Luật trọng tài

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore Luận văn ThS Luật Kinh tế (Trang 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Luật trọng tài

Trên đánh giá chủ quan của tác giả cũng như tham khảo ý kiến một số chuyên gia đóng góp cho văn bản hướng dẫn thi hành LTTTM 2010, tác giả nhận thấy rằng LTTTM 2010 vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau cần được hoàn thiện trong thời gian tới:

Thứ nhất, Điều 6 LTTTM 2010 chỉ nêu khái niệm “thỏa thuận trọng tài

không thực hiện được” nhưng không nêu cụ thể những trường hợp làm rõ khái niệm trên. Sự thiếu sót này đã gây cản trở các bên trong việc áp dụng pháp luật để xác định trường hợp nào thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được để họ cân nhắc trước khi xây dựng thỏa thuận trọng tài.

Thứ hai, LTTTM 2010 mới ban hành mang tên LTTTM nhưng trong quy

định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài, trọng tài thương mại hoàn toàn có quyền giải quyết các vụ tranh chấp trong dân sự, lao động… Như vậy, việc đặt tên LTTTM 2010 liệu có thể hiện hết thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại trong các lĩnh vực này không? Đây là câu hỏi cần có sự giải đáp từ phía các nhà làm luật.

Thứ ba, theo quy định của LTTTM 2010, tiêu chuẩn trọng tài viên đã được nới

lỏng hơn so với PLTTTM 2003. Tại Điểm c Khoản 1 Điều 20 LTTTM 2010, một chuyên gia nếu có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm thực tiễn nhưng có thể chưa tốt nghiệp cử nhân luật hoặc không có kiến thức pháp lý cần thiết về trọng tài vẫn được làm trọng tài viên. Câu hỏi đặt ra liệu họ được xét làm trọng tài viên, họ có am hiểu tường tận các quy định pháp luật nói chung, pháp luật về trọng tài nói riêng và có đáp ứng được các yêu cầu đặt ra đối với trọng tài viên hay không?

79

Qua bài nghiên cứu của mình, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục một số hạn chế của LTTTM năm 2010 như sau:

3.1.1.1. Những kiến nghị cho văn bản hướng dẫn

Thứ nhất, trong văn bản hướng dẫn nên bổ sung và nêu rõ các trường hợp

được coi là “thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được” để các bên tranh chấp cũng như trọng tài viên dễ dàng áp dụng và đối chiếu trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Thứ hai, theo tác giả nên đổi tên LTTTM 2010 thành Luật Trọng tài để phản

ánh đúng phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Theo luật, trọng tài thương mại đã “lấn sân” sang giải quyết các vụ tranh chấp dân sự, lao động… Có ý kiến cho rằng, đổi tên như trên sẽ làm cho phạm vi áp dụng luật trọng tài quá lớn. Tuy nhiên vấn đề này không đáng lo ngại bởi với quy định chi tiết trong LTTTM 2010, trọng tài chỉ có thể chiếu theo đó để giải quyết vụ tranh chấp chứ không thể vượt quá khuôn khổ pháp luật.

Có ý kiến cho rằng, cách đặt tên là Luật Trọng tài có nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước hết, điều này xuất phát từ sự cần thiết phải mở rộng thẩm quyền tài phán của trọng tài. Thứ hai, cách đặt tên này cũng giúp tránh được các tranh chấp không cần thiết liên quan đến việc xác định thẩm quyền của trọng tài, chẳng hạn xác định nội hàm của thuật ngữ “ hoạt động thương mại” theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại, phân biệt giữa hoạt động thương mại và các hoạt động khác không mang bản chất thương mại…Thứ ba, việc đặt tên là Luật Trọng tài cũng phù hợp với thực tiễn pháp luật của các nước và thông lệ quốc tế. Thứ tư, mặc dù trong quá trình xây dựng Luật Trọng tài, ban soạn thảo và tổ biên tập đã tích cực tham khảo Luật Mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế, tuy nhiên việc sử dụng tên gọi là Luật Trọng tài là phù hợp hơn đối điều kiện,hoàn cảnh của Việt Nam…

Thứ ba, để đảm bảo nâng cao số lượng trọng tài viên song hành cũng nâng

cao chất lượng viên theo hướng giỏi về trình độ chuyên môn, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, giàu kinh nghiệm thực tiễn, các thương nhân có thời gian dài hoạt

80

động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại muốn trở thành trọng tài viên nên buộc tham gia một khóa đào tạo về trọng tài.

3.1.1.2. Giải pháp đối với các biện pháp hỗ trợ khác

Ngoài các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật nêu trên, có thể đưa ra một số biện pháp bổ trợ khắc nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại bằng trọng tài trong giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất, khuyến khích thành lập trọng tài vụ việc, tạo cơ hội cho nhiều

chuyên gia kinh tế tham gia hoạt động trọng tài. Cá nhân được các bên tranh chấp tin tưởng và phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quy định đều có thể tham gia với tư cách là trọng tài viên. Thực tế có những chuyên gia pháp lý, nhà kinh doanh làm việc tại cơ quan nhà nước nên họ không có điều kiện thường xuyên tham gia các hoạt động trọng tài thường trực với tư cách là trọng tài viên.

