Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC)

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore Luận văn ThS Luật Kinh tế (Trang 33)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC)

Arbitration)

Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore là tổ chức trọng tài phi chính phủ được thành lập năm 1990 và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 1/7/1991.

SIAC có chức năng cung cấp những điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế và trong nước bằng trọng tài, khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoài Tòa án, tạo môi trường hoạt động cho các trọng tài theo luật và thực tiễn hoạt động của trọng tài quốc tế.

SIAC là một trong các tổ chức trọng tài có uy tín hàng đầu trong khu vực. Tổ chức của SIAC bao gồm: Chánh Tòa, các Phó Chánh Tòa, Tổng Thư ký, Hội đồng trọng tài và các Trọng tài viên.

Các tranh chấp thuộc thẩm quyền của SIAC là các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bảo hiểm, ngân hàng, đầu tư, thanh toán quốc tế…

SIAC có hai danh sách trọng tài viên: Danh sách trọng tài viên khu vực và danh sách trọng tài viên quốc tế. Cả hai danh sách này đều có chức năng như nhau. Danh sách trọng tài khu vực gồm những trọng tài viên ngoài khu vực này. Ủy ban trọng tài có thể có một hoặc ba trọng tài viên được chọn ra từ danh sách trọng tài. Các trọng tài viên sẽ được chủ tịch trung tâm lựa chọn nếu các bên không tự lựa chọn được. Các trọng tài viên sẽ tiến hành xét xử một cách độc lập, vô tư. Bất cứ dấu hiệu nào về tính trung thực cũng như sự thiên vị đều bị khước từ. Nếu trong quá trình trọng tài có trọng tài viên nào bị chết, về hưu hoặc có hành vi sai trái thì trọng tài viên đó sẽ bị thay thế bởi một trọng tài viên khác.

Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore trong những năm qua đã hoạt động rất hiệu quả và đã được biết đến ở nhiều nước trên thế giới. Trung tâm ngày càng đẩy mạnh hoạt động nâng cao chất lượng để thu hút các thương nhân xảy ra tranh chấp đến với mình.

27

1.2.2. Căn cứ thành lập và chấm dứt hoạt động của trung tâm trọng tài

1.2.2.1. Căn cứ thành lập và chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài Việt Nam

- Căn cứ thành lập: Theo quy định của Luật TTTM năm 2010 của Việt Nam, trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên có đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập. Sau khi Trung tâm trọng tài đã hoàn tất thủ tục đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền thì Trung tâm trọng tài được cấp Giấy đăng ký hoạt động và có tư cách pháp nhân, có đầy đủ căn cứ để hoạt động.

- Chấm dứt hoạt động: Hoạt động của Trung tâm trọng tài chấm dứt trong các trường hợp sau: theo quy định tại điều lệ của Trung tâm trọng tài; bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động khi: trung tâm trọng tài có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm, trung tâm trọng tài không tiến hành bất kỳ hoạt động nào ghi trong Điều lệ, Giấy phép thành lập trong vòng 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động; Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài không tiến hành đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở; Trung tâm trọng tài không sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với Luật Trọng tài thương mại trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật Trọng tài thương mại có hiệu lực.

1.2.2.2. Căn cứ thành lập và chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài Singapore

Singapore là một trung tâm khu vực và tài chính, phục vụ như là một cửa ngõ giữa Đông và Tây và nơi các trụ sở khu vực của nhiều tập đoàn đa quốc gia, Singapore cũng là một trung tâm quan trọng trọng tài trong khu vực. Sự phát triển của danh tiếng và ảnh hưởng của nó đã được hỗ trợ bởi việc thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) vào tháng 7 năm 1991 và việc ban hành Luật Trọng tài Quốc tế (Cap 143A) ("AIA") vào năm 1994 kết hợp với các UNCITRAL Luật mẫu về Trọng tài thương mại .

28

Pháp luật Singapore không có quy định về căn cứ thành lập và chấp dứt hoạt động của trung tâm trọng tài rõ ràng như Việt Nam. Chúng ta sẽ đi sâu về vấn đề này trong trong Chương II của bài này.

1.2.3. Mục tiêu nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm trọng tài

1.2.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm trọng tài

Ở các nước, trung tâm trọng tài được lập ra để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Nhưng đối với một tranh chấp cụ thể thì TTTT không có thẩm quyền đương nhiên. TTTT chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên chuyển tranh chấp cho TTTT xét xử chứ TTTT không tự mình đem tranh chấp ra xét xử (trừ trường hợp Trọng tài kinh tế ở Việt Nam nay đã chấm dứt hoạt động). Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TTTT đối với các tranh chấp cụ thể có thể được quy định trong hợp đồng, trong một văn bản thỏa thuận riêng về trọng tài giữa các bên, hoặc trong pháp luật hoặc các điều ước quốc tế có liên quan.

