Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sức sản xuất của lợn nái lai F (3 4 máu lợn rừng) khi phối giống bằng lợn rừng Việt Nam nuôi tại Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa. (Trang 43)

Áp dụng phương pháp theo dõi, đánh giá trực tiếp trên đàn lợn nái lai F2

của trại chăn nuôi động vật hoang dã - Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địạ Số liệu thu được so sánh, đối chiếu với đàn lợn nái lai F1.

Số lượng lợn nái lai F2 gồm 14 con; qua các lứa đẻ từ 4-5 Số lượng lợn nái F1 gồm 12 con: theo dõi từ lứa đẻ 4-5

Lợn đực rừng là lợn đực giống Việt Nam. Có độ tuổi từ 3-4 năm tuổị Lợn đực khỏe mạnh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm giống. Lợn đực ở công thức lai với lợn nái F2 là lợn đực khác với lợn đực ở công thức tạo lợn nái F1.

Bảng 2.1: Sơ đồ b trí thí nghim

STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN

1. Số lượng lợn nái

theo dõi Con 8 9

2. Số lứa theo dõi lứa 12 14

3. Giống, loại lợn nái F1 (♂ rừng TL x ♀ ĐP) F2 {♂ rừng x ♀ F1 (Đực rừng TL x Nái ĐP)} 4. Lứa đẻ 4 – 5 5. Phương thức chăn nuôi Bán chăn thả 6. Công thức lai Đực rừng VN x F1 (♂ rừng TL x ♀ ĐP) Đực rừng VN x F2 {♂ rừng x ♀ F1 (Đực rừng TL x Nái ĐP)}

*Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái và đàn lợn con theo mẹ. - Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái:

Lợn nái chửa được chăm sóc và nuôi dưỡng theo chế độ riêng. Nái chửa được nhốt trong chuồng hạn chế vận động. Mỗi ngày, lợn nái được vận động trước bữa ăn 30 phút, sau bữa ăn lợn được nhốt vào chuồng ngaỵ Chuồng trại luôn được dọn vệ sinh sạch sẽ. Lợn được nuôi theo khẩu phần để đảm bảo duy trì hoạt động, nuôi thai và tiết sữa nuôi con. Một ngày cho lợn ăn 2 bữa vào gần trưa và chiều tốị Thức ăn được nấu chín trộn với rau xanh gồm chuối và cây ngô non băm nhỏ cho ăn. Lợn nái chửa được cung cấp từ 2 - 3kg rau xanh/ngàỵ Thành phần dinh dưỡng của thức ăn được tính theo Trần Văn Phùng và cs., 2011 [15]; Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, 2001 [11].

Trước khi lợn đẻ 3 - 5 ngày, chuồng lợn được sát trùng và cho đệm lót (rơm, lá chuối khô) vào chuồng làm ổ đẻ, trong thời gian này chế độ ăn tăng về chất lượng giảm về số lượng tránh thức ăn chèn ép thaị

Sau khi đẻ lợn được ăn theo chế độ riêng dựa vào khối lượng cơ thể và số lượng con để lại nuôi để duy trì hoạt động và tiết sữa nuôi con.

Sau khi cai sữa lợn được chăm sóc để hồi phục và chú ý theo dõi động dục để phối giống sau đẻ.

- Kỹ thuật chăm sóc đàn lợn con theo mẹ:

Lợn con sinh ra được lau khô cắt nanh, cát rốn, cho bú sữa đầu, mùa đông thắp bóng điện sưởi ấm cho lợn con. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ nhằm hạn chế bệnh cho lợn con nhất là bệnh lợn con phân trắng, lợn con được ra sân chơi tự do có dào ngăn cách với bên ngoàị Tập ăn cho lợn con từ 21 ngày tuổi, cân khối lượng lúc 21 ngày tuổi, cai sữa và 56 ngày tuổị cân vào buổi sáng.

Một phần của tài liệu Sức sản xuất của lợn nái lai F (3 4 máu lợn rừng) khi phối giống bằng lợn rừng Việt Nam nuôi tại Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)