Phân tích lượng tồn kho của hàng hóa theo chỉ tiêu giá trị

Một phần của tài liệu Kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần tpt cần thơ (Trang 78)

2012 và quý II năm 2011 2013

4.3.6Phân tích lượng tồn kho của hàng hóa theo chỉ tiêu giá trị

Trong tổng giá trị tồn kho hàng hóa, có những mặt hàng tồn kho ít và một số mặt hàng tồn kho nhiều. Vì vậy, chúng ta cần phải tính được tỷ phần tồn kho của từng loại mặt hàng so với tổng giá trị hàng hóa tồn kho của công ty. Từ đó mới biết được mặt hàng nào là thế mạnh của công ty, mặt hàng nào làm giảm doanh thu của công ty. Khi đó, công ty sẽ tìm biện pháp khắc phục và cải thiện việc tiêu thụ mặt hàng đó.

Bảng 4.17 Giá trị tồn kho cuối quý II qua 3 năm 2011 - 2013 của các mặt hàng

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu

Quý II năm 2011 Quý II năm 2012 Quý II năm 2013 Chênh lệch cuối quý II năm 2012/2011

Chênh lệch cuối quý II năm 2013/2012 Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng

(%) Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Máy vi tính 805.600 26,99 1.046.400 38,41 1.327.560 40,61 240.800 29,89 281.160 26,87 Máy in 92.160 3,09 135.080 4,96 224.000 6,85 42.920 46,57 88.920 65,83 Máy fax 103.750 3,48 153.450 5,63 157.500 4,82 49.700 47,90 4.050 2,64 Máy scan 46.740 1,57 44.250 1,62 57.800 1,77 -2.490 -5,33 13.550 30,62 Khác 1.936.255 64,88 1.344.802 49,37 1.501.919 45,95 -591.453 -30,55 157.117 11,68 Tổng 2.984.505 100,00 2.723.982 100,00 3.268.779 100,00 -260.523 -8,73 544.797 20,00

Nhìn chung mức độ chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho các mặt hàng qua các năm đều tăng lên, nguyên nhân là do giá trị mua bán của công ty ngày càng tăng dẫn đến giá trị tồn kho ngày càng tăng lên, riêng chỉ có quý II năm 2012 lượng tồn kho giảm cho thấy doanh thu tiêu thụ của năm này tăng. Tuy tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ cũng tăng lên nhưng công ty cũng cần có biện pháp giải quyết lượng tồn đọng để đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, góp phần tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả tiêu thụ của công ty.

Quý II năm 2011: Với số liệu trên thì ta thấy mặt hàng máy vi tính chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng giá trị hàng hóa tồn kho 26,99%, điều này không nói lên mặt hàng máy vi tính tiêu thụ giảm, hàng tồn kho nhiều là do giá trị máy vi tính quý II năm 2011doanh thu tiêu thụ với giá trị cao chiếm 75,35% trong tổng giá trị tiêu thụ vì vậy tỷ lệ tồn kho trên không quá cao. Đứng thứ 2 là mặt hàng máy in chiếm 3,09% trong tổng giá trị hàng tồn kho, trong khi tỷ trọng doanh thu tiêu thụ là 10,45% cho thấy mặt hàng này tiêu thụ khá tốt. Còn đối với mặt hàng máy fax hàng tồn kho chiếm 3,48% nhưng tỷ trọng tiêu thụ đến 4,54% cho thấy lượng tồn kho chiếm tỷ lệ tương đối. Đối với mặt hàng máy scan, hiệu quả tiêu thụ không được tốt, giá trị tiêu thụ mặt hàng này mang lại chỉ có 1,57% trong khi hàng tồn kho lại có tỷ trọng 3,11% chứng tỏ lượng tồn kho khá lớn, việc tiêu thụ chậm hơn các loại hàng hóa khác.

