Nêu nhận xét của tác giả về nghiên cứu trước:

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niên yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38)

- Mô hình: Nhìn chung mô hình nghiên cứu đã nêu trên như dùng tỷ lợi nhuận trên tài sản để đo lường tác động chính sách vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, mô hình của các trên có sự kết hợp phân tích tình hình biến động thị trường hay lợi nhuận trên vốn đầu tư và hiệu quả hoạt động kinh doanh để phân tích.

- Phạm vi nghiên cứu: các nghiên cứu trên nghiên một số ngành cụ thể, như xi măng, dệt, dược phẩm, và nghiên cứu các công ty lĩnh vực công nghiệp

- Nhận định: các nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề cụ thể hay thuộc lĩnh vực chung chưa nghiên cứu cụ thể doanh nghiệp thuộc ngành thực phẩm

2.4 Lựa chọn mô hình của tác giả

Trong điều kiện kinh tế hiện nay việc quản lý vốn lưu động là vấn đề rất quan trọng trong việc ra quyết định tài chính vì nó là một phần đầu tư tài sản và nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản và lợi nhuận của doanh nghiệp. Có nhiều nghiên cứu về tác động của vốn lưu động đến hiệu tài chính hay tỷ suất sinh lời được đăng ở các tạp chí, nghiên cứu trong và ngoài nước. Do dó thực hiện nghiên cứu này tác giả đã phát triển dựa trên mô hình của Võ Xuân Vinh (2013), “Quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi –thực tiễn các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh”

Từ các mô hình đã nghiên cứu ở trên tác giả dựa vào mô hình của Võ Xuân Vinh (2013)là để phát triển thêmhướng nghiên cứu trong ngành thực phẩm. Kỳ thu tiền(AR), kỳ thanh toán (AP), chu kỳ chuyển đổi tiền (CCC), kỳ tồn kho (INV), tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR), tỷ lệ nợ (DR), quy mô doanh nghiệp (LOS) tác giả phát triển quản vốn lưu động tỷ trọng doanh thu –nợ phải thu(CTO), tỷ trọng doanh thu nợ phải trả (DTO), tỷ lệ hàng tồn kho kho (ITO), tỷ lệ hiện hành (ITO), tác giả phát triển thêm biến độc lập thời gian quản vốn lưu động

2.5 Mô hình nghiên cứu

Mô hìnhđể đo lường tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính ngành thực phẩm như sau:

ROA = βο + β1AR+β2INV+ β3AR + β4CCC + β5CTO + β6DTO + β7ITO + β8CR + ε

+ Biến phụ thuộc:

ROA: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản được xem là biến phụ thuộc + Biến độc lập:

 AR: Thời gian thu tiền  INV: Thời gian tồn kho  AP: Thời gian trả tiền

 CCC: Chu kỳ luân chuyển tiền  DTO: Tỷ lệdoanh thu nợ phải trả,  CTO: Tỷ lệ doanh thu nợ phải thu,  ITO: Tỷ lệ doanh thu hàng tồn kho  CR: Tỷ lệthanh toán hiện hành.

+ βο: Hệ số chặn

+ β1, β2, β3, β4: là các tham số chưa biết của mô hình + ε: Sai số của mô hình

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niên yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38)