Trọng tài thương mại được thành lập để giải quyết các tranh chấp thương mại. Những tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật Singapore và thông lệ quốc tế nói chung, một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu các bên thuộc một trong các trường hợp cụ thể sau đây:

Thứ nhất, tranh chấp giữa các bên phát sinh phải là tranh chấp từ hoạt động

thương mại;

Thứ hai, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có

hoạt động thương mại;

Thứ ba, tranh chấp khác giữa các bên mà theo quy định được giải quyết bằng

trọng tài thương mại.

Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết đưa ra TTTT để giải quyết tất cả hoặc một số loại tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau về một quan hệ

29

pháp luật nhất định, theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài có thể tồn tại dưới dạng một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một văn bản thỏa thuận riêng.

1.2.3.2. Quy tắc tố tụng trọng tài

TTTT hoạt động theo trình tự thủ tục dựa trên quy định pháp luật và Quy tắc tố tụng của TTTT.

Tố tụng trọng tài, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài. Vậy có thể hiểu quy tắc tố tụng trọng tài là các quy tắc trong trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài. Việc áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài ở mỗi quốc gia là khác nhau, song tựu chung lại quy tắc tố tụng được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm trọng tài thương mại. Quy tắc tố tụng của một trung tâm trọng tài chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài hoặc chỉ định lựa chọn quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp của mình. Mặt khác, khi áp dụng quy tắc tố tụng của trọng tài để giải quyết các vụ việc của đương sự thì đương sự không thực hiện thỏa thuận chọn quy tắc tố tụng trọng tài khác. Tức là, trong mỗi vụ việc đương sự chỉ được áp dụng một quy tắc tố tụng trọng tài duy nhất để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình tố tụng.

Quy tắc tố tụng của VIAC được xây dựng trên cơ sở Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010. Quy tắc tố tụng mới nhất của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, bao gồm 35 điều khoản và quy định về các nội dung cơ bản sau: Về khởi kiện, thụ lý, bản tự bảo vệ và quyền kiện lại của bị đơn; Thành lập hội đồng trọng tài; Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc; Lựa chọn địa điểm, ngôn ngữ trọng tài và pháp luật áp dụng; Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Phiên họp trọng tài; Quyết định trọng tài; Lệ phí trọng tài và các chi phí khác.

Quy tắc tố tụng của VIAC được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Như vậy, khi các bên có thỏa thuận đưa vụ

30

tranh chấp ra giải quyết tại VIAC thì sẽ phải tuân theo Quy tắc tố tụng của VIAC để giải quyết tranh chấp.

Quy tắc tố tụng của SIAC được xây dựng dựa trên cơ sở Luật mẫu UNCITRAL và quy tắc tố tụng của Tòa án trọng tài quốc tế Luân Đôn. Các thay đổi so với hai quy tắc trên là theo chiều hướng rút ngắn giai đoạn trên giấy tờ của quá trình trọng tài và quy định thời gian cho ủy ban trọng tài ra phán quyết.

Quy tắc tố tụng mới nhất của Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) có hiệu lực từ ngày 01/4/2013 bao gồm 37 điều khoản và 02 phụ lục, quy định về các nội dung cơ bản sau: phạm vi áp dụng; Số lượng và chỉ định Trọng tài viên; Phiên họp giải quyết tranh chấp; Địa điểm, ngôn ngữ trọng tài; Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; Biện pháp khẩn cấp tạm thời; Phán quyết trọng tài; Phí và đặt cọc; Bảo mật; Phụ lục quyết định về trọng tài viên khẩn cấp và các quy định riêng cho quy tắc trọng tài trong nước.

Quy tắc tố tụng của SIAC được áp dụng trong trường hợp các bên thỏa thuận đưa các vụ tranh chấp ra trọng tài tại SIAC, khi đó, các bên được xem như đã đồng ý tố tụng trọng tài sẽ được điều hành và tiến hành theo Quy tắc này. Tuy nhiên, trong trường hợp một trong các quy định của Quy tắc này xung đột với một quy định bắt buộc của pháp luật hiện hành về trọng tài mà các bên không được vi phạm, thì quy định đó sẽ được lấy làm căn cứ.

