Trao đổi trực tiếp với học sinh

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 5 ở các trường tiểu học quốc tế tại việt nam (LV01268) (Trang 44)

Biện pháp này nhằm khẳng định liệu học sinh có năng khiếu và hứng thú với việc học Tiếng Việt hay không. Ngược lại, biện pháp này cũng giúp củng cố thêm niềm yêu thích, say mê với môn học nếu như giáo viên có cách khai thác, trao đổi hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh. Giáo viên có thể trao đổi trực tiếp với học sinh hoặc với nhóm học sinh. Nếu trao đổi với nhóm học sinh, có thể thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ... Nếu trao đổi với cá nhân học sinh, giáo viên lựa chọn những thời điểm thích hợp để trao đổi.

Chủ đề trao đổi không nhất thiết phải là những câu hỏi như: Em có thích học Tiếng Việt không? Em có muốn trở thành HSG Tiếng Việt không? ... Đó là những câu hỏi nhàm chán và khó có thể nhận được câu trả lời chính xác của học sinh. Giáo viên có thể trao đổi với các em về nhiều vấn đề như trường lớp, thế giới động vật, thực vật, du lịch, ẩm thực... Chắc chắn, giáo viên sẽ phải bất ngờ về những suy nghĩ của các em. Thông qua những cuộc

trao đổi như vậy, giáo viên có thêm căn cứ để đánh giá khả năng quan sát, nhận xét và thể hiện sự đánh giá, cảm xúc của cá nhân học sinh.

Ví dụ: Sau một lần đi tham quan, dã ngoại ở làng gốm sứ Bát Tràng, giáo viên và học sinh cùng thảo luận sôi nổi về cảm nhận của mình với chuyến đi. Có nhiều em tỏ ra rất am hiểu về cách làm một sản phẩm gốm, đó là vì em đã chăm chú lắng nghe và quan sát khi người thợ làm việc. Có những

em hào hứng kể về những sản phẩm mà em thấy trưng bày ở làng gốm: “Em

thấy có rất nhiều bình hoa đẹp, trang trí tinh xảo. Em còn thấy cả nhiều bức tượng rất độc đáo. Có bức tượng một cô gái đang ngủ gật, có bức tượng hình hai cô chú đang ngồi uống nước và cười rất vui vẻ. Em nghĩ cô chú ấy là những người nông dân hiền lành. Trông cô chú ấy thật hạnh phúc. Em cũng ấn tượng với những chiếc vòng tay được làm thủ công. Trông nó rất ngộ nghĩnh và em cũng mua vài cái làm kỉ niệm.” Em học sinh đó đã thể hiện một

cái nhìn khá tỉ mỉ về những gì mình quan sát được, và còn thể hiện được cảm nghĩ của bản thân.

Khi trao đổi với học sinh, giáo viên chú ý đến cách giao tiếp của học sinh. Những học sinh giỏi Tiếng Việt cần phải giỏi toàn diện cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy, những học sinh nào có lối tư duy ngôn ngữ tốt thường có cách trả lời mạch lạc, rõ ràng, đúng chủ đề và thậm chí còn có thể thể hiện cả đánh giá chủ quan của bản thân trong đó.

Khi sử dụng biện pháp này, giáo viên cần lưu ý những điều sau đây để hiệu quả của phỏng vấn được cao:

- Chuẩn bị lắng nghe bằng cách tập trung sự chú ý vào học sinh. Tránh xem TV, nhìn ra cửa sổ hoặc xung quanh.

-Tạo sự giao tiếp bằng mắt bằng cách nhìn người nói. Nhìn thẳng người nói để hiểu được những tín hiệu không lời. Nhìn người nói giúp họ biết rằng chúng ta đang thật sự lắng nghe và vì thế mà truyền đạt tốt hơn. Đáp lại người

nói bằng cách gật đầu, hướng người về phía trước hay mỉm cười. Những dấu hiệu này cho thấy sự lắng nghe một cách chăm chú.

-Tuyệt đối không nói chuyện riêng hay ngắt lời học sinh. Một người nghe tốt phải biết dành thời gian cho người khác bày tỏ ý kiến cá nhân. Khi muốn nói điều gì, hãy đợi học sinh dứt câu và dừng trong giây lát. Điểm dừng này cho phép chúng ta xem xét lại những gì vừa trình bày cũng như học sinh xem xét cách lắng nghe của chúng ta. Hãy để ý đến từng lời của học sinh bởi vì chúng ta suy nghĩ cũng như lắng nghe đến 1000 từ/phút và tốc độ nói trung bình là 125 từ/phút. Cho học sinh biết chúng ta đang chú ý lắng nghe bằng những từ như "à", "uh", "thế à", "sau đó thế nào"…

- Tránh phán xét hay kết luận. Hầu hết các lý do dẫn đến không lắng nghe là quá chú trọng đến những kinh nghiệm bản thân và không chú ý đúng mức đến người khác. Tránh làm một người nghe thụ động, thay vào đó, thử so sánh ý kiến của bản thân và học sinh khi lắng nghe. Cố gắng không át lời hoặc ngắt lời học sinh. Đừng bỏ ngoài tai hoặc xem nhẹ những điều được nói.

- Lắng nghe và tìm hiểu ẩn ý, chú ý vào nội dung được trình bày và cả những điều không được thể hiện bằng cảm nhận qua giọng điệu, nét mặt hay điệu bộ của học sinh.

- Tự đặt câu hỏi, dùng nghi vấn từ ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào để

hiểu rõ điều người nói muốn truyền đạt hơn là chỉ lắng nghe quan điểm của họ. Hỏi lại nếu không chắc về những điều được trình bày. Diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình và hỏi học sinh "Cô hiểu như thế có đúng không?".

Biện pháp này cũng được thực hiện khi giáo viên cần thêm căn cứ để khẳng định những thành tích mà học sinh đã đạt được trước đó.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 5 ở các trường tiểu học quốc tế tại việt nam (LV01268) (Trang 44)