Đánh giá hiệu lực quyết định trọng tài của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore Luận văn ThS Luật Kinh tế (Trang 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá hiệu lực quyết định trọng tài của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt

Việt Nam (VIAC) và Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC)

2.4.1. Hiệu lực quyết định trọng tài của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam, phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Phán quyết của trọng tài không bị kháng cáo, kháng nghị, điều này có ý nghĩa là sau khi hội đồng trọng tài tuyên bố quyết định hay phán quyết trọng tài, các bên phải thi hành trừ trường hợp một trong các bên làm đơn yêu cầu tòa án hủy phán quyết, quyết định trọng tài.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết theo quy định tại Điều 69 Luật TTTM năm 2010 thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài (Điều 66 Luật TTTM năm 2010).

Còn nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật TTTM năm 2010, thì có quyền làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.

Về nguyên tắc, các phán quyết của trọng tài có hiệu lực thi hành như các phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, để việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thực sự trở thành cơ chế tài phán tối ưu cho các bên tranh chấp, đòi hỏi các phán quyết của trọng tài phải được thực thi một cách nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời. Điều đó cũng có nghĩa cần phải có một cơ chế thi hành hợp lý và hiệu quả.

Cơ chế thi hành các quyết định của Trọng tài thương mại được hiểu là các thiết chế và thể chế cần thiết thi hành phán quyết trọng tài, bao gồm: Các văn bản pháp luật điều chỉnh việc thi hành các quyết định của trọng tài; quyết định trọng tài; hệ thống cơ quan thi hành án, tòa án, Viện Kiểm sát, đương sự… và mối tương quan giữa các yếu tố này.

71

Trên nguyên tắc, một khi trọng tài đã đưa ra phán quyết thì phán quyết đó là chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất kỳ một tòa án hay tổ chức nào khác. Nhưng trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại thì Tòa án có thể xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. Ví dụ các trường hợp mà Tòa án xem xét như: Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này; Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ; Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy. Luật sư Vũ Ánh Dương – Tổng thư ký VIAC đã đưa ra số liệu cụ thể về hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam trong Hội thảo về hủy phán quyết trọng tài, công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam ngày 18/10/2013 do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức: trong giai đoạn 2003-2013, số vụ tranh chấp có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài chiếm 12% thì 34% trong số đó bị hủy. Khi Luật trọng tài thương mại có hiệu lực từ 1.1.2011 thì chỉ trong gần 3 năm (2011-2013) đã có tới 36% số phán quyết trọng tài bị hủy.

Cũng theo Luật sư Vũ Ánh Dương, nguyên nhân tình trạng phán quyết trọng tài bị hủy nhiều là do thời gian giải quyết. Có tới gần 100% các vụ án ở trọng tài là không đủ thời gian, đa số khi giải quyết đều phải có thời gian trên 1 năm. Đối với việc gửi thông báo, quyết định của tòa án thì gần 100% trọng tài không nhận được hủy phán quyết của Tòa án; việc áp dụng pháp luật có sự khác nhau về cùng một vấn đề giữa hội đồng xét đơn trong cùng một Tòa án và giữa các Tòa án; Phạm vi

72

hủy còn nặng yếu tố hình thức trong khi các vấn đề mang tính bản chất thì chưa được thể hiện rõ, nên hủy một phần hay toàn phần [10].

Theo pháp luật Việt Nam, sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành cũng không yêu cầu hủy quyết định trọng tài theo quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền (cơ quan thi hành án cấp tỉnh có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành) thi hành phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Thủ tục công nhận và cho thi hành của Toà án chỉ đặt ra đối với quyết định của trọng tài nước ngoài mà không áp dụng đối với quyết định của trọng tài trong nước. Quy định này xuất phát từ quan điểm cho rằng, pháp luật đã công nhận sự tồn tại của trọng tài thì cũng phải công nhận và có biện pháp để bảo đảm cho các phán quyết của trọng tài được thi hành; bản thân quyết định Trọng tài khi đã có hiệu lực pháp luật thì cần phải được Nhà nước ứng xử như một quyết định của Toà án tức là bản án được thi hành như thế nào thì quyết định Trọng tài phải được thi hành như thế ấy. Quyết định của Trọng tài không những có tính chất chung thẩm, các bên phải thi hành (khoản 5 Điều 4) mà còn được cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh cưỡng chế thi hành nếu bên thua kiện không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tự nguyện và cũng không thực hiện theo điều Điều 69. Theo quy định này, hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

Pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài ở Việt Nam hiện nay quy định phán quyết trọng tài là chung thẩm và buộc các bên phải thi hành, nếu không tự nguyện thi hành thì “cơ quan THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết” sẽ tổ chức thi hành phán quyết đó. Đây là một bước

73

tiến lớn trong hoạt động thi hành phán quyết trọng tài ở nước ta so với trước kia. Là sự hỗ trợ rất quan trọng và cần thiết của Nhà nước đối với hoạt động thi hành phán quyết trọng tài. Luật TTTM năm 2010 đã khắc phục được nhiều thiếu sót của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định vẫn còn hạn chế. Các quy định về thi hành phán quyết của Tòa án cũng như TTTM còn nhiều vướng mắc làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thi hành các phán quyết, khiến cho số lượng vụ việc không thi hành được còn tồn đọng.

Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 quy định: bên không đồng ý với quyết định trọng tài có quyền làm đơn gửi Tòa án yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Thủ tục hủy quyết định trọng tài của Tòa án không phải là thủ tục xét xử lại vụ kiện, không giống như thủ tục phúc thẩm trong tố tụng dân sự. Khi nhận được đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài đối với vụ tranh chấp đã được trọng tài giải quyết, Tòa án có thẩm quyền không xét xử lại vụ tranh chấp, mà chỉ đối chiếu với các trường hợp hủy quyết định trọng tài theo quy định tại Điều 68 Luật TTTM để ra quyết định. Nếu như bên yêu cầu chứng minh được quyết định trọng tài đã tuyên thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 68 Luật TTTM thì Tòa án sẽ quyết định hủy quyết định trọng tài. Với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 68, thì Tòa án sẽ có trách nhiệm chủ động xác minh, thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy quyết định trọng tài. Như vậy, quy định này góp phần khắc phục những sai phạm (nếu có) của Hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp, làm cho vụ tranh chấp được giải quyết thực sự khách quan, công bằng, đúng pháp luật. Luật TTTM đã quy định một cách cụ thể về vấn đề hủy quyết định trọng tài. Khi xem xét việc hủy phán quyết trọng tài, còn có sự tham gia của Viện kiểm sát với tư cách là cơ quan giám sát hoạt động tố tụng của Tòa án trong việc hỗ trợ hoạt động trọng tài. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành. Đây là một chế định quan trọng của Luật TTTM nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khi đưa ra tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài.

74

Khác với Pháp lệnh TTTM năm 2003, thủ tục Tòa án xét xử đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo Luật TTTM năm 2010 chỉ có một cấp và có giá trị chung thẩm. Luật quy định một Hội đồng gồm 3 Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài và quyết định của Hội đồng là chung thẩm có hiệu lực thi hành ngay là phù hợp (Điều 71). Quy định này thay thế cho các quy định bất hợp lý tại các Điều 55, 56 của Pháp lệnh TTTM năm 2003. Luật TTTM năm 2010 quy định một phiên họp xét đơn phải có sự tham gia của 3 Thẩm phán, sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có) là đại diện Viện kiểm sát. Nhìn chung, sau khi qua một phiên họp giải quyết tranh chấp với sự tham gia của các Trọng tài viên giàu kinh nghiệm thì quyết định của Trọng tài được xem xét yêu cầu hủy bởi Tòa án như trên về cơ bản là đảm bảo được tính công bằng của phán quyết. Việc quy định thêm một giai đoạn kháng cáo, kháng nghị nữa là không cần thiết. Ngoài ra các bên tranh chấp cũng có thể lợi dụng quy định này để kéo dài thời gian gây khó khăn cho việc thi hành phán quyết, gây bất lợi cho bên được thi hành phấn quyết trong vụ tranh chấp. Như vậy, việc xét đơn chỉ có một cấp và quyết định của Hội đồng xét đơn yêu cầu là quyết định chung thẩm là phù hợp, khắc phục được những thủ tục rườm rà không cần thiết của giai đoạn kháng cáo, kháng nghị. Việc không quy định thủ tục kháng cáo, kháng nghị đối với các phán quyết của Trọng tài đảm bảo cho thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, việc giải quyết tranh chấp thương mại được nhanh gọn. pháp luật Tòa án sẽ đứng ra giúp đỡ họ.

