Khái quát chung về hợp đồng thương mại lô hàng vải Polyester nhập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển theo phương thức nguyên container FCLFCL tại công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu gia vũ (Trang 40)

khẩu

Ngày 01/03/2015, hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu được thực hiện bởi bên bán là công ty Zhejiang Yushi Textile, bên mua là công ty Tam Tân về mặt hàng vải Polyester (Vải tồn kho), khổ 57/61’’, hàng mới 100%. Với điều kiện giao hàng CNF và giao 1 lần. Tổng giá trị lô hàng là 14440,24 USD.

2.2.3 Phân tích chi tiết quy trình

Toàn bộ chứng từ về quy trình nhập khẩu vải Polyester cho công ty Tam Tân được thể hiện ở phần phụ lục của bài báo cáo.

Bước 1: Công ty Tam Tân liên hệ công ty Gia Vũ để ký kết hợp đồng

Nhân viên kinh doanh tiếp nhận nhu cầu nhập khẩu của đại lý hoặc khách hàng (Công ty Tam Tân). Sau đó công ty Gia Vũ tiến hành xem xét và báo giá, hai bên thỏa thuận.

Ưu điểm: Bước đầu tiên tìm kiếm khách hàng là quan trọng, nó có thể ảnh hường lớn đến công ty cũng như lợi nhuận của công ty. Công ty đã có lượng khách hàng khá lớn và ổn định. Tạo được uy tín và sự hài lòng của khách hàng.

Nhược điểm: Công ty đã không có bản hợp đồng cụ thể với khách hàng. Chỉ qua mail, thậm chí là qua điện thoại (do là những khách hàng quen thuộc). Sẽ rất khó giải quyết khi có bất đồng xảy ra.

Bước 2: Liên hệ nhận hồ sơ từ Công ty Tam Tân

Sau khi hoàn tất việc giao hàng và bộ chứng từ cần thiết cho hãng tàu thì người bán Công ty Zhejang Yushi Textile sẽ gửi chứng từ sang cho Công ty Gia Vũ thông qua hệ thống email bao gồm các nội dung được đính kèm file: B/L, C/I, P/L, thông tin về con tàu và ngày dự kiến tàu đến, các nội dung yêu cầu Công ty Gia Vũ kiểm tra và xác nhận.

Sau khi có đầy đủ bộ chứng từ, Công ty Gia Vũ chờ nhận Giấy báo hàng đến (Arrival Notice) từ hãng tàu Maersk Line Việt Nam.

Nhân viên bộ phận chứng từ sẽ liên hệ với Công ty Tam Tân và yêu cầu Tam Tân gửi bộ hồ sơ và Giấy báo hàng đến. Sau đó nhân viên bộ phận chứng từ photo các chứng từ này ra nhiều bản, nhằm phục vụ cho công việc lúc cần thiết, tùy theo tính chất công việc mà các bản sao y đó có lúc không cần phải chứng nhận sao y, có lúc cần phải đem cho người nhận hàng chứng nhận sao y. Khi chứng nhận sao y, Công ty Tam Tân sẽ ký tên, đóng dấu tên và chức vụ người chứng nhận sao y bản chính và dấu “sao y bản chính” cùng với con dấu của doanh nghiệp – ở đây là Công ty Tam Tân.

Các chứng từ cần thiết đề nhập khẩu hàng hóa gồm:

- Hợp đồng thương mại (Contract) số: F-MS02, ngày 01/03/2015

- Hóa đơn thương mại (Comercial Invoice) số: F-MS02 ngày 19/04/2015 - Phiếu đóng gói (Packing List) số F-MS02 ngày 19/04/2015

- Vận đơn đường biển (Bill of Lading) số 591679858 ngày 23/04/2015 - Giấy giới thiệu doanh nghiệp

Lưu ý: các giấy tờ trên nếu là bản sao thì phải được người đứng đầu tổ chức kinh doanh ủy quyền xác nhận, ký tên và đóng dấu. Người xác nhận ký tên, đóng dấu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này.

