7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Mục tiêu nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm trọng tài
1.2.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm trọng tài
Ở các nước, trung tâm trọng tài được lập ra để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Nhưng đối với một tranh chấp cụ thể thì TTTT không có thẩm quyền đương nhiên. TTTT chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên chuyển tranh chấp cho TTTT xét xử chứ TTTT không tự mình đem tranh chấp ra xét xử (trừ trường hợp Trọng tài kinh tế ở Việt Nam nay đã chấm dứt hoạt động). Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TTTT đối với các tranh chấp cụ thể có thể được quy định trong hợp đồng, trong một văn bản thỏa thuận riêng về trọng tài giữa các bên, hoặc trong pháp luật hoặc các điều ước quốc tế có liên quan.
Trọng tài thương mại được thành lập để giải quyết các tranh chấp thương mại. Những tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật Singapore và thông lệ quốc tế nói chung, một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu các bên thuộc một trong các trường hợp cụ thể sau đây:
Thứ nhất, tranh chấp giữa các bên phát sinh phải là tranh chấp từ hoạt động
thương mại;
Thứ hai, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có
hoạt động thương mại;
Thứ ba, tranh chấp khác giữa các bên mà theo quy định được giải quyết bằng
trọng tài thương mại.
Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết đưa ra TTTT để giải quyết tất cả hoặc một số loại tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau về một quan hệ
29
pháp luật nhất định, theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài có thể tồn tại dưới dạng một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một văn bản thỏa thuận riêng.
1.2.3.2. Quy tắc tố tụng trọng tài
TTTT hoạt động theo trình tự thủ tục dựa trên quy định pháp luật và Quy tắc tố tụng của TTTT.
Tố tụng trọng tài, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài. Vậy có thể hiểu quy tắc tố tụng trọng tài là các quy tắc trong trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài. Việc áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài ở mỗi quốc gia là khác nhau, song tựu chung lại quy tắc tố tụng được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm trọng tài thương mại. Quy tắc tố tụng của một trung tâm trọng tài chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài hoặc chỉ định lựa chọn quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp của mình. Mặt khác, khi áp dụng quy tắc tố tụng của trọng tài để giải quyết các vụ việc của đương sự thì đương sự không thực hiện thỏa thuận chọn quy tắc tố tụng trọng tài khác. Tức là, trong mỗi vụ việc đương sự chỉ được áp dụng một quy tắc tố tụng trọng tài duy nhất để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình tố tụng.
Quy tắc tố tụng của VIAC được xây dựng trên cơ sở Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010. Quy tắc tố tụng mới nhất của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, bao gồm 35 điều khoản và quy định về các nội dung cơ bản sau: Về khởi kiện, thụ lý, bản tự bảo vệ và quyền kiện lại của bị đơn; Thành lập hội đồng trọng tài; Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc; Lựa chọn địa điểm, ngôn ngữ trọng tài và pháp luật áp dụng; Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Phiên họp trọng tài; Quyết định trọng tài; Lệ phí trọng tài và các chi phí khác.
Quy tắc tố tụng của VIAC được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Như vậy, khi các bên có thỏa thuận đưa vụ
30
tranh chấp ra giải quyết tại VIAC thì sẽ phải tuân theo Quy tắc tố tụng của VIAC để giải quyết tranh chấp.
Quy tắc tố tụng của SIAC được xây dựng dựa trên cơ sở Luật mẫu UNCITRAL và quy tắc tố tụng của Tòa án trọng tài quốc tế Luân Đôn. Các thay đổi so với hai quy tắc trên là theo chiều hướng rút ngắn giai đoạn trên giấy tờ của quá trình trọng tài và quy định thời gian cho ủy ban trọng tài ra phán quyết.
Quy tắc tố tụng mới nhất của Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) có hiệu lực từ ngày 01/4/2013 bao gồm 37 điều khoản và 02 phụ lục, quy định về các nội dung cơ bản sau: phạm vi áp dụng; Số lượng và chỉ định Trọng tài viên; Phiên họp giải quyết tranh chấp; Địa điểm, ngôn ngữ trọng tài; Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; Biện pháp khẩn cấp tạm thời; Phán quyết trọng tài; Phí và đặt cọc; Bảo mật; Phụ lục quyết định về trọng tài viên khẩn cấp và các quy định riêng cho quy tắc trọng tài trong nước.
