Chỉ tiêu về sinh trưởng tuyệt đối cho biết khả năng tăng khối lượng của lợn thí nghiệm (tính bằng g/con/ngày). Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm được trình bày qua Bảng 2.5 và minh họa qua Hình 2.2.
Bảng 2.5 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con qua các kỳ cân (g/con/ngày) STT Giai đoạn Lô ĐC
(Lợn con F2)
Lô TN
(Lợn con F3)
1 Sơ sinh đến 21 ngày 67,14 66,67
2 21 ngày đến cai sữa (35 ngày) 103,57 80,71
3 Cai sữa đến 56 ngày 74,29 70,95
4 Bình quân từ sơ sinh - 56 ngày 78,93 71,79
5 So sánh (%) 100 90,95
Kết quả bảng 2.5 cho thấy, qua các giai đoạn thí nghiệm, ở các lứa đẻ từ 4-5; sinh trưởng tuyệt đối của lợn con lai F3 {Đực rừng VN x nái F2 (Đực rừng x nái F1)} đều thấp hơn của lợn con lai F2 {Đực rừng VN x nái F1 (Đực rừng x nái ĐP)}. Cụ thể lợn con lai F3 có sinh trưởng tuyệt đối đạt từ 66,67 – 80,71 và 70,95 g/con/ngày tương ứng với các giai đoạn tuổi từ sơ sinh - 21 ngày; 21-35 ngày và 35-56 ngàỵ Trong khi đó, của lợn con lai F2 [Đực rừng x nái F1 (Đực rừng x nái ĐP)] cao hơn đạt 67,14 - 103,57 và 74,29 g/con/ngàỵ Bình quân cả giai đoạn từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi của lợn con lai F3 {Đực rừng VN x nái F2 (Đực rừng x nái F1)} là 71,79 g/con/ngày, thấp hơn của lợn con lai F2 {Đực rừng x nái F1 (Đực rừng x nái ĐP)} đạt 78,93 g/con/ngày (Tương ứng thấp hơn 9,05%).
Như vậy, có thể thấy khi tăng tỷ lệ máu của lợn rừng trong công thức lai, sinh trưởng của lợn con có xu hướng giảm xuống. Về vấn đề này cho thấy ảnh hưởng của con đực (Lợn đực rừng Việt Nam) đến kết quả lai tạọ Lợn rừng sống trong tự nhiên thường sinh trưởng chậm, do ảnh hưởng của việc cung cấp thức ăn không đảm bảo, điều kiện sống hoang dã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và các quá trình sinh trưởng phát triển của lợn. Còn ở công thức có tỷ lệ lai với lợn nhà nhiều hơn ví dụ lợn con lai F2 (3/4 máu lợn rừng), do ảnh hưởng của lợn nhà nên sinh trưởng đã được cải thiện nhiều hơn. Kết quả
này một lần nữa được minh họa qua biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn
(Hình 2.2).
Hình 2.2 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con 2.4.5. Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm
Đây là chỉ tiêu phản ánh về tỷ lệ phần trăm của phần khối lượng tăng lên so với khối lượng trung bình của cơ thể lợn trong một khoảng thời gian theo dõị Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm được thể hiện qua
Bảng 2.6 và minh họa qua biểu đồ ở Hình 2.3.
Bảng 2.6 Sinh trưởng tương đối của lợn con qua các kỳ cân
STT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô ĐC
(Lợn con F2)
Lô TN
(Lợn con F3)
1 Sơ sinh đến 21 ngày % 103,30 100,00
2 21 ngày đến 35 ngày % 51,88 42,40
3 35 ngày đến 56 ngày % 36,28 37,48
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm đều diễn biến theo quy luật sinh trưởng tương đối của lợn nói chung, có xu hướng giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi và không đồng đều qua các giai đoạn tuổị Trong đó, tốc độ giảm của lợn con lai F3 {Đực rừng VN x nái F2 (Đực rừng x nái F1)} có xu hướng giảm nhanh hơn của lợn con lai F2
{Đực rừng VN x nái F1 (Đực rừng x nái ĐP)}. Theo quy luật thông thường, sinh trưởng tương đối giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổị Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi đối với nhóm lợn rừng lai cũng phù hợp với quy luật này.