Kiểm tra chứng từ:

Kiểm tra toàn bộ chứng từ nhận được từ Tam Tân:  Hợp đồng ngoại thương:

Người bán: Công ty TNHH Zhejiang Yushi Textile

Địa chỉ: 20# Khu công nghiệp Xucun, Hainingzhejiang Chian

Người mua: Công ty TNHH MTV Thiết bị công nghiệp Tam Tân Đại chỉ: 119B/27 Tân Hòa Đông, Phường 14, Quận 6, TP Hồ Chí Minh.

Điều khoản 1 – Tên hàng:

 Vải Polyester (Vải tồn kho), khổ 57/61’’, hàng mới 100%  Số lượng: 18.050,3 mét

 Đơn giá: 0,8 USD – Tổng giá lô hàng: 14440,24 USD giá CNF cảng TP Hồ Chí Minh

Điều khoản 2:

 Nguồn gốc: Trung Quốc  Chất lượng: Mới 100%

Điều khoản 3: Giao hàng

 Giao từng phần và chuyển tải là không cho phép  Cảng xếp hàng là bất kỳ cảng ở Trung Quốc  Cảng dỡ hàng là cảng ở Hồ Chí Minh, Việt Nam

 Ngày chậm nhất đến cảng ở Hồ Chí Minh là không quá 30/04/2015

Điều khoản 4: Thanh toán

 Bằng TT 100% giá trị hóa đơn sau 60 ngày nhận hàng thông qua ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Tây, TP Hồ Chí Minh

 Đồng tiền thanh toán: đô la Mỹ

 Tất cả phí ở Việt Nam là do người mua chịu  Tất cả phí ngoài Việt Nam do người bán chịu  Người bán chịu mọi rủi ro

 Chứng từ yêu cầu:  Vận đơn sạch: 3/3

 Hóa đơn thương mại: 3/3  Packing list: 3/3

Điều khoản 5: Điều khoản bất khả kháng

Những tình huống bất khả kháng phải được thông báo cho cả hai bên cùng biết trong vòng 5 ngày và được xác nhận bằng văn bản trong vòng 7 ngày sau khi hai bên đã nhận với xác nhận điều bất khả kháng được phát hành bởi người có thẩm quyền chính phủ về việc chấp thuận hay không. Ngoài thời gian qui định sẽ không được giải quyết.

Điều khoản 6: Khiếu nại

Bất kỳ tranh chấp hoặc khiếu nại phát sinh từ hợp đồng này, nếu không thể được giải quyết từ hai bên, sẽ được giải quyết bởi Tòa án Kinh tế Hồ Chí Minh và là kết quả cuối cùng.

Điều khoản 7: Hiệu lực pháp lý

 Hợp đồng này được lập 4 bản copies có giá trị ngang nhau và có hiệu lực từ ngày ký kết đến 30/12/2014

 Bất kỳ thay đổi hay bổ sung phải được làm bằng văn bản với sự đồng tình cả hai bên.

Hóa đơn thương mại (C/I):

C/I được lập dùng để thanh toán nên cần kiểm tra các thông tin có trùng khớp với hợp đồng hay không:

 Tên và địa chỉ người bán  Tên và địa chỉ người mua  Ngày tháng C/I

 Tên hàng hóa và số lượng  Số tiền

Nếu có sai sót báo ngay cho Công ty Tam Tân để chỉnh sửa.  Phiếu đóng gói (P/L):

Phiếu đóng gói thể hiện quy cách đóng gói lô hàng được lập dựa trên C/I nên cần kiểm tra có đúng với C/I hay không:

 Tên và địa chỉ người bán  Ngày tháng P/L

 Số C/I

 Tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, thể tích.

Nếu có sai sót bào ngay cho công ty Tam Tân để chỉnh sửa.  Vận đơn đường biển:

Kiểm tra các thông tin như người gửi, người nhận, cảng bốc, cảng dỡ, tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể tích có đúng không.

