Những nguyên tắc đánh, giá xác định học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 5 ở các trường tiểu học quốc tế tại việt nam (LV01268) (Trang 32)

Đánh giá có nghĩa nhận định giá trị. Những từ có nghĩa gần với đánh giá là phê bình, nhận xét, nhận định, bình luận, xem xét. Đánh giá một đối tượng nào đó, chẳng hạn một con người, một tác phẩm nghệ thuật, một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ, đội ngũ giáo viên hay đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, nghệ thuật, thương mại, giáo dục hay môi trường.

Đánh giá kết quả của học tập là quá trình đo lường mức độ đạt được của người học so với các mục tiêu của quá trình dạy học. Mô tả một cách định tính, định lượng, tính đầy đủ, chính xác và tính vững chắc của kiến thức, mối liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu, có thể diễn đạt lại bằng lời nói, văn bản và ngôn ngữ chuyên môn của người học... Đánh giá thái độ của người học thông qua phân tích các thông tin phản hồi từ kiểm tra, quan sát mức độ hòa thành công việc được giao, đối chiếu với các tiêu chí và yêu cầu dự kiến, mong muốn đạt được của từng môn học.

(1)Nguyên tắc khách quan

Việc đánh giá không chứa yếu tố tình cảm, tâm lí và các yếu tố ngoại lai khác xen vào. Đây là nguyên tắc quan trọng, ảnh hưởng lớn tới kết quả đánh giá. Đánh giá khách quan sẽ giúp giáo viên thu được các tín hiệu ngược một cách chính xác; từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy nâng cao hiệu quả truyền đạt. Đồng thời, sự khách quan tạo ra tâm lý tích cực cho người học, khuyến khích ý thức tự học, giảm các yếu tố tiêu cực của học sinh.

(2)Nguyên tắc bám sát mục tiêu dạy học

Bài kiểm tra đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học, nghĩa là phải xác định rõ mục tiêu tiên quyết cần đạt của quá trình đánh giá nằm ở mức độ nào. Mục tiêu đánh giá không phải do giáo viên tự đặt ra mà phải xuất phát từ mục tiêu chung của chương trình dạy học. Đánh giá phải dựa trên đặc thù môn học, cần đạt được kiến thức, kĩ năng, thái độ cụ thể nào, nội dung, phương pháp thể hiện ra sao.

(3)Nguyên tắc toàn diện

Đánh giá phải hàm chứa nhiều yếu tố: kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần đạt được là gì? Tư tưởng, thái độ và sự biểu hiện của học sinh ra sao. Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải vận dụng tốt trong quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi.

(4)Nguyên tắc đánh giá phải theo kế hoạch

Các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và mọi hoạt động khác đều vận động và thay đổi không ngừng. Hoạt động giáo dục – đào tạo cũng không tách khỏi quy luật khách quan này. Vì lẽ đó, kết quả kiểm tra đánh giá chỉ thực sự có giá trị tại thời điểm đánh giá. Việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt.

Giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra đánh giá rõ ràng, hình thức và thời gian phải thích hợp.

(5)Nguyên tắc đánh giá phải có tính cải thiện phương pháp và chương trình

Dựa vào kết quả các bài kiểm tra đánh giá, giáo viên và nhà quản lí giáo dục sẽ phải phân tích và tìm ra nhân tố tích cực để duy trì và phát huy loại bỏ những nhân tố tiêu cực và cải thiện nhược điểm đang tồn tại. Từ đây tiến hành cải tiến phương pháp, chỉnh lý chương trình, giáo trình, đổi mới mục tiêu cho phù hợp.

