2.2.2.1. Về đọc hiểu, cảm thụ văn học
Trong dạy học Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản văn chương hay còn gọi là cảm thụ văn học (CTVH) được xem là khó và thú vị nhất. CTVH là một năng lực bắt buộc phải có ở những học sinh giỏi tiếng Việt. Chính vì vậy, cùng với phần LTVC và phần TLV, CTVH là một trong ba nội dung cấu tạo nên một đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt có tính chất truyền thống và có một vị trí đặc biệt.[13.65]
Nói một cách đơn giản thì CTVH là tiếp nhận. hiểu và cảm được văn chương, các hình ảnh văn chương, đặc điểm của ngôn ngữ văn chương.
Khả năng CTVH phụ thuộc nhiều vào vốn sống nên muốn bồi dưỡng kĩ năng CTVH cho học sinh thì trước hết các em phải được bồi dưỡng vốn sống. Có vốn sống, các em mới có khả năng liên tưởng để hiểu văn chương. Tiếp theo, các em cần trực tiếp đọc tác phẩm là những bài văn, bài thơ, câu chuyện. Đồng thời với việc bồi dưỡng vốn sống và trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm, các em cần phải có một số kiến thức về văn học như hình ảnh, chi tiết, cốt truyện, các đặc điểm của ngôn ngữ văn chương, một số biện pháp tu từ,...
Các đề CTVH thường đưa ra đoạn văn, đoạn thơ, tình tiết truyện để yêu cầu các em phát hiện yếu tố nghệ thuật, đánh giá tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung; hoặc yêu cầu các em bình giá giá trị nội dung. Như vậy, học sinh muốn CTVH thì phải nắm được nội dung bài tập đọc đó.
Sau đây là mội số yêu cầu và cũng là dạng đề CTVH.
a. Phát hiện những từ hay và chỉ ra giá trị của chúng trong việc thể hiện
nội dung
Để CTVH, trước hết các em cần phải hiểu được vẻ đẹp của ngôn ngữ, vẻ đẹp cả cách nói văn chương. Các từ ngữ được đưa ra trong các bài tập dạng náy rất gợi tả, gợi cảm. Đó là lớp từ láy, từ tượng hình, tượng thanh, đó là các tính từ gợi tả, là lớp từ nhiều nghĩa. Ví dụ: tả tiếng hót của chim chiền chiện
(Con chim chiền chiện – Huy Cận) không phải bằng những từ ríu rít, thánh
thót mà là những từ tượng hình ngọt ngào, chan chứa thì mới gây ấn tượng.
Hoa sầu riêng (Sầu riêng – Văn Mai Tạo) nở tím ngát chứ không phải tím
ngắt hay ngan ngát. Tím ngắt thì chỉ có màu, ngan ngát thì chỉ có hương.
hoa đồng thời cũng có cả sự lan tỏa của tâm hồn người đứng ngắm sầu riêng... Các bài tập về từ dùng hay có thể yêu cầu chỉ ra cái hay của một từ đơn lẻ.
Ví dụ:
- Hãy chỉ ra một từ em cho là hay nhất trong câu cuối của khổ thơ sau và giải thích vì sao đó được xem là hay:
Tôi muốn ngày nào lớp cũng đông vui Dẫu tháng ba còn đi qua năm học
Mỗi khoảng trống trên bàn – em có vắng mặt Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi…
(Tháng ba đến lớp – Thanh Ứng)
(chú thích: Tháng ba là tháng giáp hạt, là khoảng thời gian lương thực vụ trước đã cạn nhưng chưa đến vụ thu hoạch mới).
- Chỉ ra cái hay của từ tím ngát trong câu: “Hoa sầu riêng nở tím ngát” (Sầu riêng – Mai Văn Tạo).
- Từ chơi vơi trong bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà có gì
hay? Nó gợi cho em cảm xúc gì?