 Tên và địa chỉ người bán  Tên và địa chỉ người mua  Cảng bốc, cảng dỡ, tên tàu

 Tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, thể tích  Số cont, số seal

Nếu có sai sót báo ngay cho Công ty Tam Tân để chình sửa.

Ưu điểm: Nhân viên chứng từ hiểu về các chứng từ nên thường ít có sai sót trong kiểm tra chứng từ.

Nhược điểm: việc nhận hồ sơ từ công ty Tam Tân còn chậm do nhân viên giao nhận không yêu cầu Tâm Tân ngày gửi bộ chứng từ.

Khai HQ điện tử:

Sau khi nhận đầy đủ bản chính hoặc bản fax chứng từ của khách hàng, nhân viên bộ phận chứng từ tiến hành lập tờ khai Hải quan điện tử trên hệ thống Vnaccs dựa vào các thông tin trên bộ chứng từ.

Nhân viên chứng từ sẽ liên hệ với Công ty Tam Tân cung cấp dữ liệu chữ ký số qua mạng máy tính, sau đó soạn chứng từ và truyền khai báo cho Hải quan, ở đây là Hải quan Cát lái.

Phải tìm hiểu kỹ hàng hóa để áp mã thuế cho đúng. Ta có thể truy cập vào website www.customs.gov.vn để tra cứu mã số HS.

Theo kết quả tra cứu hàng hóa là vải Polyester thuộc phần XI (Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt), chương 55 (Xơ, sợi staple nhân tạo). Mã hàng hóa là 55159990 với thuế suất ưu đãi là 12%.

Các bước khai trên hệ thống Vnacc:

Bước 1: Đăng ký và sử dụng chương trình.

Lần đầu chạy chương trình sẽ yêu cầu đăng ký thông tin doanh nghiệp, sau khi điền đầy đủ, nhấn “đồng ý” để hoàn tất.

Bước 2: Thiết lập hệ thống trước khi khai báo.

Trước khi tiến hành khai báo, thì thiết lập các thông số cần thiết để kết nối tới hệ thống hải quan. Truy cập chức năng từ menu “thiết lập thông số khai báo VINACCS”.

Nhập đầy đủ các thông số về tài khoản khai báo như hình dưới đây.

Đ

Địa chỉ khai báo VINACCS là địa chỉ kết nối để truyền dữ liệu lên cơ quan hải quan. Nếu thực hiện khai báo thử, doanh nghiệp đánh dấu chọn vào mục “khai giả lập”, đây là chức năng của phần mềm gải lập hệ thống hải quan để trả về khi doanh nghiệp khai báo thử dựa trên quy trình nghiệp vụ thực tế của hệ thống VINACCS, giúp người khai hình dung được quy trình thực tế.

Từ giao diện chính của chương trình, vào menu “Tờ khai xuất nhậpkhẩu/đăng ký mở tờ khai nhập khẩu (IDA).

Khi đó màn hình nhập khẩu hiện ra như sau:

Phần 1 là danh sách các nút nghiệp vụ (các nút này sẽ mờ đi hoặc sáng lên theo từng trạng thái của tờ khai).

Phần 2 là hướng dẫn nhập liệu cho từng chỉ tiêu trên tờ khai và thông điệp trả về của hệ thống hải quan.

Phần 3 là thông tin tờ khai hải quan gồn thông tin chung, danh sách hàng, chỉ thị của hải quan và kết quả xử lý tờ khai.

Nhập thông tin chung của tờ khai tại tab “thông tin chung”.

Nhập dữ liệu vào loại hình khai báo, mã hải quan khai báo…các chỉ tiêu có dấu (*) màu đỏ là bắt buộc nhập, các ô màu xám là chỉ tiêu thông tin do hệ thống trả về hoặc chương trình tự tính, doanh nghiệp không cần nhập những chỉ tiêu này.

(1) Nhập thông tin cơ bản của tờ khai:

Mã loại hình: người nhập khẩu theo hồ sơ, mục đích nhập khẩu của lô hàng để khai báo mã loại hình:

A11: nhập tiêu dùng.

