Thực tiễn công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 5 ở các trường tiểu học quốc tế tại việt nam (LV01268) (Trang 38)

lớp 5 trong một số nhà trường hiện nay

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng khá nhiều đến quan niệm về dạy Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông. Nhiều người không mặn mà với việc bồi dưỡng HSG Tiếng Việt vì suy nghĩ tiếng Việt không đem lại kết quả trực tiếp, lợi ích trực tiếp cho người học như các môn học thuộc khoa học tự nhiên. Nhất là trong cuộc sống cũng như trong thi cử của học sinh thời nay. Ở nhà trường tiểu học hiện nay việc dạy học Tiếng Việt cũng chỉ được quan niệm là khâu dạy tiếng. Nghĩa là, người dạy chỉ truyền đạt hết những kiến thức, kĩ năng về Tiếng Việt làm sao cho HS đọc thông viết thạo là được, còn vấn đề bồi dưỡng dưỡng HSG Tiếng Việt ở tiểu

học đang là vấn đề nan giải và ít được quan tâm.

1.2.3.1. Về chương trình bồi dưỡng

Hiện nay, chưa có một khung chương trình chung nào cho việc bồi dưỡng HSG Tiếng Việt lớp 5. Thực trạng này xuất phát từ một thực tế là các cuộc thi chọn HSG Tiếng Việt rất hạn chế. Trong khi hàng năm các nhà trường đều đặn tổ chức các cuộc thi chọn học sinh giỏi như ViOlympic (môn Toán) và Olympic English (môn Tiếng Anh) và thu hút một lượng lớn học sinh tham gia, thì số lượng các cuộc thi HSG môn Tiếng Việt ở tiểu học rất ít. Các nhà trường chủ yếu làm

công tác bồi dưỡng HSG Tiếng Việt để chuẩn bị kiến thức cho học sinh thi vào các trường chuyên, lớp chọn bậc trung học cơ sở.

Để làm tốt công tác bồi dưỡng HSG Tiếng Việt, các nhà trường dựa theo điều kiện của nhà trường và năng lực của học sinh để tự biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng cho học sinh của mình. Chương trình càng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức, rèn các kỹ năng ngôn ngữ thì càng đạt hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng học sinh.

1.2.3.2. Về tài liệu bồi dưỡng

Thông thường, đề thi HSG thường có yêu cầu cao hơn so với chương trình bình thường cùng cấp lớp. Điều đó có nghĩa là ngoài việc học bình thường, học sinh cần phải được học nâng cao. Để việc bồi dưỡng HSG Tiếng Việt đạt kết quả cao, ngoài việc sử dụng các phương pháp, biện pháp, các hình thức tổ chức dạy học thì các dạng bài tập nâng cao có vài trò rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng cho các em. Các bài tập là phương tiện hữu ích để các em lĩnh hội những giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn học và cũng là phương tiện để qua đó các em có thể thể hiện những năng lực cảm thụ văn học của mình.

Có rất nhiều nguồn tài liệu tham khảo như các sách tham khảo và các đề thi những năm trước. Giáo viên tìm tòi, sưu tầm, xây dựng các bài tập tương tự dựa vào nội dung kiến thức trong các đề thi HSG, thông qua trao đổi chuyên môn giữa thầy cô trong trường và các trường lân cận… Song, việc thiết kế và sử dụng các dạng bài tập này như thế nào trong quá trình bồi dưỡng HSG Tiếng Việt ở tiểu học đang là vấn đề trăn trở của rất nhiều GV khi đứng lớp.

Thông thường, các giáo viên lựa chọn từ rất nhiều nguồn tài liệu tham khảo để chắt lọc những dạng bài tiêu biểu nhất chứ không tuân theo một tài

liệu chính thống nào. Điều này đảm bảo sự phong phú, đa dạng trong nội dung ôn tập, mặt khác cũng giúp học sinh có sự cọ xát nhiều dạng bài tập. Nhưng điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức của giáo viên.

Bồi dưỡng HSG phải là một quá trình, để GV và HS không bị quá sức trong việc dạy học, do phải học một lượng kiến thức lớn, thì kế hoạch bồi dưỡng phải rải đều trong cả năm học. Chứ không phải chỉ trong một, hai tháng.