- Chọn từ mà em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống trong câu văn sau, giải thích vì sao em chọn từ đó
Trưa nắng bốc hương hoa tràm thơm... (sực nức, ngây ngất, thoang thoảng)
- Từ nào góp phần nhiều nhất để nói về mùi hương hoa giẻ trong khổ thơ sau:
Bờ cây chen chúc lá Chúm giẻ treo nơi nào Gió về đưa hương lạ Cứ thơm hoài xôn xao
(Chùm hoa giẻ - Xuân Hoài)
Các bài tập ở dạng này có thể chỉ ra cái hay của một nhóm từ. Ví dụ:
- Cách sử dụng các từ ngữ trong các đoạn văn có gì hay?
a) Những cơn gió sớm đẫm mùi hôi, từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa trên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng.
(Rừng hồi xứ Lạng – Tô Hoài) b) Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quện hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San.
(Mùa thảo quả - Ma Văn Kháng)
b. Phát hiện biện pháp tu từ và chỉ ra giá trị của nó trong việc thể hiện
nội dung
Các biện pháp tu từ được xem xét trong các đề cảm thụ văn học gồm so sánh, nhân hoá, điệp từ, đảo ngữ.
Ví dụ:
- Hãy chỉ ra hình ảnh so sánh có trong khổ thơ sau và nêu rõ hình ảnh đó gợi cho em cảm nghĩ gì.
Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà.
(Mẹ vắng nhà ngày bão – Bùi Hiển)
- Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái haycủa đoạn thơ sau, vì sao?
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(Mẹ - Trần Quốc Minh)
c. Phát hiện ra hình ảnh đẹp của thơ văn và chỉ ra giá trị của chúng
Đây là dạng bài tập yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh đẹp trong câu thơ, đoạn văn và chỉ ra giá trị của hình ảnh đó. Thuật ngữ “hình ảnh” được dùng theo nghĩa rộng. Đó có thể là cách gọi lên một biện pháp tu từ mà các em không được học ở tiểu học.
Ví dụ:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Đoạn thơ trên có hình ảnh nào đẹp? Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được điều gì?
- Trong khổ thơ sau, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
(Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy)
Nhiều khi hình ảnh cũng dùng để chỉ tất cả những cách sử dụng từ, biện pháp tu từ, cách đặt câu để nói về một đối tượng, đề bài lúc này dùng từ hình ảnh đi kèm với đối tượng được miêu tả hay được kể.
d. Phát hiện và chỉ ra cái hay của tứ (ý) thơ, tình tiết truyện, phát hiện và bình giá các nhân vật trong truyện
Có những câu thơ, đoạn thơ hay không phải ở cách dùng từ, biện pháp tu từ mà ở cách tạo hình ảnh, nghĩa là không phải hay ở hình thức nghệ thuật, ở phần lời mà là hay ở phần ý, ở cách nghĩ. Đó là hay ở tứ, tức là ý thơ. Những câu thơ, đoạn thơ này sẽ là những ví dụ của những bài tập yêu cầu phát hiện và phân tích cái hay của tứ thơ, ý thơ. Những bài tập này yêu cầu
giải thích và đánh giá giá trị của những cách nói ngầm, những tứ thơ hay như
Ngày hôm qua ở lại; Chỉ còn tiếng hót làm xanh da trời; Nếu chúng mình có phép lạ: Ước gì em hóa đám mây / Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm; Nếu trái đất này thiếu trẻ em / Thì bay hay bò đều như nhau cả.
Bài tập của dạng đề này thường yêu cầu giải thích về “cách nói”, “cách nói đó có gì hay” hoặc “Em hiểu câu thơ đó như thế nào?”.
Bài tập dạng phát hiện và bình giá các nhân vật trong truyện: đó có thể
là cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm trong truyện Những hạt thóc giống, là chú Dế Mèn nghĩa hiệp trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, là anh thương binh quên mình cứu người bị nạn trong Tiếng rao đêm, là cậu bé Ma – ri – ô sẵn sàng hi sinh sự sống của mình cho bạn trong Một vụ đắm tàu.
Bài tập phát hiện, bình giá cái hay cái đẹp của tình tiết truyện là những bài tập yêu cầu học sinh phát hiện, bình giá những tình tiết truyện hay, ví dụ bài tập yêu cầu học sinh bình giá những tình tiết điển hình của tình mẫu tử. Đó là tình tiết người mẹ hi sinh cặp mắt của mình cho hồ nước để tìm đường
cứu con trong truyện Người mẹ đến nay vẫn làm lay động lòng người. Đó là
tình tiết vượn mẹ khi đã bị trúng mũi tên bắn vào tim vẫn “nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt cạnh miệng con” và sau đó mới “nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét
một tiếng thật to rồi ngã xuống” (Người đi săn và con vượn – Lép Tôn – xtôi).
