Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang giai đoạn 2008 2012 (Trang 38)

3. Yêu cầu

2.4.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu

Tổng hợp tình hình chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ trên địa bàn nghiên cứu theo số liệu đã đăng ký làm thủ tục tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hoà và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hiệp Hoà.

Trên cơ sở điều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn là xã, thị trấn từng nội dung quyền sử dụng đất và từng năm để lập thành bảng.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý của huyện Hiệp Hòa

Hiệp Hoà, là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục Quốc lộ 37 (từ quốc lộ 1A đi tỉnh Thái Nguyên), cách thành phố Bắc Giang 30 km, cách thành phố Hà Nội 60 km. Nằm trong tọa độ địa lý: Từ 1050 52' 40" đến 1060 2'20" độ kinh đông, từ 210 13' 20" đến 210 26' 10" vĩ độ bắc.

Phía Bắc giáp huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang Phía Nam giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Vị trí địa lý huyện Hiệp Hoà khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang, có mạng lưới giao thông hợp lý (1 tuyến đường quốc lộ, có cầu Vát bắc qua sông cầu về thành phố Hà Nội lên tỉnh Thái Nguyên, 3 tuyến đường tỉnh lộ và có sông Cầu bao quanh phía Tây - Nam) tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế, văn hoá - xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Nguyên.

Trung tâm huyện Hiệp Hoà là thị trấn Thắng, đây là thị trấn có từ lâu đời và đó được quy hoạch lên đô thị loại IV vào năm 2015.

Với vị trí địa lý, mạng lưới giao thông khá thuận lợi. Đặc biệt từ khi khai thông cầu Vát sang khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài, nâng cấp Quốc lộ 37 đi tỉnh Thái Nguyên, huyện Hiệp Hoà lại càng có thêm vị thế để

phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn, đồng thời tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững.

3.1.1.2. Địa hình đất đai

* Tài nguyên đất

Bảng 3.1. Phân loại thổ nhưỡng của huyện Hiệp Hoà

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa được bồi (Pb) 720,51 3,54

2 Đất phù sa không được bồi (P) 3.261,65 16,07

3 Đất phù sa Gley (pg) 442,00 2,18 4 Đất phù sa úng nước (Pj) 1.812,17 8,94 5 Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) 6.907,21 34,01 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 5.188,54 25,52 7 Đất đỏ vàng trên phù sa cổ (Fs) 61,74 0,33 8 Đất khác 1.912,16 9,41

8.1 + Sông suối, mặt nước 8.2 + Núi đá

Tổng diện tích tự nhiên 20.305,98 100,00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, năm 2013)

Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy :

Nhóm đất phù sa được bồi (Pb) chiếm 3,54%, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình: mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá; loại đất này nằm ngoài đê trải khắp 14 xã ven sông Cầu. Tuy tưới tiêu không thuận lợi, nhưng đã tạo ra những sản phẩm mang hương vị ngọt ngào không phải vùng nào cũng có được như: Cải Tiếu, Cải Hà Châu, Mật mía Hoàng Vân và nương dâu xanh mướt tới ven sông trên cánh đồng Hợp Thịnh, Mai Đình và Quang Minh. Đây còn là thế mạnh cho sản xuất gạch ngói vừa có thanh lại sắc (màu da Vải), là thành phần nguyên liệu không thiếu được trong sản xuất vật liệu xây dựng theo quy mô công nghiệp hiện nay.

phần và tính chất đất tương tự như đất phù sa bồi đắp hàng năm tuy có nghèo dinh dưỡng hơn so với đất Pb; nó thuộc các cánh đồng ven đê, đã được thuần hóa lâu đời tưới, tiêu thuận lợi, đã và đang dẫn đầu những cánh đồng thu nhập cao, có nhiều cây rau màu vụ đông hàng hóa nổi tiếng như: Hành, Tỏi Hương Thịnh (Quang Minh), Đồng Công (Hương Lâm), Mai Hạ (Mai Đình), Dưa chuột xuất khẩu Hợp Thịnh và rau hành Hưng Đạo (Đông Lỗ)…

Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ (B) với cơ cấu 34,01%, trong các loại đất, có diện tích lớn nhất: 6907,21ha, chính vì điều ấy đã tạo danh cho Hiệp Hòa vùng đất bạc màu, rốn của dải đất bạc màu Bắc Giang – Vĩnh Phúc. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha nhẹ đến thịt nhẹ, dinh dưỡng từ rất nghèo đến nghèo, tập trung thành vùng ở các xã phía bắc và trung huyện. Từ đặc điểm của đất, người Hiệp Hòa đã tổng kết, tìm ra cây trồng hợp lý tạo nên thế mạnh cây màu hàng hóa nổi tiếng có thương hiệu và chỉ dẫn địa lý: Khoai lang, Lạc và Đỗ tương hè, với diện tích hàng ngàn ha mỗi loại.

Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) chiếm 25,52%, trên địa hình đồi thấp, nghèo dinh dưỡng loại đất này có địa hình cao nên hầu hết được chọn là khu đất dân cư, phần còn lại dùng trồng cây lâm nghiệp và trồng cây ăn quả.

Đây là các nhóm đất đặc trưng và nổi bật, cùng với Tài nguyên nước và con người đã tạo ra đặc điểm nhân văn cùng với lịch sử phát triển của con người Hiệp Hòa .

Với thành phần như trên, Hiệp Hoà có thể vừa phát triển cây lương thực, vừa phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như lạc, đậu tương..., phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các loại cây ăn quả trên các vùng vườn đồi. Tuy nhiên hạn chế ở đây là:

Diện tích đất tự nhiên là 20305,98 ha bằng 5,57% diện tích đất toàn tỉnh. Đặc trưng đồi thấp xen kẽ đồng bằng theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

- Địa hình dốc, quá trình rửa trôi làm đất bạc mầu nhanh, độ phì thấp nên đã hạn chế năng suất cây trồng. Cần có biện pháp cải tạo để nâng cao độ phì của đất.

* Tài nguyên nước

Bảng 3.2. Các sông, ngòi, ao hồ chính của huyện Hiệp Hòa

STT Tên sông, ngòi và ao hồ đầm

Chiều dài qua Hiệp Hòa (km)

Diện tích lưu vực sông (km2)

1 Sông Cầu 50 8.000

2 Ngòi Yên Ninh 1 16 40,27

3 Ngòi Yên Ninh 2 17,1 42,00

4 Ngòi Ngọ Khổng 8,6 20,88

5 Ngòi Đại La 9,3 27,5

6 Ngòi Cầu Hang 7,6 13,18

7 Ao, hồ, đầm nuôi

trồng thủy sản 5,04

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Hiệp Hoà, năm 2013)

Hệ thống sông, ngòi gồm: Sông Cầu và 5 ngòi chính trên địa bàn, là nơi lưu trữ, tiêu thoát và cung cấp chủ yếu nước cho các nhu cầu trên địa bàn. Sông cầu chảy qua địa bàn huyện với chiều dài 50km, chiếm 50% độ dài sông chảy qua địa bàn tỉnh (sông Cầu bắt đầu từ tỉnh Bắc Kạn có chiều dài 310km, diện tích lưu vực khoảng 8.000km2). Lòng sông rộng 70-150m, độ sâu trung bình mùa cạn 5-7m độ dốc lòng sông 0,01%. Với tốc độ dòng chảy bình quân 153m3/s, tổng lượn nước 4,2km3. Cùng với sông Cầu trên địa nào có 5 ngòi vừa là dòng tiêu, còn là hệ thống dự trữ nước, tạo thủy cho sông Cầu; ngoài ra có trên 500ha đất ao, hồ, đầm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và dự trữ nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh.

