Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam trong những năm quạ

Một phần của tài liệu Sức sản xuất của lợn nái lai F (3 4 máu lợn rừng) khi phối giống bằng lợn rừng Việt Nam nuôi tại Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa. (Trang 27)

Chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ lâu đờị Theo một số tài liệu của khảo cổ học, nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ thời đồ đá mới, cách đây khoảng 1 vạn năm. Từ khi, con người biết sử dụng công cụ lao động là đồ đá, họ đa săn bắn, hái lượm và bắt được nhiều thú rừng, trong đó có nhiều lợn rừng. Khi đó, họ bắt đầu có ý thức trong việc tích trữ thực phẩm và lương thực cho những ngày không săn bắn và hái lượm được và họ đã giữ lại những con vật săn bắt được và thuần dưỡng chúng. Cũng từ đó, nghề chăn nuôi lợn được hình thành. Có nhiều tài liệu cho rằng nghề nuôi lợn và nghề trồng lúa nước gắn liền với nhau, phát triển theo văn hóa Việt. Theo các tài liệu của khảo cổ học và văn hóa cho rằng nghề nuôi lợn và trồng lúa nước phát triển vào những giai đoạn văn hóa Gò Mun và Đông Sơn, đặc biệt vào thời kỳ các vua Hùng. Trải qua thời kỳ Bắc thuộc và dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đời sống của nhân dân ta rất khổ sở, ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng không phát triển được.

Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, khi có trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam, chăn nuôi lợn được phát triển. Dân cư phía Bắc đa nhập các giống lợn lang Trung Quốc vào nuôi tại các tỉnh miền Đông Bắc bộ. Tuy nhiên, trong thời kỳ này trình độ chăn nuôi lợn vẫn còn rất thấp. Trong thời kỳ Pháp thuộc, khoảng năm 1925, Pháp bắt đầu cho nhập các giống lợn châu Âu vào nước ta như giống lợn Yorkshire, Berkshire và cho lai tạo với các giống lợn nội nước ta như lợn Móng Cái, lợn Ỉ, lợn Bồ Xụ.

Cùng với việc tăng nhanh về số lượng, chất lượng đàn lợn cũng không ngừng được cải thiện. Các phương pháp nhân giống thuần chủng và các phép lai được thực hiện. Trong thời gian từ 1960, chúng ta đa nhập nhiều giống lợn

cao sản thông qua sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em. Có thể nói, chăn nuôi lợn được phát triển qua các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn từ 1960 - 1969: Giai đoạn khởi xướng các qui trình chăn nuôi lợn theo hướng chăn nuôi công nghiệp

- Giai đoạn từ 1970 - 1980: Giai đoạn hình thành các nông trường lợn giống quốc doanh với các mô hình chăn nuôi lợn công nghiệp, có đầu tư và hỗ trợ của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũ, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc và Cu Bạ Hệ thống nông trường quốc doanh được hình thành và Công ty giống lợn công nghiệp Trung ương cũng phát triển tốt và đảm đương việc cung cấp các giống lợn theo hệ thống công tác giống 3 cấp từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, trong những năm chuyển đổi kinh tế sự hỗ trợ của nước ngoài giảm, cộng thêm đó là tình hình dịch bệnh đã làm cho hệ thống các nông trường giống lợn dần dần tan rã hay chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang cổ phần hóa hay tư nhân.

- Giai đoạn từ 1986 đến nay: Đây là giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và nông nghiệp sản xuất hàng hóa đã tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Từ đó, các mô hình chăn nuôi lợn được hình thành và phát triển ở các tỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc, hình thức chăn nuôi lợn theo trang trại và doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển mạnh. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp và công ty chăn nuôi lợn có vốn đầu tư 100% của nước ngoàị Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung này, trong những năm tới chăn nuôi lợn nước ta sẽ phát triển nhanh chóng, tuy nhiên hình thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, 96,4% ở các khu vực nông thôn (VCN, 2002).

Cho đến nay, có thể nói nhiều doanh nghiệp, công ty hay các Trung tâm giống lợn đã có khả năng sản xuất các giống lợn tốt đáp ứng nhu cầu nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao và phát triển chăn nuôi lợn ở các hình thức khác nhau trong cả nước. Điển hình là các cơ sở của thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở của Viện Chăn nuôi, Viện Khoa học Nông Nghiệp Miền Nam và các Công ty sản xuất thức ăn có vốn đầu tư nước ngoàị

Tuy nhiên, việc quản lý con giống cũng là vấn đề nan giải và nhiều thách thức, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đã ban hành nhiều

văn bản về công tác quản lý giống lợn trong cả nước. Hiện tượng các giống lợn kém chất lượng bán trên các thị trường nông thôn vẫn khá phổ biến, do vậy người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc gây dựng đàn lợn ban đầụ Vấn đề đặt ra là các địa phương cần xây dựng các cơ sở giống lợn của địa phương mình để cung cấp giống lợn tốt cho nông dân. Công tác này, trong những năm qua theo chương trình khuyến nông, nhiều cơ sở sản xuất con giống bước đầu đa đáp ứng phần nào yêu cầu nông dân.

Chăn nuôi lợn trong cả nước đó có nhiều thành công đáng kể như đàn lợn đã tăng tỷ lệ nạc từ 33,6% ở lợn nội, lên 40,6% ở lợn lai (miền Bắc) và 34,5% lợn nội lên 42% tỷ lệ nạc ở lợn lai (miền Nam). Đối với lợn lai 3 máu ngoại (Landrace x Yorkshire x Duroc) tỷ lệ nạc trong nghiên cứu đạt 58-61%, trong đại trà sản xuất đạt 52 - 56% (Lê Đình Phùng và cs. 2009) [8]. Năm 2001 cả nước có 21.741 ngàn con lợn, sản xuất 1513 ngàn tấn thịt lợn hơi, xuất khẩu 27,3 tấn thịt xẻ, chiếm 2,6% số thịt lợn sản xuất ra (Phạm Sỹ Tiệp, 2006) [10].

Từ khi có những chính sách kinh tế mới nói chung và những chính sách trong nông nghiệp nói riêng của thời kỳ đổi mới, nền nông nghiệp của ta, trong đó có ngành chăn nuôi đã có những thay đổi rất lớn trong tất cả các khâu từ nghiên cứu lai tạo giống, quy trình chăn nuôi đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hình thức chăn nuôi tuyền thống của bà con ta vẫn còn nhưng cũng xuất hiện không ít các mô hình chăn nuôi hiện đại từ quy mô hộ gia đình đến các trung tâm, công ty v.v. Trước sự cạnh tranh về chất lượng và giá sản phẩm ở cả thị trường trong và ngoài nước, chăn nuôi lợn của ta đang tiếp tục đứng trước các vấn đề cần giải quyết như nâng cao chất lượng giống, nhập và lai tạo giống bên cạnh bảo tồn và phát huy ưu điểm của các giống bản địa, hiện đại hóa quy trình chăn nuôi, quy trình chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về vệ sinh thực phẩm...

Một phần của tài liệu Sức sản xuất của lợn nái lai F (3 4 máu lợn rừng) khi phối giống bằng lợn rừng Việt Nam nuôi tại Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa. (Trang 27)