2.2.2.2. Về Luyện từ và câu
Học tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt cũng như con người bước vào cuộc đời đều phải mang theo những hành trang cần thiết, đó là những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống, những hiểu biết về thế giới xung quanh. Muốn học tốt phân môn LTVC, giáo viên cần dạy học sinh tích lũy kiến thức và làm
việc với sách giáo khoa có hiệu quả, dạy LTVC theo hướng tích hợp với các môn học khác trong chương trình.
(1) Dạy học sinh tích lũy kiến thức và làm việc hiệu quả với sách
giáo khoa
a. Bồi dưỡng kiến thức- kĩ năng từ ngữ: a1. Bồi dưỡng lí thuyết về từ:
- Nội dung không vượt ra ngoài 12 bài lí thuyết về từ, từ đơn, từ ghép, từ láy, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, các kiểu từ láy, các dạng từ láy, nghĩa của từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ nhiều nghĩa, từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa, từ cùng âm khác nghĩa.
a2. Phân loại nhận diện từ theo cấu tạo:
Dựa vào số lượng tiếng của từ chia ra từ đơn và từ đa âm. Phân loại nhóm từ đa âm phải dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng trong từ: Nếu có mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa là từ ghép. Nếu có mối quan hệ về âm là từ láy.
Lưu ý ở tiểu học, những từ thuần Việt như tắc kè, bồ hóng, bồ kết... hay những từ vay mượn: mì chính, xà phòng, mít tinh...là những từ mà cả 2 tiếng đều không có quan hệ cả về nghĩa lẫn về âm, vì vậy những từ này không được dùng làm ngữ liệu để ra bài tập. Nếu HS chủ động đưa ra để hỏi thì giáo viên trả lời đó là một từ ghép đặc biệt: từ ghép ngẫu hợp.
Các từ 2 tiếng có sự giống nhau nào đó về âm như chôm chôm, thằn lằn, ba ba, ngày ngày, gật gật...đều được xem là từ láy.
Các kiểu từ như ồn ào, ầm ĩ, ọc ạch, ỏn ẻn... đều được xem là từ láy và được giải thích nó giống nhau ở chỗ cùng vắng khuyết phụ âm đầu. Những từ
như cong queo, cuống quýt, king coong... cũng là từ láy có phụ âm đầu viết dưới dạng thức các con chữ khác nhau.
Về phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại; Từ ghép tổng hợp: Giữa các tiếng có quan hệ đẳng lập, mang tính tổng hợp, khái quát.
Từ ghép phân loại: Có yếu tố cụ thể hóa, cá thể hóa nghĩa cho yếu tố kia.
Lưu ý một số từ tùy từng ngữ cảnh mà xếp khi là từ ghép tổng hợp, khi là từ
ghép phân loại . Ví dụ: từ “ sáng trong” trong câu: “ Một tấm lòng sáng trong
như ngọc” là từ ghép tổng hợp. Có thể đổi thành “ trong sáng”. Nhưng trong
câu “ Nhớ mua bóng đèn sáng trong đừng mua bóng đèn sáng đục” thì “ sáng
trong” ở đây là từ ghép phân loại.
b. Làm giàu vốn từ hay luyện kĩ năng nắm nghĩa từ và sử dụng từ cho HS:
Dạng 1: Yêu cầu HS giải nghĩa từ ngữ hay thành ngữ . Ví dụ: Em hiểu thành ngữ “ Gió chiều nào che chiều ấy” là thế nào? Lao động trí óc là gì?
Dạng 2: Cho những từ có cùng yếu tố cấu tạo: Ví dụ phân biệt nghĩa của mẹ đẻ, mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ ghẻ...
