Về phía hộ nông dân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của các hộ dân từ NHN &PTNT tại xã Vinh Quý, Huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. (Trang 63)

Mặc dù đã có rất nhiều sự cố gắng của NH cùng với chính quyền địa phương trong việc cung ứng nguồn vốn và tạo điều kiện tốt cho quá trình sử dụng vốn, song quan trọng nhất vẫn là sự cố gắng ở bản thân mỗi hộ dân. Để sử dụng vốn vay hiệu quả thì cần có những giải pháp với hộ như sau:

- Hộ nông dân phải luôn quan tâm theo dõi, nắm bắt thông tin về thị trường, nhận ra được thị trường đang và sẽ có nhu cầu về sản phẩm gì để từ đó lên kế hoạch cụ thể, định vị cây, con cần sản xuất vơi quy mô lớn hay nhỏ,

xác định năng lực sản xuất tự có của mình rồi định ra số tiền cần vay để thực hiện sản xuất.

- Sau vay vốn phải đầu tư đúng mục đích, đặc biệt chú trọng đầu tư tập trung theo hướng chuyên canh, không dàn trải vốn vay cho nhiều hoạt động dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, ngoại trừ trường hợp đầu tư cho các mô hình SX kết hợp. Thực tế một số hộ dân lợi dụng sự quen biết CBTD nên không cần phải thẩm định vốn vay mà đã sử dụng sai mục đích so với khế ước. Các hộ này vì thiếu vốn đầu tư cho những việc như xây nhà, mua tư liệu tiêu dùng, không có tiền xin việc cho con mà đã vay vốn NH kê khai trong khế ước là vay SXNN để được hưởng ưu đãi về lãi suất. Hành động này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của nguồn vốn cũng như sự phát triển kinh tế chung của toàn xã.

- Quá trình sản xuất của hộ nông dân chủ yếu là tự phát, chưa nắm rõ và vận dụng các quy trình sản xuất tiến bộ, chưa sử dụng triệt để và hiệu quả các yếu tố đầu vào cũng như còn yếu kém trong việc vận dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do vậy, hộ nông dân phải tích cực tham gia đầy đủ các buổi tổ chức tập huấn ở địa phương nhằm nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất mới và các phương pháp làm ăn hay.

- Trong quá trình tiến hành một chu kỳ sản xuất, hộ nông dân cần ghi chép cụ thể các khoản thu chi để xác định lãi lỗ và có kể hoạch trả nợ vay đúng hạn, đồng thời rút ra kinh nghiệm cho chu kỳ sản xuất tiếp theo.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau một thời gian cố gắng cùng với sự giúp đỡ tận tình từ nhiều phía, tôi đã tiếp cận được với nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn và hoàn thành đề tài này với một số kết luận sau:

- Đề tài đã phân tích, làm rõ tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại địa bàn xã Vinh Quý, tìm hiểu những vấn đề khó khăn, cản trở quá trình sử dụng vốn vay của họ và đánh giá được hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn của người dân từ NHN0&PTNT huyện Hạ Lang.

- NH đã phổ biến hình thức vay thông qua Hội nông dân của xã nên tiết kiệm chi phí giấy tờ hành chính cũng như chi phí cho công tác thẩm định và cũng tạo điều kiện cho người dân khi đi vay vốn.

- Quá trình vay vốn SX đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong thời gian nhàn rỗi và các đối tượng thất nghiệp, từ đó xóa bỏ dần các tệ nạn xã hội ở nông thôn,

- Với nguồn vốn vay từ NHN0 đã góp phần làm cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn ngày càng có sự “thay da đổi thịt” rõ rệt, tạo nên sự phát triển bền vững, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; giữa đồng bằng và miền núi.

Bên cạnh những mặt đã đạt được thì quá trình cho vay và sử dụng vốn vay đối với nông hộ qua điều tra thực tế tôi nhận thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần được giải quyết như:

+ Hộ nông dân có nhu cầu vay vốn khá lớn cho sản xuất nhưng vẫn chưa được NH đáp ứng hoàn toàn.

+ Khả năng hoàn trả vốn vay của các hộ kém do các hộ đầu tư không đúng mục đích và đầu tư vào SXNN còn gặp nhiều rủi ro.

+ Cán bộ NH chưa thật sự theo sát, kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn kết hợp hướng dẫn cho nông dân sử dụng đúng mục đích.

5.2. Kiến nghị

a. Đối với chính quyền địa phương

gọn. Có sự phối hợp với ngân hàng trong việc đôn đốc, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của nông hộ, giúp cán bộ ngân hàng xử lý nợ khó đòi hoặc hiện tượng trốn nợ.

- Chính quyền địa phương cần đi sâu đi sát vào đời sống người dân, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ, từ đó giúp họ vượt qua những khó khăn và có nhiều niềm tin trong SX cũng như đời sống.

- Tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm ngành nghề, đồng thời khuyến khích, vận động người dân đầu tư vốn vào hoạt động ngành nghề nhằm tạo thêm việc làm trong thời gian nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách cho xã hội nhà.

b. Đối với ngân hàng

- Cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về đầu tư tín dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

- Cần tăng mức cho vay đối với những hộ làm ăn có hiệu quả và có uy tín trong việc trả nợ, đồng thời không khước từ các khoản cho vay đối với các hộ còn khó khăn, mà nên có chính sách ưu đãi về lãi suất nhằm tạo điều kiện cho họ có thể vay vốn và tăng khả năng sản xuất.

- Nên tăng mức cho vay trung-dài hạn để tạo cơ sở vật chất SX, tạo việc làm cho người LĐ và tạo điều kiện cho hộ nông dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa.

- Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng.

c. Đối với hộ nông dân

- Trau dồi kiến thức nhằm nâng cao trình độ đáp ứng cho việc tiếp thu những thành tựu mới về KHKT và các phương pháp SX hiện đại kết hợp với sự tính toán kỹ lưỡng hơn trong đầu tư vốn SX.

- Nâng cao ý thức trong việc đi vay, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ vay đúng hạn. Tránh trường hợp lợi dụng ưu đãi lãi suất trong sản xuất nông nghiệp mà vay vốn để sử dụng cho mục đích khác.

- Cần có niềm tin và sự phối hợp đồng lòng với chính quyền địa phương trong việc khắc phục, giải quyết khó khăn cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã nhà, huyện nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết năm 2013 của UBND xã Vinh Quý.

2. Nguyễn Cửu Bình “Thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế các hộ gia đình nông dân huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Huế, 7/2004.

3. Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2014 của xã Vinh Quý 4. Phòng thống kê - UBND xã Vinh Quý - năm 2013

5. Nguyễn Thảo Thanh:” Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng tại NHN0&PTNT huyện Trà

Bồng, tỉnh Quảng Ngãi”, luận văn tốt nghiệp.

6. Nguyễn Thị Mai Trang (2011):” Đánh giá tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ưu đãi của NHCSXH ủy thác qua HND xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”, báo cáo luận văn tốt nghiệp.

7. Đào Thế Tuấn, giáo trình “Kinh tế hộ nông dân”, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, năm 1997.

8. Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHO ”Về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”

9. Quyết định số 909/QĐ-HDQT-TDHO ”Về việc ban hành quy định về quy

định cho vay hộ gia đình, các nhân trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn”

10.http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/bonganh/nganhangn hanuoc/vanban?orgId=25&title=V%C4%83n+b%E1%BA%A3n+quy+ph %E1%BA%A1m+ph%C3%A1p+lu%E1%BA%ADt+&classId=1&view= detail&documentId=86507

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của các hộ dân từ NHN &PTNT tại xã Vinh Quý, Huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)