Quy tắc tố tụng của SIAC được áp dụng trong trường hợp các bên thỏa thuận đưa các vụ tranh chấp ra trọng tài tại SIAC, khi đó, các bên được xem như đã đồng ý tố tụng trọng tài sẽ được điều hành và tiến hành theo Quy tắc này. Tuy nhiên, trong trường hợp một trong các quy định của Quy tắc này xung đột với một quy định bắt buộc của pháp luật hiện hành về trọng tài mà các bên không được vi phạm, thì quy định đó sẽ được lấy làm căn cứ.
Các bên có thể tự thỏa thuận về địa điểm trọng tài, ngôn ngữ trọng tài và người đại diện của các bên.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Có thể nhận thấy rằng, Trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp mang tính xã hội quan trọng cần được phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế, nhu cầu giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế ngày càng trở nên cần thiết. Để đảm bảo được quá trình kinh doanh lành mạnh cũng như sự công bằng trong kinh doanh, pháp luật Việt Nam đã và đang xây dựng cơ chế thực thi
31
pháp luật tối ưu đặc biệt là việc thành lập các trung tâm trọng tài để giải quyết các tranh chấp như Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) với các chức năng nhiệm vụ quyền hạn chuyên biệt. Mô hình thiết chế của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) được tổ chức tương tự như mô hình thiết chế Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) hoạt động theo pháp luật trọng tài thương mại của Singapore. Về cơ bản, các thiết chế này được thành lập đều với mục đích là giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế. Các Trung tâm trọng tài đều trang bị cho mình những nền tảng pháp lý cơ bản (về pháp luật trọng tài, quy tắc tố tụng) để quy định nhiệm vụ, quyền hạn cũng như thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài và có một đội ngũ trọng tài viên với trình độ chuyên môn, năng lực cao nhằm đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp của các bên. Chương 2 sẽ đi sâu phân tích, so sánh để làm rõ hơn thực trạng giải quyết tranh chấp tại hai Trung tâm trọng tài VIAC và SIAC.
32
CHƢƠNG 2
SO SÁNH THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ
TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIAC) VÀ TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ SINGAPORE (SIAC)
2.1. So sánh căn cứ thành lập và hoạt động của hai trung tâm trọng tài thƣơng mại
2.1.1. Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
Trong thời kì hội nhập kinh tế như hiện nay, sự năng động của thị trường kéo theo sự thành lập một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khiến cho sức cạnh tranh của thị trường tăng nhanh. Ngoài ra, với xu thế hội nhập, các doanh nghiệp của Việt Nam không chỉ giao tiếp với nhau mà còn giao tiếp với các doanh nghiệp ngoài nước. Vì mục đích lợi nhuận, việc các bên xảy ra tranh chấp là điều dễ dàng xảy ra. Để góp phần giải quyết những tranh chấp này phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của các bên đương sự, đồng thời tạo niềm tin, định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm phát triển bền vững. Chính vì lý do này mà các Trung tâm trọng tài Việt Nam được thành lập.
2.1.1.1. Quá trình hoạt động và căn cứ thành lập
Trước những năm 1993, các tranh chấp thương mại ở Việt Nam được giải quyết ở hai tổ chức trọng tài là Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng hải. Hai tổ chức này tồn tại độc lập với nhau và chính là tiền thân của Trung tâm trọng tài quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (FTAC): Là tổ chức phi chính phủ được
thành lập bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 59/CP ra ngày 30/4/1963 của Hội đồng Chính phủ. FTAC gồm 15 ủy viên được chỉ định với nhiệm kì 3 năm. Thẩm quyền của FTAC chỉ hạn chế đối với các giao dịch ngoại thương. Theo đó, tổ chức này không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng dân sự và kinh tế trong nước.
33
Quyết định trọng tài được các bên tự nguyện thi hành trong thời hạn ấn định. Trong trường hợp quyết định trọng tài không được thi hành trong thời hạn ấn định thì một trong hai bên có quyền yêu cầu sự can thiệp của Tòa án.
Hội đồng Trọng tài Hàng hải (MAC): Được thành lập ngày 5/10/1964 theo
Quyết định số 153- CP của Chính phủ Việt Nam. MAC là tổ chức phi chính phủ bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Nhìn chung, MAC có điều lệ và quy tắc trọng tài tương tự FTAC.
Thẩm quyền của MAC bị hạn chế trong lĩnh vực vận tải biển khi có một trong các bên đương sự là tổ chức nước ngoài. MAC không có thẩm quyền đối với các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự hoặc kinh tế do các cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam kí kết kể cả các tranh chấp về đầu tư.