Dạng 3: Yêu cầu HS kể ra các từ theo chủ đề:
Dạng 4: Yêu cầu phân loại từ theo nhóm nghĩa và đặt tên cho nhóm. Dạng 5: Dạng đề sửa lỗi dùng từ sai;
Dạng 6: Đặt câu, viết đoạn văn với từ cho sẵn: Dạng 7: Điền từ vào chỗ trống.
Và nhiều dạng khác nữa, giáo viên phải nắm chắc, cho HS được tiếp cận nhiều lần thì bài kiểm tra mới đạt hiệu quả cao.
c. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng ngữ pháp:
Trong các đề thi học sinh giỏi, phần ngữ pháp thường chiếm số điểm 5/20. Các dạng đề và những điều cần lưu ý cho HS:
Khái niệm câu và bản chất của câu:
Các em thường nhầm trạng ngữ là câu, nhầm ngữ danh từ là câu, thường đặt câu thiếu thành phần. Vì vậy cần tập trung vào các dạng bài tập:
- Các ví dụ sau, ví dụ nào đã thành câu? Ví dụ nào chưa thành câu? Vì sao? Chữa lại cho đúng.
- Chữa câu sai bằng 2 cách
Cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu:
- Đó là các dạng bài tập: Yêu cầu HS chỉ ra các thành phần của câu cho sẵn.
Ví dụ. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? và gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong câu sau đây:
Chàng thợ săn đưa chiếc nỏ lên bắn con chim đang bắt con sâu bò trên cành cây.
- Yêu cầu HS tìm bộ phận chính, bộ phận phụ của câu - Yêu cầu HS kết hợp các thành phần câu
- Dạng mở rộng nòng cốt câu bằng cách thêm các thành phần phụ.
Kiến thức về dấu câu và kĩ năng sử dụng dấu câu.
Dạng cho một đoạn văn không có dấu câu yêu cầu HS tự đánh dấu câu và chỗ thích hợp. Dạng chữa lại những chỗ đã đặt dấu câu không đúng.
Kiến thức về từ loại, kĩ năng xác định từ loại:
Dạng yêu cầu HS tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu, đoạn văn...
(2) Dạy học sinh tích lũy kiến thức từ cuộc sống xung quanh
Phân môn LTVC có mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống xung quanh. Nói cách khác, LTVC giúp học sinh thể hiện khả năng ứng dụng ngôn ngữ của mình trong giao tiếp hàng ngày. Đó cũng là công cụ để học sinh vận dụng tốt vào CTVH và TLV.
Nguồn kiến thức về cuộc sống xung quanh, tình cảm, gia đình, cộng đồng và những cảnh vật trong cuộc sống như là: bờ tre, giếng nước, đường làng, ... Nguồn kiến thức vô cùng quan trọng để các em tích lũy đó là kiến thức từ sách vở, tạp chí, truyện, thơ, ... và chính trong cuộc sống hàng ngày. Muốn có được kiến thức ấy giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát thực tế, ghi chép vào kí ức, lập cuốn sổ tay “Từ điển tiếng Việt” ghi thành từng mục hay ghi theo chủ đề (từ cùng nghĩa, trái nghĩa, ca dao, tục ngữ, châm ngôn, người tốt việc tốt, ...). Sắp xếp theo từng mục như thế sẽ dễ tìm dễ thấy khi đặt câu, dùng khi giao tiếp.
Bài 2: Tìm những từ đồng nghĩa với Tổ quốc.
Các em có thể dùng từ điển của mình để tìm từ hoặc ghi chép thêm những từ tìm được vào từ điển đó.
Từ đồng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, non sông, giang sơn, quốc gia, ... Bài 3: Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc.
Học sinh có thể dựa vào từ điển của mình để tìm từ. Hoặc có thể ghi chép thêm những từ mà các bạn tìm được vào từ điển.
Các từ có chứa tiếng quốc: quốc ca, quốc gia, quốc kì, quốc huy, quốc
hoa, quốc phục, quốc hội, quốc tang, quốc ngữ, vương quốc, quốc tế, ...
(3) Dạy Luyện từ và câu theo hướng tích hợp với các môn học khác
trong chương trình
Tích hợp hay tích hợp hệ thống là sự kết hợp giữa các thành phần đơn