Bài nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm và phân tích tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài các công ty ngành thực phẩm, đồng thời thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các biến độc lập, biến kiểm soát và các thành phần của nó đến hiệu quả hoạt động (ROA) của 30 công ty ngành thực phẩm được niêm yết trên sàn giao thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác giả cho thấy có sự tác động đồng, thời gian tồn kho bình quân (INV) và tỷ lệ thanh toán hiện hành, và có sự tác động nghịch biến của các biến tỷ lệ nợ phải thu trên doanh thu, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu. Đối với các công ty thực phẩm tín dụng thương mại đóng vai trò quan trọng vì đặc điểm bán trả chậm của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này. Đồng thời tín dụng thương mại cũng là một phương tiện để thu hút khách hàng mới. Nhiều công ty đã thay đổi các điều khoản tín dụng chuẩn của họ để lôi kéo các khách hàng mới và để giành được các đơn đặt lớn. Việc mở rộng tín dụng có thể kích thích doanh thu tăng lên bởi vì nó cho khách hàng một thời gian để kiểm tra lại số lượng cũng như chất lượng sản phẩm trước khi thanh toán. Tín dụng thương mại cũng là một cách giảm giá hữu hiệu, giúp công ty duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Tuy nhiên, điều đó có thể làm ch o bộ phận tài chính của công ty phải đối mặt với các vấn đề thanh khoản và dòng tiền.
Bên cạnh quản trị tín dụng, quản trị hàng tồn kho cũng là một vấn đề không kém phần quan trọng. Việc duy trì mức tồn kho cao hay ít sẽ giúp doanh nghiệp tránh được dự gián đoạn trong quá trình sản xuất và thua lỗ trong kinh doanh do
khan hiếm hàng hóa, giảm được chi phí cung ứng và hạn chế sự biến động về giá cả. Mặc dù vậy, một công ty có lượng hàng tồn kho lớn và chính sách tín dụng thiếu chặt chẽ có thể gánh chịu sự sụt giảm về hiệu quả tài chính. Do đó, đầu tư nhiều vào hàng tồn kho sẽ giúp công ty giảm thiểu rủi ro nhưng đồng thời cũng làm giảm hiệu quả tài chính.