Phân tích mức vay vốn, thời hạn vay và lãi suất vay của các

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của các hộ dân từ NHN &PTNT tại xã Vinh Quý, Huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. (Trang 38)

a. Phân tích mức vốn vay của các hộ điều tra

Mức vay vốn là một trong những yếu tố tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất. Đối với hình thức cho vay thế chấp, giá trị món vay luôn được xác định trên cơ sở giá trị tài sản thế chấp (bằng 70% giá trị tài sản thế chấp), mà hình thức này chỉ được xem xét đối với NHN0.[5]

Đối với hình thức cho vay theo tín chấp, mức cho vay là số tiền tối đa mà các tổ chức tín dụng có thể cho người cần vay vốn. Vì người đi vay không cần thế chấp tài sản nên các tổ chức thường ấn định một mức cho vay tối đa nào đó tương ứng khả dĩ có thể trên thực tế nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro về tín dụng có thể xảy ra. Để thấy rõ hơn về mức vay của các hộ nông dân xã Vinh Quý ta phân tích bảng 4.7

Bảng 4.7: Mức vay vốn của các hộ điều tra

Phân tổ mức vốn vay(trđ) Số hộ CC % Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) <=10 4 8,89 0 0 0 0 4 19,05 10 <Mức vốn vay <=30 19 42,22 1 10 6 42,86 12 57,14 30 <Mức vốn vay <=50 15 33,33 4 40 6 42,86 5 23,81 >50 7 15,56 5 50 2 14,28 0 0 Tổng 45 100 10 100 14 100 21 100 (Số liệu điều tra thực tế của tác giả,năm 2014)

Qua bảng trên ta thấy, ở mức vay từ 10 triệu đồng trở lại có tất cả 4 hộ nghèo chiếm 8,89%, theo điều tra thì các hộ nghèo vay để trồng mía, cụ thể để mua giống, phân bón, vì vốn lưu động của hộ không đủ để xoay sở, và có 1 hộ vay để sửa sang lại một quán nhỏ gần trường cấp 1,2 bán đồ ăn sáng và bán các loại nước giải khát kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, còn lại một ít để tiêu dùng trong gia đình. Mức tiền này chỉ đủ để sản xuất kinh doanh nhỏ, mà với quy mô nhỏ lẻ như vậy thì cũng chỉ đủ sống vì chắn chắc

là lợi nhuận thu về không cao.

Mức vay trên 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, có đến 19 hộ vay chiếm 42,22% trong tổng số hộ vay. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ vay vốn ở mức này đều nhằm tăng quy mô sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán nhỏ nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Có 12 hộ nghèo chiếm 57,14% trong tổng số hộ nghèo, 6 hộ trung bình và 1 hộ khá đề nghị vay ở mức vốn này. Những hộ nghèo vay ở mức vốn này đã tương đối mạnh dạn đầu tư sản xuất hơn, họ đã biết tự mình vận động, thay đổi có kế hoạch sản xuất làm ăn chứ không phải ngồi trông chờ vào những trợ cấp hay dự án mới của chính phủ. Tuy nhiên vẫn nhiều hộ chưa biết sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích nên không đạt được hiệu quả. Các hộ trung bình và hộ khá vay ở mức này chủ yếu để SXNN mở rộng quy mô lớn hơn.

Mức vay trên 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng có 15/45 hộ chiếm 33,33% gồm 6 hộ trung bình (chiếm 42,86% tổng số 14 hộ trung bình) và 5 hộ nghèo (chiếm 23,81% trong số 21 hộ nghèo) và 4 hộ khá (chiếm 40% trong tổng số 10 hộ khá). Nhìn vào tỷ lệ % vay vốn của hộ trung bình ta thấy đây là mức có nhiều hộ vay vốn, chiếm gần ½ số hộ trung bình điều tra và hầu như các hộ này đều vay để đầu tư vào việc mua trâu phục vụ cho trồng trọt, vài hộ để xây dựng lại nhà cửa và đặc biệt có 2 hộ đã mạnh dạn đầu tư nuôi dê. Đây là hướng đi mới cho các nông hộ trong toàn huyện vừa tận dụng được nguồn thức ăn dồi dào vừa dễ nuôi và còn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Các cấp chính quyền cần khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư theo cách này.

