Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo

Một phần của tài liệu Kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần tpt cần thơ (Trang 81)

2012 và quý II năm 2011 2013

4.3.7 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo

hóa theo sản phẩm của công ty

4.3.7.1 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa giai đoạn quý II năm 2011 - 2012

Doanh thu tiêu thụ phụ thuộc vào hai yếu tố là số lượng hàng hóa tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Doanh thu tăng là một tín hiệu tốt có thể do số lượng hoặc giá bán tăng nhưng nếu doanh thu tăng do giá bán tăng nhưng khối lượng hàng hóa giảm thì cần xem xét lại vì yếu tố về giá thường không ổn định và hay thay đổi, nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường và ảnh hưởng lớn đến số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty.

Để hiểu rõ sự tác động của từng nhân tố đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty ta sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ của từng sản phẩm như sau:

Bảng 4.18 Phân tích ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa giai đoạn quý II năm 2011 - 2012 Chỉ tiêu Q0 (cái) Q1 (cái) P0 (1.000đ/cái) P1 (1.000đ/cái) Q1P0 (1.000đ) TR0 = Q0P0 (1.000đ) TR1 = Q1P1 (1.000đ) ΔQ= Q1P0 - Q0P0 (1.000đ) ΔP= Q1P1 - Q1P0 (1.000đ) Máy vi tính 1.927 2.136 15.200 16.350 32.467.200 29.290.400 34.923.600 3.176.800 2.456.400 Máy in 793 937 5.120 6.140 4.797.440 4.060.160 5.753.180 737.280 955.740 Máy fax 425 454 4.150 4.650 1.884.100 1.763.750 2.111.100 120.350 227.000 Máy scan 491 378 2.460 2.950 929.880 1.207.860 1.115.100 -277.980 185.220 Khác 1.008 1.124 2.530 2.080 2.843.720 2.550.240 2.337.920 293.480 -505.800 Tổng 42.922.340 38.872.410 46.240.900 4.049.930 3.318.560

Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần TPT Cần Thơ, quý II năm 2011 - 2012 Giải thích:

Gọi: TR là doanh thu tiêu thụ.

TR0 là doanh thu tiêu thụ kỳ trước. TR1 là doanh thu tiêu thụ kỳ sau. Qlà số lượng tiêu thụ.

Q0 là số lượng tiêu thụ kỳ trước.

Q1 là số lượng tiêu thụ kỳ sau. P là đơn giá bình quân.

P0 là đơn giá bình quân kỳ trước. P1 là đơn giá bình quân kỳ sau. Ta có: Doanh thu tiêu thụ = Số lượng tiêu thụ x Đơn giá Hay: TR = Q x P

a. Máy vi tính

Xác định đối tượng phân tích ta có: ΔTR = TR1 – TR0

TR1 = Q1P1 = 2.136 x 16.350 = 34.923.600 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 1.927 x 15.200= 29.290.400 (nghìn đồng) ΔTR = 34.923.600 – 29.290.400 = 5.633.200 (nghìn đồng)

Doanh thu tiêu thụ của máy vi tính quý II năm 2012 tăng hơn so với quý II năm 2011 là 5.633.200 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

Nhân tố sản lượng tiêu thụ: Với số lượng tiêu thụ của quý II năm 2012 tăng hơn so với quý II năm 2011 là 209 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 3.176.800 nghìn đồng.

Nhân tố giá bán: Với giá bán của máy vi tính quý II năm 2012 tăng hơn so với quý II năm 2011 là 1.150 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 2.456.400 nghìn đồng so với quý II năm 2011.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

ΔTR = ΔQ + ΔP = 3.176.800 + 2.456.400 = 5.633.200 (nghìn đồng) Từ đó, ta có thể thấy doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng chủ yếu là do sự đóng góp của nhân tố sản lượng tiêu thụ chiếm 3.176.800 nghìn đồng trong tổng doanh thu tiêu thụ tăng thêm của sản phẩm. Còn về nhân tố giá bán thì đóng vai trò thấp hơn, sự gia tăng về giá bán của sản phẩm này chưa nhiều, do đó mức đóng góp của nó cho doanh thu tiêu thụ của sản phẩm này chỉ có 2.456.400 nghìn đồng.

b. Máy in

Xác định đối tượng phân tích ta có: ΔTR = TR1 – TR0

TR1 = Q1P1 = 937 x 6.140 = 5.753.180 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 793 x 5.120 = 4.060.160 (nghìn đồng) ΔTR = 5.753.180 – 4.060.160 = 1.693.020 (nghìn đồng)

Doanh thu tiêu thụ của máy in quý II năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 1.693.020 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

Nhân tố sản lượng tiêu thụ: Với số lượng tiêu thụ của quý II năm 2012 tăng hơn so với quý II năm 2011 là 144 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 737.280 nghìn đồng.

