Tình hình đầu tư TLSX của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.4: Tình hình TLSX của hộ điều tra
Bình quân TLSX/hộ ĐVT BQ chung Hộ Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo -Trâu Con 0,86 1,4 0,79 0,38 - Bò Con 0,57 1,1 0,29 0, 3 - Ngựa Con 0,56 0,5 0,71 0,48
- Lợn cái sinh sản Con 0,24 0,3 0,29 0,14
- Lợn đực giống Con 0,09 0,2 0,07 0
-Máy cày bừa Cái 0,22 0,6 0,07 0
-Máy tuốt lúa Cái 0,49 1 0,43 0,05
-Máy xay xát Cái 0,37 0,9 0,21 0
-Máy bơm nước Cái 0,52 1 0,57 0
- Bình thuốc sâu Cái 0,87 1 1 0,62
-TLSX khác Cái 0 0 0
Qua bảng ta thấy các nông hộ có sự đầu tư về TLSX nhưng mức độ còn thấp so với yêu cầu đặt ra của nền cơ giới hóa NN.
So với những TLSX khác thì trâu bò cày kéo được đầu tư khá nhiều, số trâu bình quân 0,86 con/hộ, bò là 0,57con/hộ. Tuy nhiên số lượng trâu bò được đầu tư làm TLSX ngày càng ít đi nguyên nhân là vì cơ giới hóa ngày nay đã phổ biến, người ta dùng máy cày bừa vừa tiết kiệm được thời gian vừa tiết kiệm công sức mà hiệu quả cũng cao hơn và đặc biệt là trong hai năm gần đây thời tiết thay đổi nhiều nên xuất hiện dịch bệnh như LMLM, tụ huyết trùng…nhất là vào mùa đông trâu bò chết do không chịu được rét đậm rét hại gây thiệt hại lớn cho người dân.
Ngựa cũng là TLSX không thể thiếu của người dân trên địa bàn và cũng quan trọng như trâu bò vừa cung cấp phân bón, sức kéo vừa có thể để thồ những vật nặng như củi gỗ, thóc lúa, ngô, mía…Do tại địa bàn xã địa hình nhiều đồi núi, đường xá mấp mô đi lại, vận chuyển khó khăn, đặc biệt là đường nội đồng chưa được đầu tư, sửa sang nên ngựa được coi là một phương tiện vận chuyển hữu ích cho mỗi nhà với số lượng bình quân chung là 0,56 con/hộ.
Lợn cái sinh sản và lợn đực chiếm tỷ lệ TLSX được đầu tư không cao, nhất là hộ nghèo một phần nguyên nhân là thiếu vốn và thứ hai là các hộ này chỉ chú trọng nuôi lợn để bán lấy thịt.
Máy cày bừa, máy tuốt lúa động cơ và máy bơm nước, máy xay xát và máy phun thuốc là những tư liệu làm nền tảng cho việc sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, đạt hiệu quả tối ưu. Nhưng nông hộ vẫn chưa đầu tư nhiều vào các TLSX này chỉ có hộ khá và một số hộ trung bình đầu tư còn hộ nghèo hầu không đủ vốn để mua sắm.
Qua bảng trên ta thấy nhìn chung người dân tại địa bàn cũng có sự đầu tư về TLSX cho sản xuất của họ. Hộ khá và trung bình họ có điều kiện về vốn nên có khả năng mua sắm nhiều TLSX và sử dụng TLSX đó để người khác thuê như máy cày, máy bừa kiếm thêm được thu nhập. Ngược lại nhóm hộ nghèo họ luôn là những người dễ bị tổn thương bởi các điều kiện ngoại cảnh tác động lại phải đi thuê mượn máy móc vì thiếu vốn sản xuất, không đủ tiền để tự sắm sửa dẫn đến tình trạng các hộ khá giả lại càng khá giả hơn, còn hộ
nghèo lại vẫn hoàn nghèo. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho NH và các cấp chính quyền cần phải có những biện pháp cụ thể và thiết thực hơn để tạo điều kiện cho người nghèo cải thiện cuộc sống.
4.2.1.4.Tình hình sử dụng vốn lưu động vào sản xuất
Vốn trong nông nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ, ví dụ các khoản dùng hết trong một lần sử dụng như giống, phân bón, thuê công. Với nguồn vốn cố định thì không phải hộ dân nào cũng đầu tư được hoàn toàn, họ chỉ đầu tư rất ít hoặc không đầu tư mà chủ yếu đi thuê ngoài. Còn với nguồn vốn lưu động thì dù ít hay nhiều các hộ đều phải có đầu tư thích đáng mới có thể tạo được sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên sự đầu tư này có thực sự hiệu quả không ta đi vào xem xét Bảng 4.5
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng vốn lưu động cho sản xuất của các hộ điều tra Mức vốn lưu động (Trđ) Bình quân chung Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) VLĐ<1 13 28,89 0 0 0 0 13 61,9 1<= VLĐ <3 7 15,55 0 0 0 7,14 7 33,33 3<=VLĐ<5 3 6,67 0 0 2 14,29 1 4,77 5<=VLĐ<10 9 20 0 0 9 64,28 0 0 10<=VLĐ 13 28,89 10 100 3 14,29 0 0 Tổng cộng 45 100 10 100 14 100 21 100 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2014)
Khái quát bảng số liệu ta thấy mức vốn lưu động mà các nông hộ sử dụng vẫn chưa cao, đây là khó khăn bước đầu của việc nâng cao hiệu quả SX.
