So sánh thực trạng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại hai Trung

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore Luận văn ThS Luật Kinh tế (Trang 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.So sánh thực trạng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại hai Trung

chỉ chú trọng mở rộng danh sách trọng tài viên, thu hút các chuyên gia uy tín trong các lĩnh vực mà còn phải nâng cao kĩ năng và trình độ của các trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của trọng tài.

Thứ ba, Nhà nước ta nên có những hành động cụ thể để hỗ trợ cơ chế tài

phán của trọng tài thương mại như cung cấp trụ sở cũng phương tiện làm việc trong thời gian đầu làm việc. Ngoài ra, Nhà nước có thể giúp các trung tâm trọng tài giảm nhẹ gánh nặng tài chính bằng cách miễn thuế cho họ. Cần có sự phối hợp ăn ý với hệ thống Tòa án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như công nhận và cho thi hành phán quyết.

2.2. So sánh thực trạng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại hai Trung tâm trọng tài Trung tâm trọng tài

2.2.1. Thực trạng về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thương mại được thành lập là để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhưng tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận về việc lựa chọn trọng tài và thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực.

Như vậy, một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại khi thỏa thuận thỏa mãn hai điều kiện sau:

Thứ nhất, tranh chấp được yêu cầu trọng tài thương mại giải quyết phải thuộc

một trong ba trường hợp quy định tại Điều 2 Luật TTTM năm 2010: (i). Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;

40

(ii). Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;

(iii). Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Thứ hai, giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận về điều khoản trọng tài

và thỏa thuận này phải có hiệu lực.

Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên, vụ việc sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại. Khác với thẩm quyền của tòa án, thẩm quyền của trọng tài chỉ là thẩm quyền vụ việc nếu được các bên có “vụ việc” lựa chọn đích danh. Các nguyên tắc phân định thẩm quyền theo lãnh thổ, theo trụ sở hoặc chỗ ở của bị đơn và theo sự thỏa thuận của nguyên đơn không được áp dụng trong tố tụng trọng tài, vì các bên có tranh chấp có quyền thỏa thuận, lựa chọn bất kỳ một tổ chức trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho họ không phụ thuộc vào nơi ở cũng như trụ sở của nguyên đơn hay bị đơn, cũng không phân định theo cấp xét xử, vì chỉ có một cấp trọng tài và lại càng không phân định theo sự lựa chọn của nguyên đơn, vì trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết nếu các bên có thỏa thuận trọng tài.

Tại Việt Nam, trọng tài phi chính phủ đã có lịch sử 50 năm, song do nhiều nguyên nhân, trọng tài phi chính phủ vẫn chưa được phát triển một cách thực sự rộng rãi. Cả nước hiện nay có 6 trung tâm trọng tài, nhưng số vụ chủ yếu tập trung ở Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, và có đến 94% số vụ là tranh chấp thương mại quốc tế.

Điều này chứng tỏ uy tín rất cao và sự độc tôn của VIAC trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, đồng thời cho thấy trọng tài Việt Nam chưa đủ hấp dẫn đối với các tranh chấp trong nước.

Thực tế cho thấy, số vụ tranh chấp của VIAC vượt trội hơn hẳn so với các trung tâm trọng tài trong nước khác. Thực tế tồn tại như trên có thể nhận định bởi một số lý do sau:

Trước hết, do vị trí độc quyền của VIAC trong việc giải quyết các tranh chấp

41

Thứ hai, hiện nay trong các văn bản pháp luật trong nước chỉ có quy tắc tố

tụng của VIAC có ghi rõ “phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm”. Cuối cùng phải kể đến ưu thế của VIAC về đội ngũ trọng tài viên giỏi, quy tắc tố tụng linh hoạt và sự hỗ trợ của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.

Là một trong những Trung tâm trọng tài có số vụ giải quyết tranh chấp lớn nhất ở Việt Nam, số lượng các vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại VIAC không ngừng tăng lên.

