7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam
Các quy định của pháp luật Singapore điều chỉnh về hoạt động của trọng tài là tương đối gần với những quy định trong luật mẫu UNCITRAL. Tác giả thấy rằng việc xích lại gần các luật mẫu và quy tắc mẫu đó chính là xu hướng
47
phát triển, hoàn thiện trong pháp luật của Singapore về trọng tài thương mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Singapore dễ dàng tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài, tiến hành công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài một cách dễ dàng. Việt Nam đã xây dựng thành công đạo luật riêng về trọng tài thương mại với sự ra đời của Luật Trọng tài thương mại 2010. Luật Trọng tài thương mại 2010 cũng đã có sự dẫn chiếu đến các quy định của luật mẫu UNCITRAL nhưng chưa được như Luật Trọng tài Singapore.
Tác giả cho rằng muốn khắc phục những hạn chế về giải quyết tranh chấp Trọng tài tại Việt Nam chúng ta cần học hỏi những quy định của pháp luật trọng tài thương mại Singapore về việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài, đồng thời các Trung tâm trọng tài, nhất là Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam cần xây dựng quy tắc tố tụng phù hợp, không thu hẹp phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài so với Luật Trọng tài năm 2010 như hiện nay. Đồng thời, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam cũng nêu đặt ra các mục tiêu, nguyên tắc hoạt động giống như Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore về trình độ trọng tài viên, trong quá trình phán xét đảm bảo sự khách quan, công bằng, từ đó tạo điều kiện để đảm bảo việc xét xử những vụ tranh chấp thương mại bất kỳ diễn ra công bằng và độc lập. Có như vậy, việc xét xử tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam nói chung và các Trung tâm trọng tài ở Việt Nam nói riêng mới tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp, thương nhân tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.