Ở mức vay vốn trên 50 triệu đồng có 7/45 hộ điều tra chiếm 15,56%, điều tra 10 hộ khá thì 5 hộ có nhu cầu và được vay ở mức này, còn hộ trung bình có 2 hộ chiếm 14,29% trong tổng hộ trung bình được điều tra. Đây là mức vay bắt buộc phải thế chấp theo quy định số 41/2010 của chính phủ. Do đó ở mức vay này thì không có hộ nghèo nào vay vì tài sản của họ không đủ thế chấp. Các hộ vay ở mức này đều đa số đã xác định được kế hoạch làm ăn cụ thể, dám nghĩ dám làm, có 1 số hộ đã vay 60 triệu (năm 2012) để buôn bán hàng hóa tạp phẩm...và sau 2 năm kinh doanh cuộc sống của hộ đó đã thay đổi hoàn toàn, dư giả hơn và con cái được học hành đến nơi đến chốn.

b. Thời hạn vay của các hộ điều tra

Việc xác định thời hạn cho vay là do cán bộ tín dụng (CBTD) cùng khách hàng xem xét dự án đầu tư và cùng đưa ra quyết định. Việc xác định thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ phát triển của cây con, sự luân chuyển của vật tư hàng hóa, khả năng trả nợ, sự thỏa thuận của người vay là yếu tố quyết định cơ bản hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và chất lượng tín dụng. Qua điều tra thực tế cho thấy thời hạn vay của các hộ dân chủ yếu là vay trung hạn, khoảng 36 tháng, vì số tiền vay của các hộ khá cao sẽ không có khả năng hoàn trả đúng hạn nếu vay với thời hạn ngắn hạn, và có một số hộ vay ít nên thời hạn ngắn hơn, khoảng 24 tháng.

Mọi chủ quan, tùy tiện áp đặt thời hạn cho vay không tuân thủ các quy định các thể lệ cho vay sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường; hoặc phát sinh nợ quá hạn, hoặc bị thua thiệt về lãi suất. Thời hạn vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng nhận vay vốn cho đến thời hạn trả hết lãi gốc và lãi vay được thỏa thuận trong hợp đồng TD giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

c. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NH cũng như hoạt động SXKD của các đối tượng vay vốn. Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt là yêu cầu đặt ra đối với NH. Tùy theo từng đối tượng vay, tính khả thi của mục đích vay vốn cũng như tổng nguồn vốn hiện có của NH mà CBTD và hộ nông dân đi vay có sự thỏa thuận về lãi suất và thời hạn vay. Theo điều tra thì tôi rút ra được là:

+ Ở mức vay ngắn hạn, thời hạn vay là dưới 12 tháng và lãi suất là 8%/năm tức 0,67% tháng, tuy nhiên do thuộc huyện 30A nên xã được hưởng ưu đãi tín dụng về lãi suất áp dụng với các hộ vay vốn trong SXNN, tức là những hộ nào vay vốn với mục đích là trồng trọt, chăn nuôi sẽ được giảm lãi suất 50%.[10] Như vậy ở mức vay ngắn hạn lãi suất rất thấp chỉ 0,33%/tháng.

+ Mức vay trung hạn thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng và lãi suất là 11%/năm tức là 0,916%/tháng nhưng áp dụng chính sách trên thì các hộ vay vốn ở mức này chỉ chịu lãi suất 0,458%/tháng.

13%/năm nhưng người dân chỉ trả lãi suất 0,54%/tháng.

Theo thu thập thông tin từ các bộ tín dụng huyện thì NH không quy định thời hạn vay (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn) phải phụ thuộc vào mức tiền vay mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và khả năng hoàn trả vốn vay của hộ gia đình đó nên người dân sẽ tin tưởng và yên tâm vay vốn để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh tế hơn.

Ví dụ: Giả sử NH quy định mức vay từ 20 triệu đồng trở lại sẽ liệt vào tín dụng ngắn hạn thì khi hộ gia đình nào đó đi vay với số tiền là 15 triệu đồng và phải hoàn trả vốn vay trong thời hạn dưới 12 tháng trong khi điều kiện gia đình đó vô cùng khó khăn vì có việc cần gấp nên phải đi vay theo hình thức tín chấp. Và họ sẽ không có đủ khả năng hoàn trả vốn trong thời hạn quy định, với quy định như vậy hộ gia đình sẽ không những không có điều kiện phát triển sản xuất mà gia đình càng khó khăn hơn khi vẫn chưa kiếm đủ số tiền trả vốn trong thời gian ngắn như vậy và NH cũng nguy cơ gặp rủi ro khi gia đình đó trả quá hạn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của các hộ dân từ NHN &PTNT tại xã Vinh Quý, Huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)