Các bên có thể tự thỏa thuận về địa điểm trọng tài, ngôn ngữ trọng tài và người đại diện của các bên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Có thể nhận thấy rằng, Trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp mang tính xã hội quan trọng cần được phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế, nhu cầu giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế ngày càng trở nên cần thiết. Để đảm bảo được quá trình kinh doanh lành mạnh cũng như sự công bằng trong kinh doanh, pháp luật Việt Nam đã và đang xây dựng cơ chế thực thi

31

pháp luật tối ưu đặc biệt là việc thành lập các trung tâm trọng tài để giải quyết các tranh chấp như Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) với các chức năng nhiệm vụ quyền hạn chuyên biệt. Mô hình thiết chế của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) được tổ chức tương tự như mô hình thiết chế Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) hoạt động theo pháp luật trọng tài thương mại của Singapore. Về cơ bản, các thiết chế này được thành lập đều với mục đích là giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế. Các Trung tâm trọng tài đều trang bị cho mình những nền tảng pháp lý cơ bản (về pháp luật trọng tài, quy tắc tố tụng) để quy định nhiệm vụ, quyền hạn cũng như thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài và có một đội ngũ trọng tài viên với trình độ chuyên môn, năng lực cao nhằm đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp của các bên. Chương 2 sẽ đi sâu phân tích, so sánh để làm rõ hơn thực trạng giải quyết tranh chấp tại hai Trung tâm trọng tài VIAC và SIAC.

32

CHƢƠNG 2

SO SÁNH THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ

TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIAC) VÀ TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ SINGAPORE (SIAC)

2.1. So sánh căn cứ thành lập và hoạt động của hai trung tâm trọng tài thƣơng mại

2.1.1. Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Trong thời kì hội nhập kinh tế như hiện nay, sự năng động của thị trường kéo theo sự thành lập một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khiến cho sức cạnh tranh của thị trường tăng nhanh. Ngoài ra, với xu thế hội nhập, các doanh nghiệp của Việt Nam không chỉ giao tiếp với nhau mà còn giao tiếp với các doanh nghiệp ngoài nước. Vì mục đích lợi nhuận, việc các bên xảy ra tranh chấp là điều dễ dàng xảy ra. Để góp phần giải quyết những tranh chấp này phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của các bên đương sự, đồng thời tạo niềm tin, định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm phát triển bền vững. Chính vì lý do này mà các Trung tâm trọng tài Việt Nam được thành lập.

2.1.1.1. Quá trình hoạt động và căn cứ thành lập

Trước những năm 1993, các tranh chấp thương mại ở Việt Nam được giải quyết ở hai tổ chức trọng tài là Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng hải. Hai tổ chức này tồn tại độc lập với nhau và chính là tiền thân của Trung tâm trọng tài quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (FTAC): Là tổ chức phi chính phủ được

thành lập bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 59/CP ra ngày 30/4/1963 của Hội đồng Chính phủ. FTAC gồm 15 ủy viên được chỉ định với nhiệm kì 3 năm. Thẩm quyền của FTAC chỉ hạn chế đối với các giao dịch ngoại thương. Theo đó, tổ chức này không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng dân sự và kinh tế trong nước.

33

Quyết định trọng tài được các bên tự nguyện thi hành trong thời hạn ấn định. Trong trường hợp quyết định trọng tài không được thi hành trong thời hạn ấn định thì một trong hai bên có quyền yêu cầu sự can thiệp của Tòa án.

Hội đồng Trọng tài Hàng hải (MAC): Được thành lập ngày 5/10/1964 theo

Quyết định số 153- CP của Chính phủ Việt Nam. MAC là tổ chức phi chính phủ bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Nhìn chung, MAC có điều lệ và quy tắc trọng tài tương tự FTAC.

Thẩm quyền của MAC bị hạn chế trong lĩnh vực vận tải biển khi có một trong các bên đương sự là tổ chức nước ngoài. MAC không có thẩm quyền đối với các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự hoặc kinh tế do các cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam kí kết kể cả các tranh chấp về đầu tư.

Cho đến những năm sau 1986, khi nước ta bước vào giai đoạn cải cách bằng chính sách đổi mới kinh tế thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như giao dịch giữa Việt Nam và nước ngoài đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa, tranh chấp ngoại thương ngày càng diễn ra phức tạp hơn. Đến lúc này FTAC và MAC bắt đầu gặp phải những khó khăn lớn.

Với mục đích cải tổ lại hoạt động và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài. Ngày 28/4/1993 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 204/ TTg cho phép thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Theo đó, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất FTAC và MAC.

Theo Quyết định số 204/TTg nêu trên, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là tổ chức phi chính phủ bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore Luận văn ThS Luật Kinh tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)