Mục tiêu phát triển nguồn lực con người

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tỉnh Nam Định hiên nay.PDF (Trang 73)

6. Đóng góp của luận văn

3.1.1 Mục tiêu phát triển nguồn lực con người

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII của tỉnh Nam Định năm 2006 đã khẳng định rõ: Xây dựng nguồn lực có chất lượng và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh bền vững.

Khẳng định và có những bổ xung nhằm phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp xây dựng kinh tế – xã hội của tỉnh, Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII năm 2010 cho rằng:

Một là, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị.

Tích cực huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, coi trọng phát huy nội lực văn hóa, giáo dục và lợi thế về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế biển để tạo bước phát triển nhanh, mạnh và vững chắc về kinh tế - xã hội.

Hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tham gia có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Phát triển kinh tế hài hòa, gắn kết với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường. Thực hiện dân chủ và công bằng xã hội.

Ba là, chăm lo nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân. Củng cố khối đại đoàn kết và đồng thuận xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội. Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân, chủ động nắm bắt và sáng tạo thời cơ; phấn đấu rút ngắn khoảng cách về kinh tế so với tốc độ, trình độ chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Sớm xây dựng thành phố Nam Định trở thành đô thị loại I, trung tâm của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu cụ thể của Đại hội đảng bộ tỉnh xác định những mục tiêu sau: - Duy trì tỷ lệ sinh hàng năm xuống mức 0,15 - 0,2‰, ổn định mức tăng lực lượng lao động bổ sung vào độ tuổi lao động hàng năm.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng. - Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo đà cho chuyển dịch - Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức 3% năm 2015

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP - giá so sánh 1994) tăng bình quân 13 -14%/năm; GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2015 đạt 39 - 40 triệu đồng.

- Xây dựng đề án và triển khai đề án nhằm đào tạo nghề và xây dựng đội lao động, nhất là lao động nông thôn:

Giai đoạn từ năm 2010 - 2011

Đào tạo nghề:

* Tỷ lệ người lao động qua đào tạo nghề đạt 31%; * Tổng số người qua đào tạo nghề : 24,5 ngàn người;

- Số người thuộc khu vực nông thôn đào tạo nghề mỗi năm là 19,6 ngàn người;

- Số lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, người tàn tật được hỗ trợ đào tạo nghề từ đề án khoảng 5.500 người; (Trình độ đào tạo là sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng); Trong đó:

+ Đào tạo nghề nông nghiệp: 2.200 người;

+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp: 3.300 người;

Trình độ đào tạo:

- Cao đẳng nghề: 15%;

- Trung cấp nghề: 20%;

- Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 65%;

Nhóm nghề đào tạo:

- Nhóm nghề Nông- Lâm – Thủy sản: 25%;

- Nhóm nghề công nghiệp: 44%;

- Nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp: 25%;

- Nhóm nghề dịch vụ: 6%;

Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã:

- Bồi dưỡng Luật CBCC 1.500 Người;

- Bồi dưỡng chức danh mới theo NĐ 92 700 Người;

- Đào tạo cử nhân hành chính 100 Người;

- Đào tạo cử nhân Luật 100 Người;

- Đào tạo cử nhân kinh tế nông nghiệp 70 Người;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn 900 Người;

Giai đoạn 2011-2015:

Đào tạo nghề:

* Tỷ lệ người lao động qua đào tạo nghề đạt 42% vào năm 2015; * Tổng số người qua đào tạo nghề: 160 ngàn người;

- Bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 32 ngàn người;

- Số người thuộc khu vực nông thôn đào tạo nghề mỗi năm là 26,5 ngàn người; - Số lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, người tàn tật được hỗ trợ đào tạo nghề từ đề án mỗi năm khoảng 14.200 người(Trình độ đào tạo là sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng); Số còn lại là 12.300 người tự đóng học phí, học ở các cấp trình độ nghề khác nhau.

Trình độ đào tạo:

- Cao đẳng nghề : 20%;

- Trung cấp nghề: 25%;

- Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 55%;

Nhóm nghề đào tạo:

- Nhóm nghề Nông- Lâm – Thủy sản: 23%;

- Nhóm nghề công nghiệp: 45%;

- Nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp: 23%;

- Nhóm nghề dịch vụ: 9%;

Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã:

- Đào tạo cử nhân hành chính 500 Người;

- Đào tạo cử nhân Luật 500 Người;

- Đào tạo cử nhân kinh tế nông nghiệp 200 Người;

- Bồi dưỡng đại biểu HĐND bầu mới 1.200 Người;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn 3.200 Người;

- Bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành 1.800 Người;

Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo nghề:

* Tỷ lệ người lao động qua đào tạo nghề đạt 60% vào năm 2020. * Tổng số người qua đào tạo nghề: 180 ngàn người;

- Bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 36 ngàn người;

- Số người thuộc khu vực nông thôn đào tạo nghề mỗi năm là 31,7 ngàn người; - Số lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, người tàn tật được hỗ trợ đào tạo nghề từ đề án mỗi năm khoảng 15.300 người; (Trình độ đào tạo là sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng); Số còn lại là 16.400 người tự đóng học phí, học ở các cấp trình độ nghề khác nhau.