Nhân tố giá bán: Với giá bán của máy in quý II năm 2012 tăng hơn so với quý II năm 2011 là 1.020 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 955.740 nghìn đồng so với quý II năm 2011.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

ΔTR = ΔQ + ΔP = 737.280 + 955.740 = 1.693.020 (nghìn đồng)

Ta thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến mức doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này ở quý II năm 2012 tăng hơn so với quý II năm 2011 chủ yếu cũng là do sự đóng góp của nhân tố sản lượng tiêu thụ, nó làm cho doanh thu tăng thêm 737.280 nghìn đồng trong tổng doanh thu tăng lên là 1.693.020 nghìn đồng, còn nhân tố giá bán chỉ góp vào tổng doanh thu tăng lên của sản phẩm là 955.740 nghìn đồng. Mặt hàng máy in mức độ ảnh hưởng chủ yếu tác động đến việc tăng doanh thu vẫn là nhân tố giá bán còn nhân tố sản lượng tiêu thụ thì đóng vai trò thấp hơn. Do đó, có thể thấy việc tăng giá bán đã làm giảm số lượng tiêu thụ của mặt hàng này.

c. Máy fax

Xác định đối tượng phân tích ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 454 x 4.650 = 2.111.100 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 425 x 4.150 = 1.763.750 (nghìn đồng) ΔTR = 2.111.100 – 1.763.750 = 347.350 (nghìn đồng)

Doanh thu tiêu thụ của máy fax quý II năm 2012 tăng hơn so với quý II năm 2011 là 347.350 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

Nhân tố sản lượng tiêu thụ: Với số lượng tiêu thụ của quý II năm 2012 tăng hơn so với quý II năm 2011 là 29 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 120.350 nghìn đồng.

Nhân tố giá bán: Với giá bán của máy fax quý II năm 2012 tăng hơn so với quý II năm 2011 là 500 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 227.000 nghìn đồng so với quý II năm 2011.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Trong tổng doanh thu tiêu thụ tăng thêm của mặt hàng máy fax tăng them 347.350 nghìn đồng thì cũng nhờ vào sự đóng góp chủ yếu của nhân tố giá bán, nó làm cho doanh thu tăng thêm 227.000 nghìn đồng trong tổng doanh thu tăng thêm. Còn nhân tố sản lượng tiêu thụ chỉ ở mức 120.350 nghìn đồng trong tổng mức doanh thu tăng thêm của sản phẩm này.

d. Máy scan

Xác định đối tượng phân tích ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 378 x 2.950 = 1.115.100 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 491 x 2.460 = 1.207.860 (nghìn đồng) ΔTR = 1.115.100 – 1.207.860 = -92.760 (nghìn đồng)

Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng may scan quý II năm 2012 giảm hơn so với quý II năm 2011 là 92.760 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

Nhân tố sản lượng tiêu thụ: Với sản lượng tiêu thụ của quý II năm 2012 giảm hơn so với quý II năm 2011 là 113 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm 277.980 nghìn đồng.

Nhân tố giá bán: Với giá bán của máy scan quý II năm 2012 tăng hơn so với quý II năm 2011 là 490 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 185.220 nghìn đồng so với quý II năm 2011.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

ΔTR = ΔQ + ΔP = -277.980 + 185.220 = -92.760 (nghìn đồng)

Doanh thu tiêu thụ đối với mặt hàng này trong quý II năm 2012, thì mức doanh thu tiêu thụ chẳng những không tăng lên mà còn bị giảm xuống. Đây là một điều không tốt trong việc kinh doanh của công ty, nguyên nhân làm cho doanh thu tiêu thụ mặt hàng này giảm do nhân tố sản lượng tiêu thụ giảm 92.760 nghìn đồng. Sự đóng góp của nhân tố giá bán đã làm cho doanh thu của sản phẩm tăng thêm 185.220 nghìn đồng, mức độ ảnh hưởng chủ yếu tác động đến việc tăng doanh thu vẫn là nhân tố sản lượng. Chính vì thế, cần phải chủ động trong việc nâng cao chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ nhiều hơn nữa để nhằm đẩy mạnh việc tăng doanh thu của sản phẩm.

