Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm

Một phần của tài liệu Sức sản xuất của lợn nái lai F (3 4 máu lợn rừng) khi phối giống bằng lợn rừng Việt Nam nuôi tại Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa. (Trang 52)

Kết quả theo dõi về sinh trưởng của lợn con thí nghiệm được trình bày tại bảng 2.4. Kết quả nghiên cứu trên tổng số 88 lợn con lai F3 {Đực rừng VN x nái F2 (Đực rừng x nái F1)} và 106 lợn con lai F2 {Đực rừng x nái F1 (Đực rừng x nái ĐP)}cho thấy có khối lượng sơ sinh, 21 ngày tuổi, 35 ngày và 56 ngày tuổi của lợn con lai F3 đều thấp hơn so với lợn con lai F2. Cụ thể, ở lợn con lai F3 khối lượng các giai đoạn đó là 0,70; 2,10; 3,23 và 4,72 kg/con,

trong khi của lợn con lai F2 tương ứng đạt 0,66 - 2,07 - 3,52 và 5,08 kg/con. Nếu lấy khối lượng lúc 56 ngày tuổi của lợn con lai F2 là 100% thì khối lượng của lợn con lai F3 thấp hơn, chỉ đạt 92,91% (Thấp hơn 7,09%).

Bng 2.4: Khối lượng lợn con qua các kỳ cân (X ± mx)

STT Ch tiêu theo dõi ĐVT Lô ĐC

(Lợn con F2)

Lô TN

(Lợn con F3)

1. Số lứa đẻ lứa 12 14

2. Số lợn con theo dõi con 106 88

3. Khối lượng sơ sinh kg/con 0,66 ± 0,01 0,70±0,02 4. Khối lượng 21 ngày tuổi kg/con 2,07 ± 0,06 2,10±0,08 5. Khối lượng cai sữa (35 ngày

tuổi) kg/con 3,52 ± 0,07 3,23±0,11

6. Khối lượng 56 ngày tuổi kg/con 5,08 ± 0,11 4,72±0,15

So sánh % 100 92,91

Sở dĩ khối lượng của lợn con lai F3 thấp hơn của lợn con lai F2, theo chúng em là do ảnh hưởng của lợn đực rừng Việt Nam. Do chưa được cải tạo, năng suất chăn nuôi còn thấp nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của con laị Còn lợn rừng con lai F2 có tỷ lệ lợn địa phương cao hơn, đây là giống lợn nhà đã được cải tạo, sinh trưởng tốt hơn và ảnh hưởng tích cực đến đời con. Kết quả nghiên cứu này được minh họa qua Hình 2.1.

Một phần của tài liệu Sức sản xuất của lợn nái lai F (3 4 máu lợn rừng) khi phối giống bằng lợn rừng Việt Nam nuôi tại Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa. (Trang 52)