Trình độ đào tạo:

- Cao đẳng nghề: 23%;

- Trung cấp nghề: 29%;

- Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 48%;

Nhóm nghề đào tạo:

- Nhóm nghề Nông- Lâm – Thủy sản: 15%;

- Nhóm nghề công nghiệp: 48%;

- Nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp: 25%;

- Nhóm nghề dịch vụ: 12%;

- Bồi dưỡng chức danh mới theo NĐ 92 4.000 Người;

- Đào tạo cử nhân hành chính 500 Người;

- Đào tạo cử nhân Luật 550 Người;

- Đào tạo cử nhân kinh tế nông nghiệp 210 Người;

- Bồi dưỡng đại biểu HĐND bầu mới 1.800 Người;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn 3.500 Người;

- Bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành [40, tr.11]

2.400 Người;

3.1.2. Phương hướng phát triển nguồn lực con người

Phát triển nguồn lực con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, cần quan tâm đến chất lượng, số lượng của con người trong quá trình đào tạo gắn liền với sử dụng hiệu quả nguồn lực con người.

3.1.2.1. Chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nam Định đến năm 2020. đến năm 2020.

Mô hình một khu công nghiệp sự phát triển khu, cụm công nghiệp của tỉnh đó thu hút nhiều vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, tăng thêm việc làm, giải quyết một phần khó khăn về địa bàn sản xuất của các đơn vị. Nhiều đơn vị đó mở rộng sản xuất và đạt mức tăng trưởng cao, góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương.

Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư, lấp đầy khu công nghiệp Hòa Xá. Đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung có quy mô nhỏ để giải quyết mặt bằng cho các doanh nghiệp của thành phố Nam Định.

Hiện nay Nam Định có 6 khu công nghiệp và 18 cụm công nghiệp điển hình như: Hòa Xá, An Xá, Mỹ Xá, Mỹ Trung (Thành phố Nam Định), Thành

An, Bảo Minh (Vụ Bản), Hồng Tiến (Ý Yên), khu kinh tế Ninh Cơ (Xuân Trường)... Đến tháng 6/2008 có 124 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 135 triệu USD và 9.868,8 tỷ đồng, trong đó có 75 dự án đi vào sản xuất kinh doanh, thu hút 17.450 lao động, nâng tổng số lao động trong khu công nghiệp đạt khoảng 150.000 lao động, trong đó có 7.000 lao động nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo nguồn thu nhập lớn cho ngân sách của tỉnh, chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp địa phương, nhất là khu vực dân doanh và các làng nghề phát triển đồng đều, năng động và đa dạng chiếm 74% tổng giá trị sản xuất.

Theo kế hoạch đặt ra đến năm 2015 trong lĩnh vực công nghiệp ước đạt 63.893 tỷ đồng. Trong quy hoạch đến năm 2015, tầm nhìn 2020 trên địa bàn tỉnh Nam Định có 12 khu công nghiệp, với tổng diện tích trên 1.500 ha, đã và đang đầu tư hạ tầng, kêu gọi đầu tư vào 3 khu công nghiệp (Hoà Xá, Mỹ Trung, Thịnh Long); hoàn thành quy hoạch chi tiết 3 khu công nghiệp (Thành An, Bảo Minh, Hồng Tiến).

Tiếp tục đầu tư các cụm công nghiệp nông thôn: Xuân Tiến - Xuân Trường; Vân Tràng - Nam Trực; Yên Xá - Ý Yên; Thịnh Long - Hải Hậu. Đồng thời sẽ hình thành một số cụm công nghiệp nông thôn dọc theo các tuyến giao thông tại các huyện như: Lạc Quần, Quất Lâm, Đồng Côi, Gôi... Tỉnh đang xúc tiến xây dựng Khu kinh tế tại cửa sông Ninh Cơ.

Khu công nghiệp Hòa Xá: thuộc xã Lộc Hòa và xã Mỹ Xá, Thành phố Nam Định. Tổng diện tích: 326.8 ha. Tổng mức đầu tư: 347 tỷ đồng. Mục tiêu: hoàn thiện công tác xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, đẩy nhanh công tác xúc tiến thu hút đầu tư, năm 2007 lấp đầy với 86 dự án.

Khu công nghiệp Mỹ Trung: thuộc địa bàn huyện Mỹ Lộc và phường Lộc Hạ, ở phía Nam Thành phố Nam Định, giáp Quốc lộ 10, cách trung tâm

thành phố khoảng 5km Khu đất quy hoạch có diện tích 150 ha, có thể phát triển lên 190 ha. Hiện nay đang được tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tổng mức đầu tư khoảng 300 - 350 tỷ đồng. (khu công nghiệp Mỹ Trung đã được Tập đoàn VINASHIN làm chủ đầu tư và kinh doanh hạ tầng, đã tiếp nhận 5 nhà đầu tư vào triển khai).