Thứ hai, pháp luật về trọng tài và các văn bản hướng dẫn phải được xây dựng

phù hợp tương thích với pháp luật về trọng tài trên thế giới. Từ đó tạo sự hấp dẫn cũng như cạnh tranh của trọng tài nước ta với trọng tài trong khu vực và thế giới, giúp các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam luôn tin tưởng tìm được những cơ quan đủ khả năng hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích cho họ.

Thứ ba, cần tạo điều kiện cho các trọng tài viên nước ta tham gia hoạt

động trọng tài ở nước ngoài như tổ chức các sự kiện giao lưu, hợp tác; tổ chức hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng của trọng tài viên, giúp trọng tài viên trong nước có cơ hội trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân.

Thứ tư, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trọng tài với cộng đồng

doanh nghiệp, giúp các nhà kinh doanh nhận thức đầy đủ tính ưu việt và lợi ích của phương phức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với các hình thức giải qyết tranh chấp khác, từ đó tạo lòng tin với họ trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ các quyền và lợi ích của mình.

Thứ năm, thành lập thêm các trung tâm trọng tài để tăng tính cạnh tranh giữa

81

đẩy các trung tâm trọng tài đang tồn tại buộc phải làm mới mình, xây dựng chiến lược hoạt động hiệu quả, nâng cao vị thế uy tín, thương hiệu của mình đồng thời tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các trung tâm trọng tài nước ngoài để tăng cường hội nhập, khi đó mới mong các nhà kinh doanh tìm đến.

Thứ sáu, các trung tâm trọng tài nên quan tâm xây dựng và nâng cao số lượng

cũng như chất lượng trình độ các trọng tài viên. Cần tuyển những người có năng lực thật sự, có đạo đức nghề nghiệp bổ sung vào danh sách trọng tài viên trung tâm mình để nâng cao vị thế của trọng tài viên trong nước so với trọng tài viên tại các trung tâm trọng tài trên thế giới nói chung và trong khu vực nói riêng.

3.1.1.3. Giải pháp đối với Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Trọng tài thương mại 2010

Ngày 28/7/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LTTTM. Tuy nhiên, các quy định trong Nghị định chỉ tập trung hướng dẫn và làm rõ các quy định về cơ cấu tổ chức cũng như thủ tục thành lập, cơ chế hoạt động của các trung tâm trọng tài chứ chưa đề cập tới các quy định về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Để thể hiện đầy đủ nội dung của các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cũng như tạo ra cách hiểu thống nhất các quy định của pháp luật về trọng tài trong thực tiễn nên cần thiết phải bổ sung sửa đổi một số điều của Nghị định 63/ 2011/NĐ- CP như sau:

Thứ nhất, bổ sung những tiêu chí xác định tính khách quan, độc lập của trọng

tài viên. Còn đối với tính vô tư của trọng tài viên, hiện nay pháp luật vẫn coi đây là một tiêu chí nhưng theo quan điểm của tác giả không nên đưa nó thành một tiêu chí để đánh giá sự khách quan của trọng tài viên. Bởi lẽ, sự vô tư mang tính chủ quan, sẽ không có một tiêu chí hay một mẫu số chung nào để xác định, để đánh giá trọng tài có vô tư hay không khi làm nhiệm vụ. Vì vậy, sự ghi nhận tính vô tư của trọng tài viên trong luật TTTM không thực sự cần thiết. Thêm nữa, tính độc lập và tính vô tư có mối quan hệ với nhau. Do đó, chỉ cần có tiêu chí xác định tính độc lập, khách quan của trọng tài viên thì sẽ xác định được tính vô tư của trọng tài viên. Tiêu chí để

82

xác định tính độc lập, khách quan của trọng tài viên sẽ dựa vào sự độc lập về tài chính, về các mối quan hệ, về lợi ích giữa các trọng tài viên và các bên tranh chấp.

Thứ hai, bổ sung các quy định để đảm bảo tính bảo mật thông tin vụ tranh

chấp cũng như thông tin của các bên đương sự tham gia tranh chấp tại trọng tài chứ không chỉ riêng thông tin liên quan đến phiên họp giải quyết tranh chấp. Bổ sung thêm nghĩa vụ của những người có liên quan đến giải quyết tranh chấp (nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, luật sư của các bên tranh chấp). Nghị định cũng nên có quy định cho các bên liên quan thỏa thuận về phạm vi thông tin cần bảo mật. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận, pháp luật cũng nên có những quy định hạn mức bảo mật thông tin “tối thiểu” về các vấn đề trong tranh chấp thương mại như: Thông tin các bên đương sự trong tranh chấp, nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp, các chứng cứ liên quan đến tranh chấp…

Trên đây là một số kiến nghị được đưa ra nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài cũng như góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam. Hy vọng những biện pháp hỗ trợ này sẽ được thực thi trên thực tế để tăng sự tin cậy của xã hội đối với phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại vốn đã trở nên phổ biến và được các doanh nhân trên thế giới ưa chuộng.