Cho đến những năm sau 1986, khi nước ta bước vào giai đoạn cải cách bằng chính sách đổi mới kinh tế thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như giao dịch giữa Việt Nam và nước ngoài đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa, tranh chấp ngoại thương ngày càng diễn ra phức tạp hơn. Đến lúc này FTAC và MAC bắt đầu gặp phải những khó khăn lớn.
Với mục đích cải tổ lại hoạt động và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài. Ngày 28/4/1993 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 204/ TTg cho phép thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Theo đó, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất FTAC và MAC.
Theo Quyết định số 204/TTg nêu trên, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là tổ chức phi chính phủ bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như hợp đồng ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế… Bằng quyết định số 114/TTg ngày 16/2/1996. Thủ tướng Chính phủ cho phép Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam giải quyết các tranh chấp kinh tế
34
ngay cả khi nó không có yếu tố nước ngoài nếu các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trung tâm này.
2.1.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc thành lập
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) có mục tiêu là thúc đẩy sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật. VIAC mong muốn tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp khách quan, công bằng, thuận lợi, hiệu quả và đáng tin cậy.
VIAC được đánh giá là một tổ chức trọng tài có uy tín của Việt Nam, được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tín nhiệm và lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
Với phương châm hoạt động được nêu ra là “Thân thiện – Minh Bạch – Hiệu quả”, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc chung theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010, đó là:
Thứ nhất, trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội: Trọng tài là hình thức giải
quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Vì vậy mọi thỏa thuận giữa các bên về tố tụng trọng tài sẽ được bên thứ ba, trong đó có trọng tài viên thừa nhận. Theo đó, trọng tài viên phải tôn trọng về lựa chọn trọng tài của các bên, về các vấn đề liên quan đến trọng tài như địa điểm, thời gian, và thủ tục trọng tài. Trong trường hợp các bên đã thỏa thuận thì trọng tài không áp đặt ý chí của mình và từ chối thực hiện yêu cầu của các bên trừ khi yêu cầu đó vi phạm pháp luật, điều cấm, đạo đức xã hội.
Thứ hai, trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật: Một hội đồng trọng tài có thể gồm một hoặc ba trọng tài viên. Một
trọng tài viên có thể do một bên chỉ định hoặc các bên thống nhất lựa chọn. Trong bất cứ trường hợp nào thì trọng tài viên cũng phải độc lập, khách quan. Trọng tài viên là người đứng ở giữa phân giải để đi đến một phán quyết công bằng, do đó không được để mình bị ảnh hưởng bởi một bên tranh chấp (cho dù bên đó là bên đã chỉ định mình) hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác. Mặt khác, khi xét xử, trọng tài viên
35
phải đánh giá tình tiết vụ việc, chứng cứ, và luận điểm của các bên một cách đầy đủ, khách quan, vô tư, tránh những nhận định chủ quan, cảm tính, vô căn cứ. Ðể đảm bảo hiệu lực của tố tụng trọng tài, trọng tài viên cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan trong quá trình xét xử cũng như khi ra phán quyết. Nếu phán quyết của trọng tài vi phạm pháp luật thì có thể bị hủy.
Thứ ba, các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình: Nguyên tắc bình đẳng trong tố tụng là một nguyên tắc có tính nền tảng. Khi
giải quyết tranh chấp, bên nguyên đơn và bên bị đơn đều có quyền lợi và trách nhiệm ngang nhau, không bên nào được ưu tiên và cũng không bên nào bị phân biệt đối xử hơn bên nào. Nhưng nói như thế không có nghĩa là quyền và nghĩa vụ của các bên là giống hệt nhau. Chẳng hạn nguyên đơn có nghĩa vụ lập đơn kiện trong khi bị đơn lại có quyền lập bản tự bảo vệ. Hội đồng trọng tài phải tạo điều kiện và không được ngăn cản các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Để làm được điều đó, hội đồng phải kịp thời thông báo cho các bên về quyền, nghĩa vụ của họ và cách thức thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó.
Thứ tư, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác: Đây là một điểm phân biệt đáng chú ý giữa trọng tài và Tòa án. Trong khi tố tụng Tòa án và bản án của tòa về nguyên tắc được công khai thì tố tụng trọng tài và bản án trọng tài lại ngược lại. Ngoại trừ