Khu công nghiệp Thành An: thuộc địa bàn xã Lộc An - Thành phố Nam Định và xã Tân Thành - Huyện Vụ Bản, nằm giáp trục đường Quốc lộ 10 và tuyến đường nối từ Quốc lộ 10 sang đường 21 dẫn đến cảng Hải Thịnh và các huyện phía Nam của tỉnh. Khu công nghiệp Thành An có thể mở rộng về phía Tân Thành với quy mô khoảng 150 ha đã quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tư khoảng 350-400 tỷ đồng.

Khu công nghiệp Bảo Minh: thuộc địa bàn huyện Vụ Bản - Nam Định. Phía Bắc và phía Đông giáp xã Kim Thái, phía Tây giáp xã Liên Bảo, phía Nam giáp đường Quốc lộ 10, cách Thành phố Nam Định 10km, cách Thị trấn Gôi - Vụ Bản 5km. Khu công nghiệp Bảo Minh nằm ven trục đường quốc lộ 10 nên giao thông từ khu công nghiệp đến các nơi khác như Hà Nội, cảng Hải Phòng có nhiều thuận lợi. Diện tích 200 ha đang quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tư khoảng 300- 400 tỷ đồng.

Khu công nghiệp Hồng Tiến: thuộc địa bàn 2 xã Yên Hồng và Yên Tiến, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định. Khu công nghiệp Hồng Tiến cách Thành phố Nam Định khoảng 25km, cách Thị xã Ninh Bình khoảng 6km, nằm gần cảng sông Ninh Phúc (Ninh Bình), cạnh tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, và tuyến đường sắt Bắc Nam. Khu công nghiệp Hồng Tiến có thể mở rộng với quy mô khoảng 250 ha trên diện tích xã Yên Hồng về phía bắc, đang quy hoạch chi tiết. (Khu công nghiệp Hồng Tiến đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đăng ký đầu tư kinh doanh hạ tầng)

Khu kinh tế Ninh Cơ: do Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ VINASHIN đề xuất, vị trí tại cửa sông Ninh Cơ, diện tích khoảng 500 ha, bao gồm: cảng biển; công nghiệp đóng tàu; công nghiệp cơ khí, chế biến; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch và các loại hình sảng xuất kinh doanh dịch vụ đa dạng 2 bên cửa sông Ninh Cơ thuộc huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng.

Các cụm công nghiệp huyện, Thành phố: Đã xây dựng 17 cụm công nghiệp huyện và thành phố với tổng diện tích 270 ha, thu hút được 352 doanh nghiệp và các hộ vào đầu tư sản xuất với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.075 tỷ đồng và thu hút được hơn 9.000 lao động. Định hướng quy hoạch đến năm 2020 sẽ xây dựng 26 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trước yêu cầu của thực tiễn đặt ra, đòi hỏi Nam Định cần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Song quan trọng nhất là:

- Cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; phát triển toàn diện ngành nông nghiệp sản xuất hàng hóa, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, kỹ thuật, quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững.

- Tập trung đầu tư, phát triển, đưa công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động, cơ cấu thu ngân sách; gắn kết phát triển nông nghiệp và phục vụ có hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Trong đó chú trọng phát triển các ngành công nghiệp động lực, công nghiệp công nghệ cao để có sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp thu hút nhiều lao động để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và giải quyết việc làm nhất là khu vực nông thôn.

- Trên cơ sở lợi thế của tỉnh và yêu cầu tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu sau:

(1) Cơ khí chế tạo, điện, điện tử, gia công kim loại với các sản phẩm chính là: thiết bị, máy móc, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng, sửa chữa, lắp ráp, đóng mới tàu thủy các loại, ôtô, xe máy, thiết bị điện tử, thiết bị nghe nhìn...

(2) Dệt may với các sản phẩm chủ yếu là: sợi toàn bộ, vải, quần áo dệt kim, quần áo may sẵn...

(3) Chế biến lương thực, thực phẩm đồ uống với các sản phẩm chính là: thịt, tôm đông lạnh xuất khẩu, bia, bánh kẹo, rau quả...

(4) Công nghiệp vật liệu xây dựng với các sản phẩm chủ yếu: gạch, ngói, nung tuynel; gạch không nung; cấu kiện bê tông; sản phẩm cách nhiệt, cách điện...

- Khuyến khích hình thành một số cơ sở sản xuất phần cứng, phần mềm máy tính, thiết bị thông tin. Đầu tư chiều sâu, phấn đấu đưa Nam Định trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa bệnh của cả nước. Tích cực đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, thiết bị và quản lý. Xây dựng và mở rộng các thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm chủ lực có uy tín và khả năng cạnh tranh cao trong và ngoài nước.

- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút các dự án sản xuất vào các khu, cụm khu công nghiệp đã được quy hoạch, hình thành một số khu công nghệ cao.

- Hoàn thành thủ tục đầu tư, khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện 2.400 M.W tại Hải Hậu. Củng cố và phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tỉnh Nam Định hiên nay.PDF (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)