3. Yêu cầu
3.4.3. Giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động thực hiện các
đất
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ địa chính cơ sở. - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ chuyên môn khi người dân đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất, tránh gây phiền hà, khó khăn để người dân phải đi lại nhiều lần.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực đất đai. Phát hiện kịp thời những vi phạm và xử lý nghiêm túc cá nhân và tập thể vi phạm quy định.
- Đẩy nhanh tốc độ cấp GCNQSDĐ để người sử dụng đất dễ dàng thực hiện các QSDĐ.
3.4.4. Giải pháp về chính sách
- Công khai quy hoạch sử dụng đất; xác định rõ địa chỉ, vị trí ranh giới đất thuộc dự án đầu tư, người sử dụng đất không được sử dụng vào mục đích khác. Quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, hoạch định rõ các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất sẽ có các kế hoạch sử dụng đất hợp lý, yên tâm chuyển nhượng, cho thuê hay nhận chuyển nhượng, cho thuê QSDĐ để đầu tư phát triển sản xuất. Việc các phương án không chắc chắn được thực hiện đã gây ra những cản trở nhất định đến thị trường chuyển nhượng, cho thuê QSDĐ. Do đó, huyện cần xây dựng phương án quy hoạch dài hạn, có tính khả thi cao để người dân yên tâm sử dụng đất theo quy hoạch, kích thích “cầu” đất phát triển.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất còn chưa cụ thể dẫn đến việc hướng dẫn và thực hiện các thủ tục về quyền của người sử dụng đất còn hạn chế.
3.4.5. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính
- UBND huyện, UBND tỉnh cần tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐ được thuận tiện, nhanh chóng. Thủ tục hành chính đặt ra cho cơ quan nhà nước và người sử dụng đất khi người sử dụng đất thực hiện QSDĐ đúng quy định pháp luật và thực hiện một các thống nhất. Trong điều kiện kinh tế-xã hội ngày càng biến đổi không ngừng và đòi hỏi sự đáp ứng của bộ máy nhà nước ngày càng tiến bộ, phát triển. Do đó, nếu không cải cách thủ tục hành chính thì không thể đáp ứng và phù hợp với yêu cầu thực tế được. Nhất là tại huyện Hiệp Hòa, nhu cầu thực hiện các QSDĐ tăng rất cao, đặc biệt là chuyển nhượng QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục có biện pháp cải cách các thủ tục hành chính hơn nữa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
- Công tác quản lý Nhà Nước về đất đai ở huyện Hiệp Hoà từng bước đi vào nề nếp.
- Việc đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai đã có hiệu quả, người sử dụng đất đã thực hiện đăng ký biến động sử dụng đất và làm các thủ tục như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Việc thực hiện quyền sử dụng đất tại thị trấn Thắng, xã Đức Thắng và xã Đoan Bái trên đại bàn huyện Hiệp Hòa từ năm 2008 đến 2013: chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 1770 trường hợp, thừa kế quyền sử dụng đất là 619 trường hợp, tặng cho quyền sử dụng đất là 845 trường hợp.
- Từ kết quả nghiên cứu ở thị trấn Thắng, xã Đức Thắng và xã Đoan Bái về thực hiện quyền sử dụng đất cho thấy việc thực hiện các quyền sử dụng đất ngày càng tăng. Việc thực hiện các QSDĐ chủ yếu là các quyền: quyền chuyển nhượng; quyền thừa kế; quyền tặng cho, quyền thế chấp và quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt, chuyển nhượng QSDĐ được thực hiện nhiều nhất do giá trị của đất ngày càng tăng. Tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất ở các xã và thị trấn thì khác nhau. Ở thị trấn Thắng, xã Đức Thắng nơi có điều kiện phát triển kinh tế nhanh thì số lượng các trường hợp giao dịch về đất đai diễn ra sôi động hơn ở xã Đoan Bái mới phát triển là xã thuần nông. Trong giai đoạn 2008- 2013 tại xã Đức Thắng số trường hợp chuyển nhượng là 929 trường hợp, số trường hợp thừa kế là 363 trường hợp, số trường hợp tặng cho là 449 trường hợp. Tại thị trấn Thắng số trường hợp chuyển nhượng là 642 trường hợp, số trường hợp thừa kế là 189 trường hợp, số trường hợp tặng cho là 296 trường hợp. Đối với xã Đoan Bái số trường hợp chuyển nhượng là 199 trường hợp, số trường hợp thừa kế là 67 trường hợp, số trường hợp tặng cho là 100 trường hợp.