A12: nhập nguyên liệu sản xuất.

A21: chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập. A31: nhập hàng xuất khẩu bị trả lại..

(1)Thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu:

Nhập vào thông tin người nhập khẩu, đối tác xuất khẩu, đại lý làm thủ tục hải quan, hoặc người ủy thác:

 Mã người nhập khẩu:

 Nhập mã số thuế người nhập khẩu.

 Nếu người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VINACCS hoặc đã nhập mã người nhập khẩu thì hệ thống sẽ tựu động xuất ra tên người nhập khẩu.

 Tên người nhập khẩu: thông tin đơn vị nhập khẩu.  Mã bưu chính.

 Địa chỉ người nhập khẩu.  Số điện thoại người nhập khẩu  Tên người xuất khẩu.

 Địa chỉ người xuất khẩu.  Mã nước xuất khẩu. (1)Thông tin vận đơn

Nhập các thông tin về vận chuyển hàng hóa như số vận đơn, phương tiện vận chuyển, cảng địa điểm xếp / dỡ hàng.

Thông tin vận đơn: số vận đơn được nhập theo định dạng: mã SCAC CODE + số vận đơn, mã SCAC là mã của nhà vận chuyển (mã hãng vận chuyển có thế tham khảo trên

www.customs.gov.vn)

Đối với B/L và AWB có thể nhập đến 5 số vận đơn.

Chỉ tiêu thứ 2: Không bắt buộc với các phương thức vận chuyển khác  Số lượng:

Ô 1: Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa (căn cứ vào hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn,…)

Không nhập phần thập phân

Nhập là “1” đối với hàng hóa không thể thể hiện bằng đơn vị tính (kiện, thùng,…) Ô 2: Nhập mã đơn vị tính

Ví dụ: CS: thùng, BX: hộp,….

(Tham khảo mã đơn vị tính trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)  Tổng trọng lượng hàng (Gross)

Ô 1: Nhập tổng trọng lượng hàng (căn cứ vào phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại)

Có thể nhập 06 ký tự cho phần nguyên và 03 ký tự cho phần thập phân.

Trường hợp mã của tổng trọng lượng hàng là “LBR” (pound), hệ thống sẽ tự động chuyển đổi sang KGM (kilogram).

Không phải nhập trong trường hợp tại chỉ tiêu thông tin “Mã phương thức vận chuyển” người khai chọn mã “9”.

Ô 2: Nhập mã đơn vị tính của tổng trọng lượng hàng theo chuẩn UN/ECE Trường hợp nhập mã đơn vị tính khác LBR, xuất ra mã trọng lượng đơn vị tính. Trường hợp nhập là “LBR” (pound), xuất ra KGM.

Phương tiện vận chuyển:

Ô 1: Nhập hô hiệu (call sign) trong trường hợp vận chuyển bằng đường biển/sông. Nếu thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng kí vào hệ thống thì nhập “9999”.

Ô 2: Nhập tên phương tiện vận chuyển (căn cứ vào chứng từ vận tải: B/L, AWB,…)

(2) Nếu không nhập liệu, hệ thống sẽ tự động xuất ra tên tàu đã đăng kí trên hệ thống dựa trên hô hiệu đã nhập ở ô 1.

(3) Trường hợp vận chuyển hàng không: Nhập mã hãng hàng không (02 kí tự), số chuyến bay (04 kí tự), gạch chéo (01 kí tự), ngày/tháng (ngày: 02 kí tự, tháng 03 kí tự viết tắt của các tháng bằng tiếng Anh).

Ngày hàng đến:

Nhập ngày hàng hóa đến cửa khẩu theo chứng từ vận tải hoặc Thông báo hàng đến (Arrival notice) của người vận chuyển gửi cho người nhận hàng.

