Chính sách quản trị tiền mặt

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niên yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25)

Việc quản trị tiền mặt là quá trình quản lý lượng tiền mặt tại quỹ và tiển mặt trong tài khoản thanh toán của ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tình hình chi tiêu tiền mặt, xác định nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, từng bước khắc phục tình trạng thừa thiếu lượng tiền trong ngắn hạn và dài hạn.

Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, các doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền mặt dự trữ. Nếu dự trữ quá nhiều so với nhu cầu thực tế sẽ làm vốn tiền mặt bị ứ đọng. Mặc khác, lạm phát ngày càng tăng sẽ làm giảm sút nhanh chóng sức mua của dòng tiền. Ngược lại, nếu dự trữ quá ít sẽ làm giảm khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Ở trạng thái cân bằng, tất cả các tài sản có cùng mức độ rủi ro sẽ tạo ra cùng một lợi nhuận biên mong đợi. Lợi ích của việc nắm giữ trái phiếu kho bạc là lãi suất còn lợi ích của việc nắm giữ tiền mặt là tính thanh khoản trong thanh toán. Ở trạng thái cân bằng, giá trị biên của khả năng thanh khoản này bằng với giá trị biên của lại suất trên trái phiếu kho bạc. Tuy nhiên, giá trị của khả năng thanh khoản giảm xuống khi lượng tiền mặt được nắm giữ tăng lên. Do đó, một giám đốc tài chính sẽ quyết định nắm giữ một lượng tiền mặt mà ở đó giá trị biên của khả năng thanh khoản bằng với giá trị biên của lãi suất trái phiếu.

Khi lựa chọn tiền mặt và trái phiếu ngắn hạn, nhiệm vụ của giám đốc tài chính cũng giống như của giám đốc sản xuất. Nếu tiền mặt được đầu tư vào chứng khoán, nó sẽ tạo ra lợi nhuận. Mặt khác, công ty không thể sử dụng những chứng khoán này để thanh toán hóa đơn. Nếu bán chúng để lấy tiền trả nợ, công ty phải gánh chịu các chi phí giao dịch cao. Giám đốc tài chính phải cân đối giữa chi phí nắm giữ tiền mặt (lãi suất bị mất đi) và lợi ích (chi phí giao dich tiết kiệm được). Đối với những công ty nhỏ, sự cân đối này có thể rất quan trọng nhưng với công ty lớn, chi phí giao dịch của việc mua và bán chứng khoán lại không đáng kể so với chi phí cơ hội của việc nắm giữ một lượng tiền nhàn rỗi.

Tiền mặt cần cho công việc kinh doanh, nhu cầu này liên quan đến các hoạt động thu chi tiền thông thường của công ty. Công ty chi tiền để, trả lương, thanh toán các khoản nợ, nộp thuế và trả cổ tức. Tiền được thu từ việc bán hàng, các tài sản và từ tài trợ mới. Dòng tiền ra và vào thường không xảy ra đồng thời. Nếu duy trì một số dư tiền quá ít, công ty có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt. Khi đó, công ty phải bán chứng khoán hoặc đi vay và phải chịu chi phí giao dịch.

Các công ty lớn giữ một lượng tiền mặt đáng kể vì tiền mặt được giữ trong những tài khoản không lãi suất như một khoản bù đắp cho các dịch vụ mà ngân

hàng cung cấp. Một số dư yêu cầu tối thiểu ở các ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng có thể làm giảm số tiền mặt nắm giữ của công ty.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niên yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)