành, với chính sách khuyến khích đầu tƣ của Nhà nƣớc, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã đƣợc mở rộng ra với các thành phần kinh tế khác. Chủ thể tham gia vào hoạt động khoáng sản nay bao gồm: Các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền (Trung ƣơng và địa phƣơng); Các đơn vị chuyên ngành địa chất (Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên và thăm dò khoáng sản); Các chủ

đầu tƣ và chủ doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; Các tập thể và cá nhân những ngƣời lao động trực tiếp tham gia khai thác và chế biến khoáng sản; Cộng đồng xã hội địa phƣơng thuộc khu vực khai thác và chế biến khoáng sản; Các chủ thể quốc tế tham gia hoạt động khoáng sản tại Việt Nam; Chủ thể có chức năng trọng tài tranh chấp…Luật Khoáng sản cần phải nhận dạng đầy đủ các chủ thể pháp lý nêu trên, để quy định đầy quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động khoáng sản nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa và bảo đảm phát triển bền vững. Với những phân tích nêu trên, ta có thể khẳng định pháp luật khoáng sản có một phạm vi điều chỉnh rộng lớn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 26)