Xác định đối tượng phân tích ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 46.240.900 (nghìn đồng)

TR0 = Q0P0 = 38.872.410 (nghìn đồng)

ΔTR = 46.240.900 - 38.872.410 = 7.368.490 (nghìn đồng)

Nhìn chung, tổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty quý II năm 2012 tăng hơn so với quý II năm 2011 là 7.368.490 nghìn đồng. Trong đó, nhân tố giữ vai trò quan trọng chính là nhân tố sản lượng tiêu thụ, vì nhân tố này có mức đóng góp vào doanh thu tăng thêm của công ty đến 4.049.930 nghìn đồng trong tổng doanh thu của công ty. Từ đây, có thể thấy được mức độ quan trọng của nhân tố sản lượng tiêu thụ. Khác với những năm trước, thị trường trong tình trạng ế ẩm do tình hình lạm phát, giá cả của các mặt hàng thiết yếu tăng cao, người tiêu dùng luôn tiết kiệm chi tiêu nên các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này luôn phải hạ thấp giá bán để có thể tiêu thụ được hàng hóa. Thì trong năm 2012, tình hình kinh tế ổn định, thị trường công nghệ thông tin đã có dấu hiệu tốt trở lại, dẫn đến giá cả của hầu hết sản phẩm đều tăng giá chỉ có mặt hàng máy scan còn thấp. Từ đó, có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn này phát triển tốt.

4.3.7.2 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa giai đoạn quý II năm 2012 - 2013

Nhìn chung, tổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty trong năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 là 6.811.110 nghìn đồng. Trong đó, nhân tố giữ vai trò quan trọng chủ yếu trong giai đoạn này là nhân tố giá bán, vì nhân tố này có mức đóng góp vào doanh thu tăng thêm của công ty đến 3.839.040 nghìn đồng trong tổng doanh thu của công ty do giá bán tăng. Nguyên nhân số lượng giảm là do các nhà phân phối không có đủ nguồn hàng để cung cấp cho công ty, do đó công ty phải nhập khẩu một số hàng dẫn đến giá bán của sản phẩm này tăng do có thêm thuế và chi phí nhập khẩu, và do giá bán tăng dẫn đến công ty khó cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh khác từ đó số lượng giảm. Thay vào đó, nhân tố giá bán là nhân tố làm cho doanh thu của công ty giảm đi nhiều nhất. Do đó, công ty cũng nên có những chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa nhằm đẩy mạnh việc tăng sản lượng tiêu thụ nhằm tăng doanh thu của công ty.

Bảng 4.19 Phân tích ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa giai đoạn quý II năm 2012 - 2013 Chỉ tiêu Q0 (cái) Q1 (cái) P0 (1.000đ/cái) P1 (1.000đ/cái) Q1P0 (1.000đ) TR0 = Q0P0 (1.000đ) TR1 = Q1P1 (1.000đ) ΔQ= Q1P0 - Q0P0 (1.000đ) ΔP= Q1P1 - Q1P0 (1.000đ) Máy vi tính 2.136 2.276 16.350 17.020 37.212.600 34.923.600 38.737.520 2.289.000 1.524.920 Máy in 937 1.013 6.140 7.000 6.219.820 5.753.180 7.091.000 466.640 871.180 Máy fax 454 509 4.650 5.250 2.366.850 2.111.100 2.672.250 255.750 305.400 Máy scan 378 438 2.950 3.400 1.292.100 1.115.100 1.489.200 177.000 197.100 Khác 1.124 1.020 2.080 3.002 2.121.600 2.337.920 3.062.040 -216.320 940.440 Tổng 49.212.970 46.240.900 53.052.010 2.972.070 3.839.040

Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần TPT Cần Thơ, quý II năm 2012 - 2013 Giải thích:

Gọi: TR là doanh thu tiêu thụ.