Để đánh giá kết quả giáo dục, người ta thường sử dụng công cụ trắc

nghiệm. Trắc nghiệm, theo Từ điển Tiếng Việt, là “khảo sát và đo lường khi

làm các thí nghiệm khoa học trong phòng”. Trong dạy học, trắc nghiệm là

khảo sát, đo lường để có bằng chứng xác nhận trình độ học tập của học sinh. Có nhiều cách phân loại trắc nghiệm. Theo Harold S.Madsen, trong

trắc nghiệm chương trình tiếng Anh ESL, có 7 cặp trắc nghiệm đối lập như

sau:

- Trắc nghiệm kiến thức – trắc nghiệm kĩ năng. -Trắc nghiệm chủ quan – trắc nghiệm khách quan. - Trắc nghiệm sản sinh – trắc nghiệm tiếp nhận.

- Trắc nghiệm kĩ năng ngôn ngữ – trắc nghiệm kĩ năng giao tiếp. - Trắc nghiệm riêng lẻ – trắc nghiệm tích hợp.

- Trắc nghiệm theo trình độ – trắc nghiệm theo tiêu chuẩn. - Trắc nghiệm thành tích – trắc nghiệm tiến bộ.

Trắc nghiệm kiến thức cho biết học sinh nắm các sự kiện ngôn ngữ như

thế nào, còn trắc nghiệm kĩ năng giúp đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ của

học sinh.

Trắc nghiệm chủ quan giúp đánh giá kĩ năng ngôn ngữ tự nhiên của

học sinh giống như nó diễn ra trong thực tế đời sống. Tuy nhiên, chấm bài

trắc nghiệm chủ quan thường là chậm và không phải bao giờ cũng chính xác.

Bù lại, trắc nghiệm khách quan (ví dụ: trắc nghiệm lựa chọn và trắc nghiệm

đối chiếu) cho kết quả nhanh và nhất quán nhất.

Trắc nghiệm sản sinh (ví dụ: bài kiểm tra nói) đòi hỏi học sinh phải có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

câu trả lời tích cực và sáng tạo, trong khi đó trắc nghiệm tiếp nhận (ví dụ: bài

tập nhận diện ngôn ngữ) giúp đánh giá nhận thức của học sinh.

Trắc nghiệm kĩ năng ngôn ngữ giúp đánh giá những thành tố riêng rẽ

của ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp và phát âm còn trắc nghiệm kĩ năng

giao tiếp giúp đánh giá cách sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong trao đổi tư

tưởng và thông tin.

Trắc nghiệm riêng lẻ sử dụng mỗi câu hỏi kiểm tra một khía cạnh đặc

thù, còn trắc nghiệm tích hợp có thể kiểm tra nhiều kĩ năng ngôn ngữ khác

nhau như cách người ta sử dụng ngôn ngữ trong thực tế.

Trắc nghiệm theo trình độ đối chiếu mỗi học sinh với bạn cùng lớp còn trắc nghiệm theo tiêu chuẩn đối chiếu mỗi học sinh với những tiêu chuẩn nhất

định, bất kể trình độ của những học sinh khác thế nào.

Cặp đối lập cuối cùng là trắc nghiệm thành tích và trắc nghiệm tiến bộ.

Trắc nghiệm thành tích đánh giá toàn bộ khả năng ngôn ngữ của học sinh ở

một thời điểm nhất định. Trong khi đó, trắc nghiệm tiến bộ đánh giá sự phát

Cách phân loại như trên của Harold S.Madsen có rất nhiều phương diện trắc nghiệm trong một chương trình dạy ngôn ngữ. Để kiểm tra đánh giá toàn diện kết quả học tập của học sinh cần phối hợp nhiều cặp trắc nghiệm. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi phân loại trắc nghiệm trong lĩnh vực dạy học

phân môn tiếng Việt theo cặp phạm trù trắc nghiệm khách quan và trắc

nghiệm chủ quan hay trắc nghiệm tự luận. Mỗi trắc nghiệm khách quan hay trắc nghiệm tự luận đều có thể là trắc nghiệm kiến thức hoặc kĩ năng, trắc nghiệm kĩ năng ngôn ngữ hoặc kĩ năng giao tiếp, trắc nghiệm sản sinh hoặc trắc nghiệm tiếp nhận...

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 5 ở các trường tiểu học quốc tế tại việt nam (LV01268) (Trang 32)