Ngôn từ đậm màu sắc văn hóa Phƣơng Nam

Một phần của tài liệu Truyện ngắn bình nguyên lộc dưới góc nhìn văn hóa (Trang 43)

7. Bố cục khóa luận

3.2. Ngôn từ đậm màu sắc văn hóa Phƣơng Nam

Ngôn ngữ vừa là phƣơng tiện vừa là đối tƣợng của văn học. Ngôn ngữ xét cho cùng cũng là một iểu hiện ở dạng đặc iệt của văn hóa - văn hóa phi vật thể. Là ngƣời sinh ra và ớn lên trên mảnh đất phƣơng Nam, truyện ngắn Bình Nguyên Lộc mang hơi thở, phong vị Nam Bộ.

Trƣớc hết, truyện ngắn Bình Nguyên thể hiện rất phong phú ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân Nam Bộ: tiếng Việt giọng Bắc, giọng Quảng Nam xen với tiếng Tàu ơ ớ giọng Phúc Kiến, Triều Châu và có cả tiếng Chăm, tiếng Khơ me... Ngôn ngữ này thể hiện chính xác cuộc sống của một miền đất mới, nơi giao thoa văn hóa của nhiều tộc ngƣời cùng cƣ trú.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc thể hiện rất sinh động cá tính ngƣời Nam Bộ. Đây là ời nhân vật nhận xét về giọng nói của con Tám

Cù ần: "Phải nghe con Tám Cù ần nói, mới thấy được lòng thương mến

làng mạc của nó, giọng nói còn quan trọng hơn lời nói nhiều lắm. ại còn những lúc im lặng nữa. Ta học nhạc Tây phương, đã thấy những sự quan trọng của những chỗ lặng, thì con Cù ần im lặng cũng quan trọng lắm. Tôi

nghe và hình dung nó đang nhìn xa về làng nó..." (Con Tám Cù ần). Quả

thực, con ngƣời đã mang quê hƣơng vào trong tiếng nói và giọng nói của mình. Vậy nên một ông giáo ngƣời Pháp từng sống lâu năm ở Việt Nam một hôm ngẫu nhiên nghe ngƣời phụ nữ đi ngang qua nói tiếng Việt, ông ta xúc động đến nỗi "òa lên khóc rấm rứt" (Căn ệnh bí mật của nàng).

Chính con ngƣời miền Nam và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã hình thành bản sắc của ngôn ngữ miền Nam. Ngƣợc lại, ngôn ngữ cũng thể hiện rõ nhất văn hóa vùng miền của con ngƣời. Miền Nam không có đ o, không có truông, không có động và rất ít có ngõ trúc quanh co, ít có nếp sống thắt ƣng buộc bụng để đƣơng đầu với “một ngày nắng, năm bảy ngày mƣa” và vật lộn từ trên đồng cạn xuống dƣới đồng sâu. Do đó, từ trong bản chất của ngôn

38

ngữ, ngƣời miền Nam ít khi cần phải vận dụng tiếng nói nhƣ một vũ khí để sống còn theo phong cách ngƣời miền Bắc và miền Trung. Trong khi đó, miền Nam có cả khung trời thiên nhiên đầy nắng ấm, có những cánh đồng lúa phì nhiêu xa ngút mắt với sự giao ƣu êm đềm trong kinh rạch nên ngôn ngữ miền Nam là một phƣơng tiện để tâm tình và chia sẻ. Chỉ cần đọc lớp từ chỉ sông ngòi, kinh rạch và các loài cây cỏ sống ở vùng sông nƣớc trong truyện Bình Nguyên Lộc ta đã hình dung khá đầy đủ không gian rất đặc trƣng Nam Bộ. Đó là kinh, rạch, sông Ông, mắm, đước, tràm… Thế rồi, lớp ngôn từ chỉ sản vật, sinh vật chỉ có ở vùng sông nƣớc: ba khía, bông súng, hàng đáy, ghe

hàng bông, tàu, dầm, cây sào, cây sú, cây vẹt, cây ô rô, cỏ chát… Chính lớp

ngôn ngữ này làm cho trang văn của tác giả mang phong vị miền sông nƣớc. Nó tạo cho ngƣời đọc cảm giác thích thú, tò mò muốn khám phá.

Đọc văn Bình Nguyên Lộc ta còn gặp những đại từ xƣng hô quen thuộc của con ngƣời Nam bộ: tía, má, chú mày, cưng, tui, cổ, ảnh… Rồi ngôn ngữ biến âm của Nam Bộ nhƣ: tết nhứt, sanh (con), mơi mốt (mai mốt), thiệt (thật, thực), nầy (này), ơn (ân), nhơn (nhân), chơn (chân), đờn (đàn)... Rồi cách gọi tên nhân vật nhƣ: thằng Cộc, ông đạo H , cô Tƣ…

Tóm lại, ngôn ngữ là một phƣơng diện làm nên vẻ đẹp văn hóa của truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. Tác giả đã có công đóng góp vào việc ƣu giữ và phát huy phƣơng ngữ Nam Bộ một cách hiệu quả. Đó cũng là cách để văn hóa Nam Bộ có một ví trí đặc thù trong tổng thể văn hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn bình nguyên lộc dưới góc nhìn văn hóa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)