3.1.2. Giải pháp đối với pháp luật liên quan

Đối với hoạt động trọng tài, văn bản pháp luật tác động trực tiếp gồm có Luật Trọng tài thương mại. Ngoài LTTTM năm 2010 và các văn bản tố tụng hướng dẫn thi hành, còn có các văn bản pháp luật liên quan khác như Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư, Luật Hàng hải, Luật Thi hành án dân sự năm 2008…

Muốn thực hiện tốt hoạt động trọng tài, cần hoàn thiện LTTTM 2010 nói chung, các luật liên quan đến hoạt động trọng tài và các Trọng tài viên cần phải am hiểu rõ về các luật liên quan đến hoạt động trọng tài, tránh hiện tượng chồng chéo luật, áp dụng luật một cách không thống nhất.

83

3.2. Kiện toàn cơ chế nhằm nâng cao vai trò của trung tâm trọng tài Việt Nam

3.2.1. Kiện toàn cơ chế Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Việc các doanh nghiệp lựa chọn VIAC mà ít lựa chọn các TTTT khác là dựa vào chất lượng giải quyết vụ tranh chấp. Tuy nhiên, so với các trung tâm trọng tài quốc tế khác thì VIAC vẫn chưa thực sự phát huy được hết khả năng của mình, điều này thể hiện trong sự so sánh số vụ tranh chấp đã giải quyết của VIAC với các trung tâm trọng tài quốc tế khác.

Để có sự thay đổi thực trạng này, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của VIAC mà cần có sự đóng góp của rất nhiều cá nhân, tố chức khác. Riêng đối với VIAC để hoạt động có hiệu quả trên thực tế nên thực hiện những giải pháp cụ thể sau đây:

- Về lựa chọn trọng tài viên: Có thể nói TTV chính là bộ mặt của VIAC, uy tín của trọng tài phần lớn phụ thuộc vào chính uy tín của TTV. Chính vì vậy, trên cơ sở các tiêu chuẩn của TTV theo quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, VIAC cần tiến hành lựa chọn những TTV có đủ năng lực để đảm nhiệm công việc này. Năng lực của TTV không chỉ phụ thuộc vào kiến thức, trình độ pháp lý mà còn đòi hỏi kiến thức kinh tế- kỹ thuật. Đó có thể là các luật gia, các giáo sư đại học, các nhà kinh tế… chính sự am hiểu, có kinh nghiệm trong các tranh chấp, tinh thông thủ tục trọng tài, độc lập, khách quan… chính là những tiêu chí để các bên đương sự của tranh chấp lựa chọn.

- Xây dựng hệ thống quy tắc tố tụng ngắn gọn, chặt chẽ, không trái những quy định của pháp luật. Ngoài ra, cũng nên có quy định mở trong việc áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài, góp phần giúp cho các bên tham gia giải quyết tranh chấp tại VIAC nhiều hơn.

- Phí trọng tài cần ấn định cho phù hợp với mối tương quan với các chi phí giải quyết hoạt động tranh chấp, nếu phí trọng tài quá cao so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác, thì đây cũng được coi là một nguyên nhân để đương sự trong tranh chấp không lựa chọn trọng tài.

- Bản thân VIAC cần phải học hỏi những kinh nghiệp xét xử của các TTTT quốc tế khác, tổ chức hội thảo, thông qua phương tiện thông tin đại chúng… để

84

tuyên truyền phổ biến pháp luật trọng tài tới các doanh nghiệp để họ hiểu được ưu điểm của hình thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại.

3.2.2. Tăng cường phối hợp giữa trọng tài và các cơ quan liên quan nhằm phát huy vai trò trọng tài tại Việt Nam huy vai trò trọng tài tại Việt Nam

Trọng tài là một loại hình tổ chức phi chính phủ, một tổ chức mang tính chất xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài. Tuy là một tổ chức phi chính phủ nhưng trọng tài luôn có mỗi quan hệ hữu cơ gắn bó với các cơ quan liên quan khác đến hoạt động trọng tài như các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp…., thể hiện rõ nhất là mối quan hệ chặt chẽ giữa trọng tài và các cơ quan tư pháp. Các cơ quan tham gia hỗ trợ hoạt động của trọng tài gồm có cơ quan tòa án, cơ quan thi hành án, cơ quan kiểm sát.

- Tòa án và trọng tài đều là những hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, đóng vai trò một bên trung lập với các bên trong quan hệ tranh chấp. Giữa tòa án và trọng tài có sự khác biệt rất rõ về tính chất pháp lý của mỗi loại cơ quan này. Tòa án là một cơ quan xét xử của Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà Nước xét xử các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Tòa án ra bản án, quyết định có tính chất bắt buộc các bên đương sự phải thi hành. Điều 7 LTTTM năm 2010 xác định Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn tòa án, thẩm quyền của tòa án được xác định theo Điều 7 LTTTM.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 30 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2002, có chức năng xét xử đối với các vụ án đã đưa ra ở Điều 7 LTTTM 2010. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 và LTTTM 2010 quy định vai trò của

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore Luận văn ThS Luật Kinh tế (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)