Bảng 2.1. Tranh chấp VIAC đã giải quyết từ năm 2006 đến năm 2013 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số vụ 36 30 58 48 63 83 64 99

(Theo thống kê tại Trung tâm trọng tài VIAC [29])

Trong vòng hai mươi năm (từ năm 1993 đến năm 2013), VIAC đã giải quyết gần 1.000 vụ tranh chấp thuộc nhiều lĩnh vực như: mua bán hàng hóa (khoảng 70%), đầu tư (khoảng 5%), dịch vụ (10%), xây dựng (5%) và các lĩnh vực khác (10%). Trong đó, tranh chấp trong nước chiếm khoảng 51% và tranh chấp có yếu tố nước ngoài chiếm khoảng 49%. Đến nay, doanh nghiệp thuộc hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tham gia giải quyết tranh chấp tại VIAC; trong đó, nhiều nhất là các doanh nghiệp từ Singapore (khoảng 25%), Hàn Quốc (khoảng 23%), Trung Quốc (15%), Mỹ (10%) [31].

Tuy nhiên, đến năm 2013 số vụ tranh chấp được giải quyết tại VIAC mới chỉ có 99 vụ, theo như đánh giá của Trung tâm trọng tài VIAC thì đây là số lượng vụ tranh chấp được giải quyết nhiều nhất tại Trung tâm trong vòng 21 năm qua [30]. Đây vẫn thực sự là một con số rất khiêm tốn so với số lượng giải quyết tranh chấp tại Tòa án hay so với 259 vụ tranh chấp được giải quyết tại SIAC.

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, trọng tài thương mại chưa nhận được sự đánh giá cao từ giới doanh nhân Việt Nam. Theo khảo sát của Bộ Tư pháp, phương thức giải quyết tranh chấp mà họ ưu tiên là thương lượng (57,8%), Toà án (46,8%), hoà giải (22,8%) và cuối cùng là trọng tài (16,9%). Thậm chí, 84% số doanh nghiệp được

42

hỏi chưa bao giờ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài [11]. Điều này trái ngược với tỷ lệ 68% doanh nghiệp có chính sách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, theo khảo sát toàn cầu của trường Đại học Luân Đôn kết hợp với công ty luật White & Case [42]. Đặc biệt, trong hợp đồng thương mại nội địa, Toà án thường là cơ quan giải quyết tranh chấp. Điều này được giải thích là do hiệu lực thi hành phán quyết trọng tài thấp (61,4%), doanh nghiệp chưa tin tưởng trọng tài (68,6%), thậm chí chưa biết đến phương thức này (74,3%). Ngược lại, khi ký kết với đối tác nước ngoài, trọng tài thường xuyên được lựa chọn. Tuy nhiên, do sự bất bình đẳng trong kinh doanh, bên nước ngoài thường nắm lợi thế và họ lại ưu tiên sử dụng dịch vụ trọng tài nước ngoài. Bên cạnh đó, do chưa nắm vững các quy định của pháp luật nên một số điều khoản trọng tài không có hiệu lực pháp lý, làm mất đi khả năng giải quyết bằng trọng tài của các bên [11]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh những hạn chế trong tâm lý và nhận thức của doanh nghiệp, hệ

thống tổ chức trọng tài thương mại hiện nay còn khá thưa thớt với chưa đến mười trung tâm trọng tài và không phải trung tâm nào cũng hoạt động hiệu quả. Đội ngũ trọng tài viên nước ta với hơn 200 người cũng chưa thực sự phát triển, đáng nói là có đến 30% trọng tài viên chưa từng tham gia giải quyết một vụ tranh chấp thương mại nào. Thêm vào đó, sự hỗ trợ của toà án và cơ quan thi hành án trên thực tế còn khá khiêm tốn do hoạt động trọng tài quá ít (84,3%), toà án không có thời gian cho hoạt động liên quan đến trọng tài (43,1%), trọng tài viên chưa yêu cầu toà án hỗ trợ (43,1%) và quy định của pháp luật chưa phù hợp (35,3%), … Cuối cùng, mặc dù giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền khoa học pháp lý nhưng dường như cộng đồng học thuật, đặc biệt là giới sinh viên, chưa thực sự đồng hành cùng trọng tài thương mại [11].

