Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là TLSX đặc biệt và không thể thay thế được trong SXNN. Để thấy rõ hơn về quy mô, cơ cấu và tình hình sử dụng đất đai của nông hộ xã Vinh Quý, ta xem xét Bảng 4.3
Bảng 4.3: Tình hình đất đai của các hộ điều tra
ĐVT:m2/hộ Chỉ tiêu BQ Chung BQ Hộ BQ Hộ khá BQ Hộ TB BQ Hộ nghèo 1. Đất nông nghiệp 19.065,37 27.458 18.302,86 11.435,24 - Đất trồng cây hàng năm 4.736,79 6.708 4.324,29 3.178,1
- Đất trồng cây lâu năm 0 0 0 0
- Đất NTTS 27,94 60 14,29 9,52
- Đất rừng 14.620,63 21.650 13.964,29 8.247,62
2. Đất vườn và thổ cư 551,27 680 535,71 438,10
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2014)
Dựa vào bảng ta thấy, diện tích đất nông nghiệp bình quân của các nông hộ điều tra khá nhiều khoảng 19.065,37 m2/hộ. Trong đó diện tích đất
rừng bình quân các nông hộ rất cao 14.620,63 m2
.
Đất trồng cây hàng năm bao gồm cả đất trồng lúa, cây hoa màu và đất trồng mía, bình quân của các hộ điều tra đạt 4.736,79 m2/hộ, tức là mỗi hộ có hơn 13 sào để sản xuất. Hộ khá nhiều nhất với 6.708 m2/hộ, hộ trung bình là 4.324,29 m2/hộ và hộ nghèo là 3.178,1m2/hộ.
Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì đất NTTS rất ít, vì hầu như chỉ nuôi để ăn chứ không bán nguyên nhân là vì điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu của vùng không phù hợp để đẩy mạnh phát triển theo hướng NTTS.
Mặc dù với diện tích đất rừng lớn nhưng do người dân còn lạc hậu chỉ phụ thuộc trồng lúa một vụ không biết đổi mới cách sản xuất tận dụng nguồn lợi thế đất rừng để trồng cây lâm nghiệp nên cuộc sống của người dân vẫn chưa thoát được nghèo đói, tụt hậu. Do đó cần yêu cầu các cấp chính quyền địa phương phải đi sâu sát hơn nữa để can thiệp mạnh vào thực tế đời sống và sản xuất của người dân, giúp họ nâng cao về ý thức, cải thiện sự đầu tư và tăng cường hỗ trợ về kỹ thuật để nông dân tiến hành thâm canh theo chiều sâu, đồng thời cần phải có thí nghiệm những mẫu đất để phân loại và bố trí nuôi trồng cây con thích hợp trên từng loại đất, thửa đất nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu trong SXNN.