Vinh quý là một trong những xã nghèo của huyện Hạ Lang, người dân còn canh tác lạc hậu, chưa đạt hiệu quả kinh tế nên đời sống còn rất khó khăn, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Từ khi được sự quan tâm của Nhà nước và NHN0&PTNT điều kiện ưu đãi về chính sách tín dụng cho các hộ vay vốn để SXNN các hộ dân trong xã đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất từ đó bộ mặt của các hộ dân trong xã đã có sự thay đổi rõ rệt [10]. Tình hình cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.6: Tình hình vay vốn của các hộ nông dân qua các năm tại xã Vinh Quý
Năm
Hộ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh số tiền
12/11 13/12 Bình quân (%) Số hộ Số tiền (tr.đ) Số hộ Số tiền (tr.đ) Số hộ Số tiền (tr.đ) +/- CC (%) +/- CC (%) Tổng số 62 1.645 97 3.050 150 5.900 1.405 85,41 2.850 93,44 89,42 Hộ khá 17 590 25 1.225 34 1.720 635 107,62 495 40,41 74,01 Hộ trung bình 31 775 38 1.292 45 1.965 517 66,71 673 52,10 59,40 Hộ nghèo 14 280 34 533 71 2.215 253 90,35 1.682 315,57 202,96
(Nguồn: Thống kê UBND xã Vinh quý,năm 2013)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình vay vốn của các hộ dân có sự thay đổi theo hướng tăng dần cả về số hộ và số tiền vay từ năm 2011-2013. Năm 2013 có 150 hộ vay cao hơn 2 lần so với năm 2011 chỉ có 62 hộ vay. Tổng số tiền vay qua các năm tăng bình quân 89,42%. Sở dĩ có sự tăng như vậy là do các nguyên nhân sau:
- Hộ khá: Số hộ khá vay vốn năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 8 hộ tương đương với số tiền là 635 triệu, đến năm 2013 đã tăng lên 34 hộ và số tiền tăng lên 495 triệu đồng. Tăng bình quân 74,01%/năm. Điều này chứng tỏ nhu cầu vay vốn của các hộ này ngày càng cao, họ đã có sự đầu tư vào SX để PTKT, có ý thức tiếp thu các chính sách các NN, đó khác hẳn với lối suy nghĩ bảo thủ, rụt rè không dám bỏ nhiều vốn vào trong SX vì sợ rủi ro sẽ mất trắng nên vẫn giữ phương thức sản xuất lạc hậu, không dám thay đổi của các hộ dân trong mấy năm trước. Có sự thay đổi như hiện giờ cũng là do chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất cho các hộ vay vốn để SXNN, từ đó các hộ này đã mở rộng quy mô sản xuất cả trong trồng trọt và chăn nuôi. Trong năm 2012 và 2013 đã xuất hiện một số hộ khá phát triển mô hình nuôi dê với số lượng lên đến 50 con, đây là một hướng chăn nuôi mới của xã đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân. Ngoài ra còn một số hộ đầu tư vốn để buôn bán hàng hóa cũng thu được lợi nhuận đáng kể.
