6. Đóng góp của luận văn
2.3.1. Những thành tựu trong phát triển nguồn lực con người ở tỉnh:
Trong những năm qua, trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, công tác giáo dục - đào tạo và chính sách phát triển nguồn nhân lực ở mọi cấp, ngành và lĩnh vực của tỉnh Nam Định có những chuyển biến tích cực. Không chỉ quan tâm chỉ đạo trên cơ sở khoa học về việc phát triển nguồn nhân lực mà còn bằng những chính sách cụ thể của cấp ủy, chính quyền địa phương về sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ, tôn vinh đối với nguồn lực con người, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển nguồn lực con người của tỉnh, đóng góp to lớn cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Khiến cho chất lượng và số lượng nguồn lực con người trong tỉnh ngày càng được nâng cao. Điều đó đã đóng góp lớn trong quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Bước đầu có sự chỉ đạo trong việc kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng, phát triển với việc sử dụng nguồn lực con người đã qua đào tạo một cách hợp lý. Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm phục vụ đắc lực cho công tác phát triển nguồn lực con người của tỉnh. Tích cực nâng cao đào tạo, bồi dưỡng và mở rộng mạng lưới đào tạo các ngành nghề trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Bên cạnh đó, một số trường đại học ra đời đào tạo đa ngành nghề sẽ tiết kiệm nhiều kinh phí đào tạo nguồn lực con người cho tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chính những điều đã đạt được trên đã tạo lên sức bật to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh, làm cho đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng tăng. Quy mô kinh tế ngày càng được mở rộng, so với thời kỳ 2001 - 2005: tổng GDP tăng hơn 1,63% lần; GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,6 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 2,5 lần. Thu ngân sách từ kinh tế vượt mức 1.000 tỷ đồng (năm 2005: 569,4 tỷ đồng). Có nhiều dự án đầu tư mới có quy mô vừa trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ [37, tr.2].
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, chất lượng của nguồn lực cong người ngày càng đáp ứng được yêu cầu của công việc.