Những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển nguồn

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tỉnh Nam Định hiên nay.PDF (Trang 69)

6. Đóng góp của luận văn

2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển nguồn

triển nguồn lực con người ở tỉnh Nam Định

Nguyên nhân khách quan:

Một là, tỉnh Nam Định tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hoàn cảnh tỉnh còn nghèo, trình độ phát triển còn thấp với nền kinh tế của tỉnh có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, chủ yếu sản xuất nông

nghiệp vì vậy đời sống nhân dân chưa được nâng cao. Những yếu kém trên ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển nguồn lực con người của tỉnh. Vì vậy, mặc dù có sự cố gắng và nỗ lực tạo nên sự chuyển biến tích cực trong giai đoạn hiện nay, song so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra thì Nam Định vẫn còn nhiều hạn chế.

Hai là, Nam Định đất hẹp người đông, lực lượng lao động dồi dào nên đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động đã và đang đặt ra nhiều vấn đề gay gắt mà Nam Định phải đối mặt. Mặc dù, hàng năm tỉnh đã tạo ra nhiều việc làm mới và có nhiều trung tâm, sàn giới thiệu việc làm, nhưng giải quyết việc làm cho người lao động hiện đang gặp nhiều khó khăn. Điều này tác động không chỉ việc đào tạo và phát triển nguồn lực con người mà còn ảnh hưởng tới tâm lý người học khi ra trường.

Ba là, Nam Định nằm ở vị trí không thuận lợi về mặt địa lý, do đó khó thu hút được các nguồn đầu tư, các dự án từ bên ngoài. Nhiều tiềm năng về các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh còn chưa được khai thác một cách triệt để, nhất là nguồn lực con người. Mặt khác, nền kinh tế trong quá trình chuyển dịch còn chậm và bất ổn, sự giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP còn rất chậm. Do đó, ngành công nghiệp và dịch vụ mặc dù có tăng nhưng không đáng kể.

Nguyên nhân chủ quan:

Một là, công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy trong các cơ quan, ban ngành chưa đạt yêu cầu tinh gọn. Chất lượng quy hoạch cán bộ chưa cao. Luân chuyển cán bộ chưa thường xuyên. Tâm lý cục bộ trong sử dụng và phân bổ nguồn lực

Sự phát triển đảng ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực nông thôn còn chậm.

Hai là, tình trạng nhân dân muốn con em theo học các trường đại học, cao đẳng khiến cho đa số học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ thi vào các trường đào tạo nghề khi đã thi trượt các trường cao đẳng, đại học. Điều này hình thành tư tưởng học tập mang tính đối phó, lười suy nghĩ và không có tính sáng tạo gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo nghề nghiệp. Mặt khác, người học chỉ chú ý đến bằng cấp mà chưa chú ý đến nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn để sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, dẫn đến tình trạng phải đào tạo lại gây lãng phí rất lớn về thời gian, công sức và kinh tế kéo theo chất lượng nguồn lực con người của tỉnh bị giảm xuống. Chính những nhận thức xã hội đối với công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập trên gây ra hậu quả “thừa thầy thiếu thợ” trong toàn tỉnh nói riêng và trên cả nước nói chung.

Ba là, thu nhập GDP/ đầu người của tỉnh thấp dẫn đến người lao động khi được đào tạo ra lại muốn tìm đến địa phương khác có nguồn thu nhập cao hơn, công việc nhàn hạ và có địa vị tương xứng trong xã hội. Điều này đang chi phối một bộ phận của lớp trẻ và tác động tiêu cực đến việc học nghề - đào tạo nghề. Dẫn đến tình trạng thiếu lao động chất lượng, lao động lành nghề qua đào tạo.

Bốn là, điều quan trọng nhất vẫn là cơ chế tuyển dụng lao động ở địa phương về cơ bản vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự đảm bảo tính khoa học, khách quan. Do đó, cũng chưa thực sự tạo ra môi trường làm

việc thuận lợi cho người lao động yên tâm công tác. Bởi, “thực tế hiện nay,

tiền lương không còn là vấn đề quan trọng nhất để thu hút người tài giỏi. Để giữ chân được nhân viên, môi trường làm việc của công ty phải bảo đảm được các yếu tố như lương bổng và phúc lợi, chính sách và quy trình làm việc; đào tạo và phát triển; quan hệ trong công sở; sức khỏe và an toàn lao động... giúp người lao động an tâm hơn với công việc hiện tại của mình” [33,

tr.164]. Phát triển nguồn lực theo hướng có đầu vào nhưng đầu ra chưa hợp lý là xu hướng ảnh hưởng đến tâm lý học tập để nâng cao trình độ. Hơn nữa, các chính sách đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, học vấn và đạo đức nghề nghiệp chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để. Chính sách nhằm thu hút nhân tài về công tác tại địa phương cũng chưa có cơ chế rõ ràng và thực hiện chưa đầy đủ. Các chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên rất thấp ảnh hưởng đến tâm lý khi công tác. Một mặt, địa phương vẫn duy trì cơ chế tuyển dụng lâu dài dẫn đến tâm lý ỷ lại, thiếu tích cực, tự giác, đối phó và không sáng tạo trong công việc. Hơn nữa, do hạn chế về nhận thức, thái độ của một số cán bộ, công chức dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng không cao.

Bốn là, các trường, cơ sở đào tạo, các trung tâm dạy nghề, còn đào tạo ngành nghề mang nặng tính hình thức, chưa có sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ sở đào tạo nghề với việc sử dụng nguồn lực con người ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giữa công tác đào tạo nghề với nhu cầu thị trường lao động thông qua các dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm một cách hiệu quả và hợp lý. Mặt khác, đã có không ít sai lệch trong quan điểm và nhận thức về công tác tổ chức, quản lý lao động, đào tạo nghề góp phần tạo nên những hạn chế trên.

Năm là, điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương còn gặp nhiều khó khăn cho nên kinh phí, ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo có phần hạn hẹp. Mặc dù, hàng năm ngân sách nhà nước, của tỉnh đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, các trường. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho quá trình học tập, nâng cao trình độ chưa tương xứng và chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Đặc biệt là các trang thiết bị thực hành tại các trường học và các cơ sở dạy nghề còn lạc hậu, không đáp ứng đủ yêu cầu của công việc sau khi sinh viên tốt nghiệp.

Từ thực trạng của địa phương cho thấy, đòi hỏi cần có phương hướng phát triển nguồn lực con người và những giải pháp hợp lý nhằm đào tạo, nâng cao nguồn lực con người trong những năm tới và có thể khắc phục được những hạn chế.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG QUÁ

TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY

3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2020

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tỉnh Nam Định hiên nay.PDF (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)