Thắng, xã Đức Thắng và xã Đoan Bái riêng cần thực hiện tốt 3 nhóm giải pháp đó là: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp tổ chức quản lý, nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy và tăng cường năng lực cán bộ địa chính cấp xã, cấp huyện. Huyện và Tỉnh cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐ được thuận tiện, nhanh chóng. Thủ tục hành chính đặt ra cho cơ quan Nhà nước và người sử dụng đất khi người sử dụng đất thực hiện QSDĐ đúng quy định pháp luật và thực hiện một cách thống nhất. Trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng biến đổi không ngừng và đòi hỏi sự đáp ứng của bộ máy Nhà nước ngày càng tiến bộ, phát triển. Do đó, nếu không cải cách thủ tục hành chính thì không thể đáp ứng và phù hợp với yêu cầu thực tế được.
2 Kiến nghị
Từ các kết quả nghiên cứu tôi có một số kiến nghị sau:
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách một cửa, một cửa liên thông tại huyện Hiệp Hòa.
- Cần có chính sách sử dụng đất hợp lý phù hợp để người sử dụng đất thực hiện tốt quyền của mình tại Văn phòng Đăng ký QSDĐ, khai báo biến động tại các cơ quan Nhà nước.
- Cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính, cơ chế chính sách ở địa phương.
- Cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hiệp Hòa.
- Nhà nước cần có nhũng biện pháp để người sử dụng đất khi thực hiên các quyền sử dụng đất phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để cho cán bộ ngành quản lý đất đai đi học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hoàng Huy Biều (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thái Lan", Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
2. Nguyễn Đình Bồng và các tác giả (2007), Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Tháng 12/2007, Trung tâm Điều tra Quy hoạch Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Bồng (2006), "Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay", Hội thảo khoa học Thị trường bất động sản: thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, tháng 3/2006, Hà Nội.
4. Đào Trung Chính (2007), “Một số vấn đề về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (5/2007), tr. 48 – 51, Hà Nội.
5.Trần Tú Cường và các cộng sự (2012) “Nghiên cứu cơ sở lý luận và qui định về QSH, QSDĐ đai của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam”. Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
6.Trần Thị Minh Hà (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Ôxtrâylia", Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Hợp tác Quốc tế và Khoa học Công nghệ, Hà Nội
7.Nguyễn Thị Thu Hồng (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thụy Điển", Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Hợp tác Quốc tế và Khoa học Công nghệ, Hà Nội. 8.Tôn Gia Huyên - Nguyễn Đình Bồng (2007) - Quản lý đất đai và thị trường
9.Nguyễn Thị Mai (2002), “Hướng hoàn thiện pháp luật về đất đai”, Hội thảo
Chính sách pháp luật đất đai và thị trường bất động sản, 11/2002, Hà Nội.
10. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang(2012), Số liệu thống kê đất đai năm 2012 và các số liệu khác liên quan đến quản lý và sử dụng đất các năm.
11. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (2012),
Báo cáo kết quả nhiệm vụ năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
12. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam năm 1980, 1992 (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật Đất đai 1987 (1992),
Tổng cục Quản lý ruộng đất, Hà Nội.
14. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật Đất đai 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2001 (2002), NXB Bản Đồ, Hà Nội
15. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật Đất đai 2003(2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2007), Bộ luật dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đinh Dũng Sỹ (2003), “Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất: thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10/2003), tr. 55 – 64, Hà Nội.
18. Lưu Quốc Thái (2006), “Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (8/2006), tr. 43 – 44, Hà Nội.
19. Lưu Quốc Thái (2007) - Quá trình “Thị trường hóa đất đai” ở Trung Quốc - một số đánh giá và bài học kinh nghiệm, Tạp chí Khoa học pháp luật số 2(29), Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng (2007), Giáo trình thị trường bất động sản, NXB Nông nghiệp, tr. 26 - 27; tr.33 - 34, Hà Nội.