Pháp lệnh trọng tài thương mại quy định thẩm quyền trọng tài đối với các vụ việc phát sinh từ hoạt động thương mại theo phương pháp liệt kê nhóm vụ việc. Do tính chất quá cụ thể như vậy nên trong quá trình thi hành pháp lệnh nảy sinh vấn đề là những tranh chấp phát sinh từ hoạt động không được liệt kê trong pháp lệnh thì không thể lựa chọn giải quyết bằng trọng tài mặc dù hoạt động đó vẫn có tính chất

43

thương mại. Mặt khác, khái niệm “hoạt động thương mại” trong pháp lệnh cũng chưa hoàn toàn đồng nhất với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật thương mại. Không những thế, quy định của pháp lệnh còn hạn chế việc áp dụng trọng tài với những tranh chấp mà theo các luật chuyên ngành khác, như Luật đầu tư, Bộ luật hàng hải, v.v. có thể áp dụng trọng tài.

Khắc phục hạn chế này, Điều 2 của Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau: tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Luật Trọng tài thương mại đã mở rộng và bảo đảm cho trọng tài quyền giải quyết hầu hết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Thông qua việc để mở khả năng trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp không phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng được pháp luật có liên quan quy định, Luật cũng khắc phục việc phân định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của trọng tài, trên cơ sở đó bảo đảm sự tương thích giữa các văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư và luật chuyên ngành.

Tuy nhiên, khi đưa một vụ việc đến giải quyết tại một cơ quan trọng tài thì các cơ quan này chủ trương áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài. So với Luật Trọng tài năm 2010, quy tắc tố tụng trọng tài đã thu hẹp phạm vi thẩm quyền của Trung tâm trọng tài. Theo đó, các Trung tâm trọng tài khi thực hiện giải quyết các tranh chấp thương mại thông qua thủ tục tố tụng chỉ có thể giải quyết những vụ việc mà các bên đã có thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài và quy tắc trọng tài hoặc lựa chọn trung tâm trọng tài nhưng lựa chọn quy tắc tố tụng của trọng tài khác. Điều này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của quyết định trọng tài mà vẫn đảm bảo được hơn nữa những tranh chấp mà Trung tâm trọng tài thụ lý. Quy tắc tố tụng đã gián tiếp đảm bảo cho công tác giải quyết tranh chấp của trọng tài được ổn định, không có tình trạng chen lấn và các trọng tài viên có thời gian nghiên cứu một cách chặt chẽ hơn nữa hồ sơ vụ việc.

44

2.2.2. Thực trạng về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore

Đối với nhiều nước, để mở rộng thẩm quyền của trọng tài, pháp luật trọng tài không liệt kê những loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài mà chỉ liệt kê những việc mà trọng tài không được giải quyết. Còn tại một số nước xây dựng luật trọng tài theo Luật mẫu UNICITRAL ban hành năm 1985 như Singapore pháp luật quy định trọng tài chỉ giải quyết các loại tranh chấp được quy định cụ thể ngay trong văn bản pháp luật. Tuy nhiên, khi quy định thẩm quyền của trọng tài, các nước đều cân nhắc và vận dụng khái niệm thương mại được hiểu theo Luật mẫu UNCITRAL. Trong Luật mẫu UNICITRAL thì khái niệm thương mại được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các mối quan hệ có bản chất thị trường, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Vì vậy, thẩm quyền của trọng tài thương mại vẫn được quy định khá rộng. Thẩm quyền giải quyết của trọng tài Singapore sẽ được quy định trong các văn bản pháp luật của Singapore qua đó các tranh chấp thuộc thẩm quyền của trung tâm trọng tài quốc tế SIAC là các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bảo hiểm ngân hàng, ngân hàng, đầu tư,thanh toán quốc tế….và những tranh chấp muốn giải quyết thì hai bên bắt buộc phải có thỏa thuận về trọng tài.

