Chính sách quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niên yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28)

Hàng tồn kho là tài sản lưu động cũng không kém phần quan trọng vì đây là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, sản phẩm dỡ dang hoặc thành phẩm đang chờ bán và đang vận chuyển đi. Hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề và không phải tồn kho thấp là tốt hay cao là xấu. Vấn đề ở chỗ mức tồn kho như thế nào là hợp lý, vừa giảm được chi phívừa đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó rất khó để xác định mức tồn kho bao nhiêu là vừa vì tùy đặc điểm ngành nghề, tùy chiến lược kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có mức tồn kho riêng

Sơ Đồ 2.1: Trình bày tóm tắt hậu quả của việc tồn kho hàng hóa quá ít hoặc

quá nhiều

Nguồn: http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=3020

Quá ít Quá nhiều

DỮ TRỮ

Thiếu nguyên

liệu Hàng thừa Thiếu hàng bán Nguyên liệu thừa Ngừng sản xuất Đọng vốn Mất khách hàng Chi phí dự trữ tăng GIẢM LỢI NHUẬN

Việc lưu trữ hàng tồn kho sẽ làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp như chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng tồn kho hay chi phí hao hụt,cải tiến sản phẩm lỗi thời … Tồn kho lớn cũng khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian mới xử lý hết hàng tồn kho. Vì thế nhiều doanh nghiệp đã lơ là việc đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu hay sản xuất thành phẩm. Kết quả là khi các đơn vị tăng hàng trở lại, các công ty phải chật vật tìm kiếm nguồn hàng cung ứng. Họ sẵn sàng trả giá cao nhưng vẫn không tìm đủ nguồn hàng nên chấp nhận chỉ sản xuất một phần công suất và để cơ hội bị mất đi

Tiền bị ứ động trong hàng tồn kho:không sinh lãi trong khi các chi phí tích trữ tăng, bảo hiểm phải thanh toánvàchưa kể rủi ro hàng hóa bị hư hỏng hoặc lỗi thời. Do đó, các nhà quản lý sản xuất cần phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí cho việc trữ hàng tồn kho.

Nhìn chung các trường hợp tăng giảm các khoản phải thu, phải trả, tiền mặt, tồn kho kho đều có tác động tương ứng đến hiệu quả tài chính của công ty. Có rất nhiều lý do giải thích tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động, cụ thể:

Đối với công ty sản xuất tài sản lưu động chiếm hơn một nửa tổng tài sản của nó. Đối với công ty thương mại, tài sản lưu động chiếm nhiều hơn. Việc đầu tư tài sản lưu động quá mức dẫn đến kết quả lợi nhuận từ đầu tư kém hiệu quả. Tuy nhiên, việc đầu tư tài sản lưu động quá nhiều có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của công ty. Trong khi đầu tư tài sản lưu động ở mức thấp nhất làm giảm thanh khoản và tồn kho, dẫn đến khó khăn trong việc duy trì hoạt động thông suốt. Shin và các cộng sự (1998) cho rằng hiệu quả của vốn lưu động đóng vai trò quan trọng của chiến lược tổng thể doanh nghiệp để tạo ra giá trị cổ đông. Vốn lưu động được coi là kết quả của khoảng thời gian giữa chi tiêu cho việc mua nguyên vật liệu và thu về các doanh thu bán hàng hóa. Vốn lưu động có tác động đáng kể cho cả thanh khoản và lợi nhuận của công ty. Việc quản trị chính sách vốn lưu động có đã trở thành một

trong những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức, nhiều nhà quản lý tài chính đã gặp khó khăn để xác định công cụ điều khiển quan trọng của vốn lưu động và mức tối ưu của vốn lưu động. Kết quả là, các công ty có thể giảm thiểu tủi ro và cải thiện hiệu suất tổng thể của họ nếu nhà quản trị có thể hiểu được vai trò và yếu tố quyết định vốn lưu động. Một công ty có thể chọn một chính sách quản trị vốn lưu động thấp là tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản, hoặc nó cũng có thể được sử dụng cho các quyết định tài chính của công ty ở mức độ cao của nợ ngắn hạn là tỷ lệ phần trăm của tổng nợ phải trả theo Afza và Nair (2009). Giữa một sự cân bằng tối ưu giữa mỗi thành phần vốn lưu động là mục tiêu chính của việc quản trị chính sách vốn lưu động. Kinh doanh thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tài chính để quản trị vốn lưu động hiệu quả các khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản phải trả. Lamberson (1995) thì chỉ ra rằng hầu hết thời gian và nổ lực quản lý chính sách tài chính được sử dụng trong việc xác định mức độ chưa tối ưu. Một mức độ tối ưu của vốn lưu động là sự cân bằng rủi ro và hiệu quả. Nó yêu cầu giám sát liên tục để duy trì mức tối ưu của các thành phần khác nhau của vốn lưu động, chẳng hạn như các khoản phải thu tiền mặt, hàng tồn kho,và các khoản phải nộp. Một biện pháp khá phổ biến của quản lý vốn lưu động là chuyển đổi chu kỳ tiền mặt là tổng của ngày bán hàng (hay còn gọi là kỳ thu tiền bình quân) và kỳ luân chuyển hàng tồn kho ít hơn các khoản phải trả, phải nộp. Khoảng thời gian càng lâu, mức đầu tư cho vốn lưu động càng lớn một chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài có thể làm tăng lợi nhuận bởi vì nó dẫn đến doanh số bán hàng cao. Tuy nhiên lợi nhuận của công ty cũng có thể giảm với việc chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, nếu chi phí đầu tư vốn lưu động cao hơn và tăng nhanh hơn so với những lợi ích của giữ hàng tồn kho và trợ cấp hàng tồn kho và tín dụng thương mại cho khách hàng nhiều hơn.

Cuối cùng chính sách quản trị vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, nó có thể tác động đến sự thành công hay thất bại của công ty

trong kinh doanh vì chính sách vốn lưu động ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của công ty.

Vì thế để đánh giá hiệu quả và tiềm lực tài chính của công ty, chúng ta cần xem xét từng thành phần của vốn lưu động có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính như thế nào để từ đó có cách xử lý thích hợp nhằm duy trì các thành phần vốn lưu động ở mức thỏa đáng có nghĩa là vốn lưu động không nên nhiều cũng không nên ít nhưng phải vừa đủ.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niên yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28)