Địa điểm lưu kho

Nhập ngày hàng hóa đến cửa khẩu theo chứng từ vận tải hoặc Thông báo hàng đến (Arrival notice) của người vận chuyển gửi cho người nhận hàng. Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến: Nhập vào mã địa điểm lưu kho dự kiến cho hàng hóa chờ thông quan, mã địa điểm lưu kho có thể là địa điểm chịu sự giám sát của hải quan, các kho hàng, các công ty dịch vụ kho bãi hoặc kho công ty đã được đăng ký vào hệ thống

Địa điểm dỡ hàng:

Ô 1: Nhập mã địa điểm dỡ hàng:

(1) Nhập mã cảng dỡ hàng (đường không, đường biển); (2) Nhập mã ga (đường sắt);

(3) Nhập mã cửa khẩu (đường bộ, đường sông);

(4) Bắt buộc nhập liệu trừ trường hợp tại chỉ tiêu “Mã hiệu phương thức vận chuyển”, người khai chọn mã “9”.

Ô 2: Nhập tên địa điểm dỡ hàng: hệ thống hỗ trợ xuất ra tên địa điểm dỡ hàng dựa trên mã địa điểm. Trường hợp mã địa điểm không có trên website Hải quan thì phải nhập tên địa điểm dỡ hàng.

Địa điểm xếp hàng:

Ô 1: Nhập mã địa điểm xếp hàng theo UN LOCODE. Trường hợp không có mã UN LOCODE thì nhập “Mã nước (02 kí tự) + “ZZZ”

Ô 2: Nhập tên địa điểm xếp hàng lên phương tiện vận tải: (1) Không bắt buộc trong trường hợp hệ thống hỗ trợ tự động; (2) Trường hợp vận chuyển đường sắt, nhập tên ga.

4) Thông tin về hóa đơn thương mại.

Phân loại hình thức hóa đơn: Chọn phân loại hình thức hóa đơn, nếu chọn D - hóa đơn điện tử được khai báo qua nghiệp vụ khai hóa đơn IVA. Bạn nhấn vào “Chọn hóa đơn” ở bên cạnh để chọn các hóa đơn điện tử đã được khai báo.

Tổng trị giá hóa đơn: Nhập vào tổng trị giá trên hóa đơn, yêu cầu việc nhập liệu ô này phải chính xác vì dữ liệu ảnh hưởng trực tiếp đến tiền thuế của tờ khai. Có thể nhập được vào 04 số sau dấu phẩy thập phân nếu mã đồng tiền thanh toán trên hóa đơn không phải là VNĐ, trường hợp là VNĐ thì bạn không thể nhập vào cho phần lẻ thập phân.

Ô 1: Nhập mã phân loại giá hóa đơn/ chứng từ thay thế hóa đơn: “A”: Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền

“B”: Giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền (F.O.C)

“C”: Giá hóa đơn cho hàng hóa bao gồm phải trả tiền và không phải trả tiền “D”: Các trường hợp khác

Ô 2: Nhập một trong các điều kiện giao hàng theo Incoterms

Ô 3: Nhập mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE Ô 4: Nhập tổng trị giá trên hóa đơn:

(1) Có thể nhập đến 04 chữ số sau dấu phẩy nếu mã đồng tiền không phải là [VND]. (2) Nếu mã đồng tiền là [VND] thì không thể nhập các số sau dấu phẩy thập phân.

(5) Tờ khai trị giá.

Mã phân loại khai trị giá : Người khai chọn mã phân loại cho tờ khai trị giá, tại thời điểm này doanh nghiệp chọn mã phân loại “6. Áp dụng phương pháp giá giao dịch” Ô 1: Nhập một trong các mã phân loại bảo hiểm sau:

“A”: Bảo hiểm riêng “B”: Bảo hiểm tổng hợp “D”: Không bảo hiểm

Mã phân loại khai trị giá : Người khai chọn mã phân loại cho tờ khai trị giá, tại thời điểm này doanh nghiệp chọn mã phân loại “6.Áp dụng phương pháp giá giao dịch”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển theo phương thức nguyên container FCLFCL tại công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu gia vũ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)