Không giống như vụ kiện trước toà án, nếu không có một thỏa thuận trước về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì một bên không thể bắt bên kia phải đưa vụ việc ra trọng tài, vì vậy, trước khi đưa vụ việc ra trọng tài bắt buộc hai bên phải có thoả thuận về trọng tài (điều khoản trọng tài trong hợp đồng).

Thoả thuận trọng tài có thể cho những tranh chấp đang xảy ra và cũng có thể cho những vụ làm ăn trong tương lai. Ví dụ, khi ký một hợp đồng, hai bên có thể đưa ra điều khoản trọng tài (thoả thuận trọng tài): mọi tranh chấp (nếu có) sẽ giải quyết bằng thương lượng, hoà giải giữa hai bên, nếu không hoà giải được, tranh chấp sẽ đưa ra xử tại trung tâm trọng tài Singapore).

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) trong những năm qua đã hoạt động rất hiệu quả và đã được biết đến nhiều ở trong nước cũng như quốc tế. Và

45

SIAC đang cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động của mình để ngày càng thu hút các thương nhân trong tranh chấp đến với mình. SIAC ngày càng có uy tín trong khu vực, quốc tế chính là do họ có dịch vụ, phương tiện làm việc hiện đại và có đội ngũ trọng tài viên giỏi, chuyên sâu nhiều lĩnh vực, được đánh giá cao về chuyên môn trọng tài, các phán quyết của trọng tài SIAC thường được các bên tôn trọng.

Nhiều thương nhân, trong đó có thương nhân Việt Nam phân vân mỗi khi phải cân nhắc xem có nên chọn trọng tài tại Singapore để xử các tranh chấp thương mại không và đặc biệt, khi vụ kiện bị đơn là một cá nhân hoặc Công ty Singapore? Cách nghĩ thông thường cho rằng, người và Công ty nước ngoài sẽ bị bất lợi, khi chọn trọng tài Singapore, vì trọng tài này sẽ bảo vệ lợi ích của người hoặc Công ty Singapore. Trong thực tế điều này khó xảy ra vì những lý do sau:

(i). Singapore luôn muốn mình trở thành trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín. Để đạt tới mục đích này, Singapore luôn phải thể hiện việc phán xét tại SIAC đảm bảo tính độc lập và công bằng. Bên cạnh đó, SIAC luôn đòi hỏi các trọng tài viên phải chứng minh được mình hoàn toàn công bằng, độc lập trong mọi phán quyết nếu có sự nghi ngờ nào đó.

(ii). Khi chỉ định trọng tài viên, người phụ trách hoặc Chủ tịch SIAC phải xem xét mọi khía cạnh để việc chỉ định một trọng tài viên ngồi ghế xét xử và đưa ra phán quyết công bằng, độc lập. Nếu các bên tham gia vụ kiện từ các nước khác nhau hoặc một bên là cá nhân, Công ty Singapore, Chủ tịch SIAC phải chỉ định một trọng tài viên trung lập, không cùng quốc gia, không có mối liên hệ với các bên tham gia vụ kiện.

(iii). SIAC có ban trọng tài viên, gồm nhiều chuyên gia nước ngoài (không cư trú tại Singapore), để đảm bảo tính khách quan, những người này có thể được chỉ định xử những vụ kiện có yếu tố đa quốc tịch hoặc một bên tham gia tranh chấp là cá nhân, Công ty Singapore.

Với những nguyên tắc trên, SIAC có điều kiện để đảm bảo việc xét xử những vụ tranh chấp thương mại bất kỳ diễn ra công bằng và độc lập. Điều này làm cho

46

nhiều cá nhân, Công ty nước ngoài yên tâm, tin cậy mỗi khi chọn trọng tài SIAC làm nơi xử kiện.

Theo thống kê tại Singapore International Arbitration Center, CEO’s Annual Report 2013, số lượng vụ tranh chấp được giải quyết tại SIAC năm 2013 là 259 vụ, tăng 10% so với số lượng vụ tranh chấp năm 2012 và cao hơn khoảng 2.6 lần so với 99 vụ tranh chấp được giải quyết tại VIAC [43].

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore Luận văn ThS Luật Kinh tế (Trang 46)