Nước ngầm: qua các kết quả thăm dò khảo sát bước đầu, nước ngầm chỉ yếu tập trungg vùng ven sông phía tây nam huyện; các khu vực khác nước ngầm không nhiều chỉ có các điểm nún sụt, gãy gấp các vỉa đá. Nước nhầm thường có chất lượng tốt ở độ sâu trung bình 20-45m, trữ lượng chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu nước sinh hoạt và tưới tiêu nhỏ. Một số vùng như Bắc Lý,

Minh Châu nước ngầm có hàm lượng kim loại nặng cao đặc biệt hàm lượng sắt (Fe) vượt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng ngước ngầm : QCVN 09:2008/BTNMT

Qua khảo sát thực tế cho thấy, nguồn nước phục vụ cho tưới vườn đồi và hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Hiện tại huyện có nhà máy nước sạch nhưng công suất nhỏ chỉ đủ phục vụ cho nhân dân Thị trấn Thắng nên nguồn nước sinh hoạt của nhân dân nói chung, chủ yếu lấy từ nước giếng đào, không đảm bảo vệ sinh. Nước sông Cầu đang có xu hướng bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở khu vực tỉnh Thái Nguyên, chắc chắn là sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sông của khu vực huyện Hiệp Hoà. Vấn đề nước sạch cho huyện Hiệp Hoà là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.3. Khí hậu - thủy văn

Bảng 3.3. Thời tiết khí hậu huyện Hiệp Hoà trung bình từ năm 2008 - 2013

Nhiệt độ (0C) Tháng

Tối cao Tối thấp Trung bình Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Số giờ nắng (giờ/tháng) 1 20,7 14,8 17,8 80,2 27,96 54,30 62,94 2 21,6 16,3 19,0 84,8 28,02 46,71 38,46 3 23,2 18,5 20,9 87,1 56,69 48,90 34,06 4 28,1 22,0 25,1 86,8 75,66 55,17 88,85 5 31,2 23,9 27,6 85,7 182,18 74,93 149,68 6 32,9 25,9 29,4 84,7 280,41 76,15 151,85 7 32,8 26,2 29,5 86,5 268,99 69,51 160,55 8 32,5 25,5 29,0 86,6 279,43 54,14 151,55 9 31,8 24,2 28,0 83,5 145,59 68,14 175,31 10 30,2 21,8 26,0 82,0 93,71 74,34 143,66 11 26,9 18,5 22,7 78,6 37,50 760,00 145,98 12 22,5 15,2 18,9 79,5 33,06 719,00 104,47 TB 27,9 21,1 24,5 83,8 1509,2 770,19 1407,36

Khí hậu huyện Hiệp Hoà ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Hướng gió chủ yếu là hướng Đông - Nam với tốc độ gió trung bình là 3-5m/s. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển.

- Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 (29,50C), trung bình 24 - 250C; thấp nhất vào tháng 12 -1 (14-15oC).

- Tổng giờ nắng trong năm là 1.407 giờ, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 (160,55 giờ), tháng 3 có số giờ nắng ít nhất (34 giờ).

- Mưa: Lượng mưa bình quân năm 1.509 mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - tháng 9, trung bình tháng đạt 145 - 280mm, lớn nhất vào tháng 6 đạt 280 mm. Từ tháng 11 đến tháng 12 ít mưa, trung bình đạt 28 - 93 mm/tháng.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình là 83,8%. Mùa đông vào những ngày hanh heo độ ẩm xuống 78-79% (thường xẩy ra vào tháng 11,12). Cuối đông sang xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 87% và có thời điểm đạt bão hoà, ẩm ướt (thường xảy ra vào tháng 2 - 3).

- Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 770 mm, chỉ số ẩm ướt K (lượng mưa/lượng bốc hơi) trung bình năm 1,8. Từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm chỉ số K < 1,thường xảy ra hạn hán, vì vậy cần có kế hoạch chống hạn cho cây trồng.

- Gió bão: Tốc độ gió trung bình 2 - 3 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất 6-7 m/s hướng gió chủ yếu là hướng Đông bắc vào mùa đông và hướng Đông nam vào mùa hè. Hàng năm gần như không chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.

Nhìn chung, khí hậu thủy văn vùng huyện Hiệp Hoà thuận lợi cho phát triển sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang giai đoạn 2008 2012 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)