- Hộ trung bình: Nhìn chung các hộ trung bình trong xã vay vốn nhiều hơn so với hộ khá. Năm 2013 có 45 hộ vay với số tiền là 1.965 triệu tăng 52,1% so với năm 2012. Và năm 2012 tăng 66,71% so với năm 2011. Qua đó có thể thấy các hộ trung bình vay vốn nhiều nhất trong năm 2013. Nguyên nhân là một phần do trong 2 năm 2012, 2013 thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt có hiện tượng mưa đá làm thiệt hại mùa màng, nhà cửa, kèm theo đó là xuất hiện nhiều bệnh dịch: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, hen suyễn... làm trâu, bò, gà, lợn chết hàng loạt trong khi ý thức phòng bệnh của người dân còn kém nên đã không kịp đề phòng khi dịch bệnh xảy ra làm cho các hộ thiệt hại về vật chất rất lớn. Do đó nhờ được vay vốn với lãi suất thấp nên các hộ có cơ hội hồi phục kinh tế, chủ yếu đầu tư mua TLSX như trâu bò, ngựa vì điều kiện địa hình của xã còn khó khăn rất khó sử dụng máy móc vào sản xuất nên các hộ dân không đầu tư mua máy cày, máy bừa. Nguyên nhân thứ 2 là do trong năm 2013 HND xã Vinh Quý nhận ủy thác của NHN0&PTNT huyện Hạ Lang thực hiện và tuyên truyền cho người dân về các chính sách liên quan đến tín dụng, hướng dẫn họ làm thủ tục vay vốn, tư vấn cho họ cách đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả. Từ đó người dân trong xã đã giảm bớt được các thủ tục rườm rà, hạn chế được thời gian và chi phí khi phải đi lại xin giấy tờ lên
tận huyện như trước kia, HND cũng luôn thông báo cho người dân kịp thời khi có sự thay đổi trong chính sách tín dụng cũng như thời hạn hoàn trả lãi của các hộ vay vốn nên hạn chế được tình trạng trả vốn và lãi quá hạn giảm thiểu rủi cho cho NH, người dân cũng yên tâm sử dụng vốn vào sản xuất hơn.
- Hộ nghèo: Đây là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì cuộc sống
của họ phụ thuộc hoàn toàn vào những mảnh ruộng ít ỏi, họ đã nghèo, đã cơ cực rồi khi gặp rủi ro trong sản xuất như mất mùa, dịch bệnh càng làm họ điêu đứng, lo sợ. Đây cũng chính là lí do các hộ nghèo không dám đầu tư vào sản xuất vì họ sợ không đủ khả năng hoàn trả vốn. Năm 2011 cả xã chỉ có 14 hộ nghèo vay với tổng số tiền là 280 triệu, tuy nhiên đến năm 2013 số hộ vay vốn tăng lên 71 hộ tương đương với số tiền 2.215 triệu và tăng 315,57% so với năm 2012. Đây là một sự tăng đột ngột, đáng kinh ngạc so với hộ trung bình và hộ khá, qua tìm hiểu được biết có sự tăng như vậy là do nhiều nguyên nhân. Cũng như phân tích trên của hộ trung bình các hộ nghèo cũng do chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết nên bị thiệt hại nặng nề về vật chất và cả tinh thần, nhiều hộ gần như mất trắng nhưng chính quyền địa phương và hàng xóm giúp đỡ, đặc biệt có chủ tịch HND đến tư vấn về ưu đãi lãi suất tín dụng cũng như giúp họ làm các thủ tục vay vốn , giúp họ vượt lên sự tự ti, nhút nhát để có thể mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất làm lại từ đầu. Năm 2011 mỗi hộ nghèo vay vốn với số tiền trung bình chỉ khoảng 20 triệu đồng/hộ, nhưng đến năm 2013 số tiền trung bình các hộ vay là 31 triệu đồng/hộ, điều này cho thấy họ đã có sự tiến bộ trong tư tưởng và vạch được kế hoạch làm ăn với quy mô lớn hơn và thực sự đã giúp họ vượt qua được khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Các hộ đầu tư sản xuất có hiệu quả sẽ thôi thúc các hộ khác noi theo nên các hộ nghèo đến vay vốn tăng nhiều hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều hộ lợi dụng vay vốn lãi xuất thấp để sử dụng vào mục đích khác mặc dù trên khế ước vẫn khai để SXNN. Ví dụ như vay vốn để xây nhà, mua xe hay xin việc cho con... Điều này cho thấy cán bộ và cơ quan tín dụng tại đại phương cần kiểm tra sát sao hơn nữa quá trình cho người dân vay vốn để tránh tình trạng này.