Mức vốn lưu động dưới 1 triệu đồng là mức thấp nhất, đại diện cho mức này là các hộ không có mục đích đầu tư cho việc sản xuất. BQ chung trong các hộ điều tra có 13 hộ sử dụng ở mức vốn này, chiếm 28,89. Cả 13 hộ này đều thuộc diện hộ nghèo, tình trạng kinh tế của hộ không đủ để chuẩn bị cho vốn lưu động được đến 1 triệu đồng.
mức vốn lưu động trong khoản này chiếm 15,55%, trong đó gồm tất cả 7 hộ nghèo chiếm 33,33% trong tổng 21 hộ nghèo. Điều này cho thấy mặc dù các hộ trong xã có sự chuẩn bị nhưng mức vốn lưu động còn quá thấp để có thể không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như sự biến động của giá cả thị trường hay thời tiết thay đổi đột ngột. Ví dụ, người nông dân ước tính năm này sẽ dành ra 1 triệu rưỡi để lo cho các chi phí mua phân, giống lúa mạ, thuốc trừ sâu và các tài sản lưu động cần thiết cho sản xuất khác nhưng vì năm nay thời tiết nắng mưa thất thường, tình hình sâu bệnh phức tạp nên nhu cầu mua các loại thuốc trừ sâu tăng, giá lúa mạ tăng, bên cạnh đó nhà cung cấp phân bón trong xã quá ít nếu họ tạm thời ngưng hoạt động sẽ khiến người nông dân phải đi lấy hàng ở nơi khác, chịu thêm chi phí vận chuyển khiến cho mức vốn lưu động không đủ để xoay sở, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt, vay mượn. Nhưng thực tế thì người dân đã sử dụng mức vốn này để trang trải tất cả tài sản lưu động trong chăn nuôi, trồng trọt của gia đình.
Từ 3 triệu đến 5 triệu có 3/45 hộ chiếm 6,67%, trong đó trung bình có 2 hộ và nghèo có 1 hộ. Ở mức này các hộ nông dân cũng có sự đầu tư trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi song vẫn là mức đầu tư rất thấp đối với các hộ vừa trồng lúa, hoa màu kết hợp với chăn nuôi.
Từ 5 triệu đến 10 triệu đồng có 9 hộ chiếm 20%, cả 9 hộ đều thuộc hộ trung bình chiếm 64,28% trong tổng số 14 hộ , các hộ này đã có sự đầu tư mạnh hơn về phân bón trong hoạt động trồng trọt, thức ăn trong hoạt động chăn nuôi và nguồn giống cải tiến trong cả 2 hoạt động.
Từ 10 triệu trở lên, đây là mức cao nhất và cũng là mức nhà nước ta cũng như các cấp chính quyền luôn mong muốn và vận động người dân sử dụng đầu tư nhằm đem lại hiệu quả cao. Có 13/45 hộ sử dụng mức vốn này chiếm 28,89% trong đó có 10 hộ là những hộ khá chiếm 100% tổng số hộ khá được điều tra và có 3 hộ trung bình. Với những hộ bỏ ra mức vốn trên 10 triệu tức là họ đã có dự định, lập kế hoạch sản xuất cụ thể, lường trước được những rủi ro có thể xảy ra và chấp nhận nó. Chính sự mạnh dạn đầu tư này đã mang lại kết quả thường là tốt đẹp. Tuy nhiên chỉ có những hộ vững kinh tế mới có khả năng đầu tư ở mức này vì nghề nông là một nghề phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, có quá nhiều rủi ro cho người sản xuất, trong khi giá cả
sản phẩm bán ra lại phụ thuộc vào sự cân bằng giá cả thị trường nếu không muốn nói một số hộ còn bị thương lái ép giá. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền là cần tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn cho hộ nông dân thông qua hoạt động tín dụng ở nông thôn, và quan trọng hơn nữa là thực hiện công tác vận động, khuyến khích người dân thay đổi tư tưởng về SX hàng hóa, đồng thời giúp họ lên kế hoạch sản xuất, cung cấp kỹ thuật, thông tin nhằm tạo niềm tin lớn cho nông dân an tâm sản xuất.