Để thấy rõ hơn về tình hình nhân khẩu và lao động của xã ta xem xét Bảng 4.2
Bảng 4.2: Tình hình nhân khẩu vào lao động của hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ
BQC Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo
1. Số hộ điều tra Hộ 10 14 21 -
2. Tổng nhân khẩu Khẩu 49 64 94 -
3. Tổng lao động LĐ 23 26 52 -
4. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu 4,9 4,57 4,48 4,65
5. BQ lao động/ hộ LĐ 2,3 1,86 2,48 2,21
6. BQ nhân khẩu / LĐ Khẩu 2,13 2,46 1,81 2,13
7. Trình hộ văn hóa chủ hộ % 100 100 100 100
- Cấp 1 % 0 21,43 66,67 29,37
- Cấp 2 % 45 50 23,81 39,6
- Cấp 3 % 55 28,57 9,52 31,03
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2014)
Qua bảng 4.2 ta thấy số nhân khẩu bình quân mỗi hộ là 4,65 nhân khẩu/hộ, con số này khẳng định qui mô gia đình ở đây không lớn lắm. Tỷ lệ này cao nhất nhóm hộ khá với 4,9 khẩu/hộ. Thấp nhất là ở hộ nghèo với 4,48 khẩu/hộ vì đa phần những hộ này là các gia đình trẻ, mới tách ra ở riêng hầu
như mỗi nhà đều tương đương giống nhau, có 2 vợ chồng và 1 hoặc 2 đứa con thêm 1 người lớn tuổi đã qua sức lao động
Tỷ lệ lao động/hộ cao nhất ở hộ nghèo và hộ trung bình là thấp nhất. Chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/lao động có nghĩa là cứ 1 người lao động sẽ phải nuôi bao nhiêu người ăn theo. Bình quân chung nhân khẩu trên lao động của các hộ điều tra là 2,13; tỷ lệ này cao nhất thuộc nhóm hộ trung bình vì số nhân khẩu trên hộ của nhóm này cao nhất mà số lao động lại thấp nhất nên một lao động phải nuôi nhiều nhân khẩu ăn theo.
Trình độ văn hóa của người nông dân trong xã còn thấp, hầu hết là học tới cấp hai, con số này chiếm đến 39,6% cụ thể ở hộ khá có 45% chủ hộ học tới cấp 2, hộ trung bình có 50%. Điều đáng nói ở đây là tỷ lệ chỉ học đến cấp 1 rồi nghỉ học của hộ nghèo khá cao, chiếm 66,57%, do trình độ văn hóa thấp nên hạn chế khả năng tiếp thu những tiến bộ trong sản xuất cũng như năng lực SX của họ.
Tóm lại, từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định rằng: quy mô nhân khẩu trên lượng lao động và trình độ dân trí có ảnh hưởng lớn đến thu nhập và khả năng sản xuất của hộ.