2.4.2. Hiệu lực quyết định trọng tài của Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore

Về quyền lực của Toà án đối với Trọng tài: nói chung các Toà án Singapore

có quyền lực rộng đối với trọng tài như (1) Quyền chỉ định trọng tài viên, khi các bên tham gia tranh chấp không nhất trí được việc chỉ định trọng tài, (2) Đình chỉ (hoặc hoãn) việc xét xử của trọng tài, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm thoả thuận về trọng tài, (3) Xét kháng cáo (nếu có) từ các vụ xét xử của trọng tài, (4) Thi hành các quyết định của trọng tài ra tại Singapore.

(i). Toà án thi hành quyết định của trọng tài đưa ra tại Singapore: Khi một quyết định của trọng tài đưa ra, được thi hành theo cách thức như một phán quyết,

75

lệnh của Toà án. Bên thắng kiện có thư yêu cầu Toà cho thi hành quyết định, tiếp đó, Toà ban “Lệnh” thi hành án gửi phụ trái, trong vòng 14 ngày, nếu phụ trái không kháng cao, quyết định được thi hành.

(ii). Thực hiện các quết định của trọng tài nước ngoại tại Singapore: Điều này cũng phụ thuộc vào việc nước ngoài đó có cùng tham gia các Hiệp ước quốc tế liên quan không. Nếu hai bên cùng tham gia một hiệp ước quốc tế liên quan tới trọng tài, họ sẽ vận dụng một hành lang pháp lý chung đó.

Theo quyết định của pháp luật trọng tài Singapore, phán quyết SIAC có hiệu lực kể từ khi được công nhận. Theo đó, bất kể quyết định được tuyên bố ở đâu, không phụ thuộc vào yếu tố địa lý sẽ được công nhận có tính ràng buộc.

Phán quyết của SIAC có giá trị chung thẩm, do đó, cách thức duy nhất để Tòa án bác bỏ phán quyết trọng tài đó là thông qua đơn yêu cầu gửi đến Tòa án để bác bỏ phán quyết. Nếu đơn yêu cầu bác bỏ phán quyết phù hợp với quy định của pháp luật thì kể từ khi Tòa án ra quyết định bác bỏ phán quyết của Trọng tài, phán quyết này mất hiệu lực. Các trường hợp hợp lệ yêu cầu Tòa án bác bỏ phán quyết hợp lệ bao gồm:

Thứ nhất, một trong các bên yêu cầu đưa ra những bằng chứng khẳng

định rằng:

(i). Một trong các bên kí kết thỏa thuận trọng tài không đủ năng lực kí kết thỏa thuận đó; hoặc thỏa thuận nói trên không có giá trị pháp lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của nước nơi phán quyết được tuyên trong trường hợp mà các bên không ghi rõ; hoặc

(ii). Bên phải thi thi hành phán quyết không được thông báo một cách đầy đủ về việc chỉ định trọng tài viên hoặc tố tụng trọng tài hoặc nói cách khác không thể thực hiện việc tranh tụng của mình; hoặc

(iii). Phán quyết giải quyết tranh chấp không được qui định hoặc không nằm trong phạm vi.

(iv). Các Điều khoản của thoả thuận đưa ra trọng tài giải quyết, hoặc phán quyết này bao gồm những quyết định về các vấn đề vượt quá phạm vi của thoả

76

thuận trọng tài giải quyết với Điều kiện là những quyết định về các vấn đề đưa ra trọng tài giải quyết có thể tách ra khỏi những vấn đề không được đưa ra trọng tài và chỉ có phần của phán quyết chứa đựng các quyết định về vấn đề không được nêu ra trọng tài giải quyết có thể bị hủy bỏ; hoặc

(v). Thành phần của ủy ban trọng tài hoặc tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận giữa các bên trừ trường hợp thoả thuận này trái với Điều khoản trong luật này mà các bên không thể vi phạm được, hoặc nếu không có thoả thuận đó, không phù hợp với luật này; hoặc

Thứ hai, Tòa án phát hiện rằng:

i. Theo luật của nước đó, vấn đề nội dung tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài được; hoặc

ii. Phán quyết mâu thuẫn với chính sách công của quốc gia đó.

2.4.3. Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, phán quyết của trọng tài có hiệu lực chung thẩm trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được và các trường hợp quy định khác theo quy định pháp luật mỗi nước. Những quy định cụ thể về căn cứ xem xét lại hiệu lực quyết định trọng tài

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore Luận văn ThS Luật Kinh tế (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)