Mục đích sử dụng thực tế nguồn vốn của nông hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của các hộ dân từ NHN &PTNT tại xã Vinh Quý, Huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. (Trang 42)

Mục đích vay vốn là một trong những điều kiện cần thiết để cán bộ tín dụng xem xét có nên cho hộ vay vốn sản xuất hay không. Bởi vì, từ mục đích vay vốn cán bộ tín dụng có thể xem xét đến tính hiệu quả của đồng vốn vay. Mục đích đó được kê khai trong hợp đồng vay vốn nhưng thực tế nhiều hộ vay vốn vẫn sử dụng vốn vay không đúng mục đích khai trên khế ước. Để hiểu rõ ta phân tích trong bảng sau:

Bảng 4.9: Mục đích sử dụng vốn vay thực tế của các hộ điều tra Chỉ tiêu Số tiền (trđ) Tỉ lệ (%) Hộ Khá Hộ trung bình Hộ nghèo Số hộ Số tiền (trđ) Số hộ Số tiến (trđ) Số hộ Số tiền (trđ) Tổng số 1690 100 10 515 14 585 21 590 1.Chăn nuôi 415 24,56 6 330 2 65 1 20 2.Trồng trọt 225 13,31 2 65 3 80 5 80 3.Mua TLSX 325 19,23 0 0 2 90 7 235 4. Ngành nghề dịch vụ (buôn bán...) 185 10,95 1 60 2 100 1 25 5. Mua TLLĐ 110 6,51 1 60 0 0 2 50 6. Xây dựng nhà cửa 210 12,42 0 0 3 150 2 60 7. Xin việc cho con 190 11,25 0 0 2 100 2 90

8. Mua xe 30 1,77 0 0 0 0 1 30

Thực tế cho thấy hộ nông dân muốn vay với mục đích này nhưng trong khế ước họ lại kê khai với mục đích khác, bởi lẽ họ sợ rằng NH sẽ khước từ cho vay khi mục thực tế của mình không tạo niềm tin cho NH. Hơn nữa, nếu hộ nông dân muốn lợi dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp như lãi suất và có thể vay tín chấp tối đa 50 triệu, nên dù cho mục đích sử dụng ngoài lĩnh vực nông nghiệp nhưng người dân vẫn kê khai trong khế ước là sử dụng vào mục đích trồng trọt hoặc chăn nuôi.

Qua bảng trên ta thấy mục đích vay vốn tập trung cho mục đích ngoài sản xuất nông nghiệp là 725 triệu chiếm 42,9%, nhưng trong thủ tục đi vay thì họ đều ghi trong khế ước vay vốn là mục đích chăn nuôi, trồng trọt, mua TLSX( trâu, bò, ngựa)... Trên thực tế thì mục đích vay vốn tập trung vào chăn nuôi đạt 415 triệu chiếm 24,56%, trồng trọt là 225 triệu đồng chiếm 13,32%, mua TLSX là 325 triệu đồng chiếm 19,23%. Qua điều tra thực tế cho thấy, trong chăn nuôi thì các hộ chủ yếu đầu tư nuôi dê do người dân nhận thấy có nhiều điều kiện thuận lợi như đây là loài vật dễ nuôi phù hợp với địa hình đồi núi, không tốn công chăm sóc và mua thức ăn vì nó ăn hầu như tất cả các loại cây cỏ, khả năng chống chịu bệnh tật tốt rất phù hợp với loại hình chăn thả nơi vùng núi mà đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong 9 hộ chăn nuôi thì có 1 hộ đầu tư nuôi cá nhưng do thiếu kinh nghiệm chăm sóc, chưa biết cách phòng bệnh nên dẫn đến cá chết làm hộ đó phải thua lỗ. Còn trong trồng trọt có 10 hộ vay, trong đó có đến 5 hộ nghèo, những hộ này vay chủ yếu để trồng mía, đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương, có nguồn thu tận nơi nên rất thuận tiện nên ngày càng có nhiều hộ mở rộng quy mô diện tích trồng mía.

Về TLSX thì đa phần các hộ mua trâu, bò để phục vụ SXNN, vay nhiều nhất là hộ nghèo có 7 hộ với số tiền là 235 triệu, do 2 năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường, rét đậm rét hại nên xuất hiện nhiều dịch bệnh làm trâu bò chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người dân nhất là hộ nghèo càng tù túng họ phải vay vốn NH để mua TLSX. Và ngựa cũng là một TLSX hữu ích cho mỗi nhà rất phù hợp với điều kiện địa hình tại địa bàn.

Ngành nghề dịch vụ, kinh doanh buôn bán hiện nay đang được quan tâm. Lĩnh vực này mang lại lợi nhuận cao nhưng vẫn chưa có nhiều hộ mạnh

dạn đầu tư chỉ những hộ nào kinh tế vững mới dám làm nên số vốn sử dụng trong mục đích này vẫn ít có 185 triệu chiếm 10,95%. Do muốn được hưởng ưu đãi về lãi suất nên mặc dù thực tế các hộ vay để buôn bán nhưng trên khế ước vẫn khai mục đích vay để SXNN.

Sau khi quy hoạch làm đường, bộ mặt xã đã có nhiều thay đổi, rất nhiều căn nhà mới được xây lên, nhu cầu xây nhà, làm lại nhà của người dân cũng đặc biệt tăng trong năm 2013, nên bên cạnh tiền đền bù một số hộ phải đi vay NH để đủ tiền tiếp tục xây nhà với tổng số tiền vay là 210 triệu đồng chiếm 12,42%.

Do có chính sách ưu đãi tín dụng về lãi suất vay cho huyện 30A trong SXNN nên ngày càng có nhiều hộ lợi dụng chính sách này để vay vào mục đích khác không như đã đăng kí trên khế ước. Cụ thể qua điều tra có 4/45 hộ vay với số tiền 190 triệu mục đích thực tế là để xin việc cho con mặc dù trên khế ước khai vay để trồng trọt, chăn nuôi. Và có 1 hộ nghèo vay để mua xe máy đi lại với số tiền là 30 triệu. Điều đó cho thấy các hộ gia đình này đã lợi dụng nguồn vốn vay của Nhà nước để sử dụng không đúng mục đích, với đa số là hộ nghèo và một số hộ trung bình trình độ dân trí còn thấp, chưa biết cách làm ăn mặc dù Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện cho họ phát triển sản xuất, điều đáng nói hơn là cán bộ và cơ quan tín dụng tại đại phương vẫn chưa thật sự quan tâm và kiểm tra sát sao quá trình cho người dân vay vốn nên mới dẫn đến tình trạng này.

Qua đây cho thấy các hộ vay vốn vì mục đích mua TLSX và chăn nuôi là chủ yếu, một số hộ vay để trồng trọt nhưng chủ yếu trồng mía vì trồng trọt không phải là lợi thế của xã, hiệu quả trồng trọt đạt được không cao nên họ không mặn nồng với việc đầu tư vào hoạt động này. Thực tế sử dụng vốn vay để làm gì và kết quả ra sao thì các CBTD khó kiểm soát được, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng chi trả vốn vay của các hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của các hộ dân từ NHN &PTNT tại xã Vinh Quý, Huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)