Quý II năm 2012: Mức tồn kho cuối kỳ là 2.723.982 nghìn đồng, giảm so với quý II năm 2011 là 260.523 nghìn đồng tương ứng với 8,73% cho thấy năm 2012 tình hình tiêu thụ tốt nguyên nhân là do lượng máy vi tính lưu thông ngày càng nhiều, giá trị máy vi tính tiêu thụ ngày càng tăng. Tuy nhiên, giá trị máy vi tính tồn kho chiếm tỷ trọng 38,41% như vậy là khá cao, công ty cần có biện pháp và chính sách bán hàng phù hợp để giảm lượng hàn tồn kho xuống thấp nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty. Đối với mặt hàng máy fax, tuy giá trị tiêu thụ tăng lên 4,57% trong tổng doanh thu tiêu thụ nhưng tỷ trọng tồn kho cũng tăng 5,63 %, so với quý II năm 2011 tăng 47,90% cao hơn mức tăng doanh thu, mức tồn kho chưa được duy trì ở mức hợp lý, hàng nhập vào chưa được tiêu thụ hết trong kỳ. Còn đối với mặt hàng máy in đang diễn ra khá tốt, công ty cần duy trì đà phát triển của mặt hàng này. Mặt hàng máy scan tuy có những cải thiện đáng kể về giá trị tồn kho giảm 5,33% so với quý II năm 2011 nhưng giá trị tiêu thụ lại giảm 7,68% cho thấy hàng tồn kho giảm là do công ty giảm lượng nhập vào còn việc tiêu thụ đang có chiều hướng xấu đi.

Sang quý II năm 2013, do lượng tồn kho các mặt hàng như máy vi tính, máy in đều tăng lên và giá hàng hóa tăng cao trong quý II năm 2013 nên làm

cho giá trị tồn kho cuối kỳ tăng vọt lên 3.268.779 nghìn đồng, tăng 544.797 nghìn đồng tương ứng 20,00% so với quý II năm 2012. Đối với mặt hàng máy vi tính tỷ lệ tồn kho giảm còn 26,87% so với quý II năm 2012. Mặt hàng máy in tuy giá trị tiêu thụ là 13,37% nhưng tỷ trọng hàng tồn kho chỉ chiếm tỷ lệ 6,85% vẫn còn ở mức khá thấp. Còn mặt hàng máy fax tỷ trọng tồn kho tiếp tục giảm còn 4,82%. Bên cạnh đó tỷ lệ tồn kho của mặt hàng máy scan đã được cải thiện giảm đạt 1,77% trong khi tỷ trọng doanh thu tiêu thụ tăng lên 2,81% trong tổng doanh thu. Đối với hầu hết mặt hàng chủ lực, tỷ lệ hàng tồn kho còn tăng cho thấy công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ các mặt hàng này.

Tóm lại, qua phân tích trên thì mặt hàng máy vi tính có tỷ trọng tồn kho cao nhất, do có tỷ trọng tiêu thụ cao. Bên cạnh đó, do giá máy vi tính ngày càng tăng cao cho nên lượng máy vi tính là công ty dự trữ ngày càng nhiều nhằm kiếm được lợi nhuận từ việc dự trữ hàng hóa. Tuy nhiên, trong thời gian này giá máy vi tính có nhiều biến động và nguồn vốn có hạn nên công ty cần giảm tỷ lệ máy vi tính tồn kho nhằm giảm rủi ro và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Trong tất cả các mặt hàng kinh doanh thì mặt hàng máy in có doanh thu tăng qua các năm, còn tỷ lệ tồn kho thì ở mức rất thấp, do đó công ty nên duy trì mức độ tồn kho của mặt hàng này. Đối với mặt hàng máy fax và máy scan tỷ lệ tồn kho ở mức cao trong quý II năm 2011 và 2012 tuy nhiên đến quý II năm 2013 thì tỷ lệ tồn kho đã giảm xuống, tuy nhiên mức tăng của doanh thu vẫn còn thấp. Do đó, công ty cần có giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả tiêu thụ của 2 mặt hàng này.

Một phần của tài liệu Kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần tpt cần thơ (Trang 78)