TR0 là doanh thu tiêu thụ kỳ trước. TR1 là doanh thu tiêu thụ kỳ sau. Qlà số lượng tiêu thụ.

Q0 là số lượng tiêu thụ kỳ trước.

Q1 là số lượng tiêu thụ kỳ sau. P là đơn giá bình quân.

P0 là đơn giá bình quân kỳ trước. P1 là đơn giá bình quân kỳ sau. Ta có: Doanh thu tiêu thụ = Số lượng tiêu thụ x Đơn giá Hay: TR = Q x P

a. Máy vi tính

Xác định đối tượng phân tích ta có: ΔTR = TR1 – TR0

TR1 = Q1P1 = 2.276 x 17.020 = 38.737.520 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 2.136 x 16.350 = 34.923.600 (nghìn đồng) ΔTR = 38.737.520 – 34.923.600 = 3.813.920 (nghìn đồng)

Doanh thu tiêu thụ của máy vi tính quý II năm 2013 tăng hơn so với quý II năm 2012 là 3.813.920 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

Nhân tố sản lượng tiêu thụ: Với số lượng tiêu thụ của quý II năm 2013 tăng hơn so với quý II năm 2012 là 140 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 2.289.000 nghìn đồng.

Nhân tố giá bán: Với giá bán của máy vi tính quý II năm 2013 tăng hơn so với quý II năm 2012 là 670 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 1.524.920 nghìn đồng so với quý II năm 2012.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

ΔTR = ΔQ + ΔP = 2.289.000 + 1.524.920 = 3.813.920 (nghìn đồng) Từ đó, ta có thể thấy doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng chủ yếu là do sự đóng góp của nhân tố sản lượng tiêu thụ chiếm 2.289.000 nghìn đồng trong tổng doanh thu tiêu thụ tăng thêm của sản phẩm. Còn về nhân tố giá bán thì đóng vai trò thấp hơn chỉ có 1.524.920 nghìn đồng, sự gia tăng về giá bán của sản phẩm này chưa nhiều.

b. Máy in

Xác định đối tượng phân tích ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 1.013 x 7.000 = 7.091.000 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 937 x 6.140 = 5.753.180 (nghìn đồng) ΔTR = 7.091.000 – 5.753.180 = 1.337.820 (nghìn đồng)

Doanh thu tiêu thụ của máy in quý II năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 là 1.337.820 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

Nhân tố sản lượng tiêu thụ: Với số lượng tiêu thụ của quý II năm 2013 tăng hơn so với quý II năm 2012 là 76 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 466.640 nghìn đồng.

Nhân tố giá bán: Với giá bán của máy in quý II năm 2013 tăng hơn so với quý II năm 2012 là 860 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 871.180 nghìn đồng so với quý II năm 2012.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

ΔTR = ΔQ + ΔP = 466.640 + 871.180 = 1.337.820 (nghìn đồng)

Ta thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến mức doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này ở quý II năm 2013 tăng hơn so với quý II năm 2012 chủ yếu cũng là do sự đóng góp của nhân tố giá bán, nó làm cho doanh thu tăng thêm 871.180 nghìn đồng trong tổng doanh thu tăng lên là 1.337.820 nghìn đồng, còn nhân tố sản lượng tiêu thụ chỉ góp vào tổng doanh thu tăng lên của sản phẩm là 466.640 nghìn đồng. Mặt hàng máy in mức độ ảnh hưởng chủ yếu tác động đến việc tăng doanh thu chủ yếu là nhân tố giá bán còn nhân tố sản lượng tiêu thụ thì đóng vai trò thấp hơn. Do đó, có thể giảm giá bán để tăng sản lượng tiêu thụ của mặt hàng này lên.

c. Máy fax

Xác định đối tượng phân tích ta có: ΔTR = TR1 – TR0

TR1 = Q1P1 = 509 x 5.250 = 2.672.250 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 454 x 4.650 = 2.111.100 (nghìn đồng) ΔTR = 2.672.250 - 2.111.100 = 561.150 (nghìn đồng)

Doanh thu tiêu thụ của máy fax quý II năm 2013 tăng hơn so với quý II năm 2012 là 561.150 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh

Một phần của tài liệu Kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần tpt cần thơ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)