1.2.3.3. Về trình độ, kĩ năng bồi dưỡng của giáo viên

Về đội ngũ giáo viên, có thể nói đây là một đội ngũ có yếu tố quyết định quan trọng về kết quả bồi dưỡng HSG. Điều này dễ nhận thấy ở các bộ môn thể dục thể thao và võ thuật. Ở đâu có huấn luyện viên giỏi, võ sư giỏi, ở đó thường có những đệ tử giỏi. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng không nằm ngoài quy luật đó. Điều này được chứng minh tại một số trường ở thành phố trong những năm vừa qua. Do đó, Ban Giám hiệu các trường nghiên cứu, xem xét và bằng mọi cách phải thuyết phục cho được giáo viên giỏi, có kinh

nghiệm của trường tham gia công tác bồi dưỡng HSG .

1.2.3.4. Về sự hứng thú, hợp tác của học sinh

Hứng thú là một hiện tượng tâm lí rất phức tạp. Hứng thú của học sinh đối với quá trình học tập trong trường học được gọi là hứng thú học tập. Những học sinh có nguyện vọng đi sâu tìm hiểu nội dung bài học, môn học có thái độ tích cực trong việc tìm kiếm những phương pháp học tập hiệu quả, cần thiết nhằm tiếp thu kiến thức cho tốt đều được xem như có hứng thú học tập. Trong hứng thú học tập Tiếng Việt thì chủ thể của hứng thú là học sinh, đối tượng của hứng thú là toàn bộ quá trình học tập Tiếng Việt (bao gồm nội dung tiếng Việt và cách thức lĩnh hội nó). Từ quan niệm về hứng thú, có thể suy ra điều kiện tổng quát để học sinh hứng thú trong học tập Tiếng Việt: Quá trình

học tập Tiếng Việt phải được tổ chức sao cho hấp dẫn và thiết thực với học sinh.[9]

Hứng thú không phải là thuộc tính tâm lí riêng lẻ. Hứng thú được biểu hiện qua nhiều thuộc tính khác nhau của nhân cách: xúc cảm, tình cảm, thái độ, ý chí, chú ý, năng lực. ... Hứng thú có biểu hiện bên ngoài (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, ...), có biểu hiện bên trong (qua sự tích cực suy nghĩ và hành động). Chính vì thế, khi đánh giá học sinh có hứng thú học tập hay không chúng ta phải xem xét sự biểu hiện đồng thời của các thuộc tính này.

Theo số liệu khảo sát từ Tiến sĩ Vũ Thị Lan (Các biện pháp tạo hứng

thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở tiểu học, Luận

án tiến sĩ khoa học Sư phạm – Tâm lí, Đại học sư phạm Hà Nội) thì trung bình mỗi lớp chỉ có khoảng 50% học sinh hứng thú với môn học Tiếng Việt (hứng thú với tất cả các phân môn tiếng Việt), có lớp chỉ có 10%. Tất nhiên, con số này mang tính tương đối vì được nêu ra từ đánh giá chủ quan của giáo viên và một số giáo viên nhìn nhận sự hứng thú còn khá dễ dãi.

Đối với việc phát hiện và bồi dưỡng HSG Tiếng Việt thì việc tạo hứng thú trong quá trình học tập càng có ý nghĩa hơn. Bồi dưỡng HSG là một quá trình lâu dài. Cần phải bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh. Nếu hứng thú với học tập, tích cực trong nhận thức, học sinh sẽ có kết quả học tập tốt hơn. Kết quả đó làm thỏa mãn nhau cầu nhận thức, tạo cảm giác thích thú khiến học sinh càng thêm tự tin, phấn đấu trong học tập. Cách tốt nhất trong việc bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh lúc đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu của mình, nhưng sau quá trình được dìu dắt các em đã trưởng thành rất vững vàng và đạt thành tích cao. Tuy nhiên trong nhiều nhà trường tiểu học hiện nay, hứng thú của học sinh trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt mới chỉ dừng lại

ở mức độ hứng thú hời hợt, thụ động và không bền vững vì học sinh chưa tìm được động cơ học tập thực sự. Điều này một phần cũng do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi tiểu học, phần lớn các em vẫn còn ham chơi, chưa ý thức được vai trò của việc học. Chỉ khi nào học sinh tìm được động cơ bên trong, tức là hiểu thật sự ý nghĩa của việc học thì hứng thú học tập mới bền vững.[9]

Từ thực tế nêu trên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sẽ đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả quá trình bồi dưỡng HSG Tiếng Việt.

CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 5 ở các trường tiểu học quốc tế tại việt nam (LV01268) (Trang 38)