Không gian hòa hợp giữa cảnh sắc và thiên nhiên với những lưu

Một phần của tài liệu Truyện ngắn bình nguyên lộc dưới góc nhìn văn hóa (Trang 25)

7. Bố cục khóa luận

2.1.2. Không gian hòa hợp giữa cảnh sắc và thiên nhiên với những lưu

dân đầu tiên

Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc còn miêu tả khung cảnh thiên nhiên Nam Bộ rất đặc sắc, đặc biệt ở đó có sự hòa hợp giữa cảnh sắc và thiên nhiên với những ƣu dân đầu tiên.

Trong truyện ngắn Bám níu, thiên nhiên đƣợc mô tả là những kho dự trữ thức ăn vô tận dành cho con ngƣời: “mỗi mùa, một người nông dân trong làng quê hứng cá cả thúng giạ cá lạc mạ, tức hàng mấy trăm ngàn con . Cứ qua mùa nước lũ những người dân ở miền Đông Nam Việt, đặc biệt là tỉnh Biên Hòa lại đi hứng cá. Loài cá lạc mạ. Họ đặt tên chung cho cá ấy (thuộc đủ loại cá sông ngọt) là cá lạc mạ. Mạ, có lẽ là tiếng mẹ nói trại bẹ ra, chớ bấy

20

giờ lúa đã lớn cây rồi, còn đâu mạ nữa để mà lạc”. Cuộc sống con ngƣời nơi

đây hoàn toàn dựa vào tự nhiên, thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời nguồn thức ăn vô tận là tôm cá. “Đất nƣớc chỉ tồn tại đƣợc nhờ những kẻ nhớ thƣơng nó, bám víu vào nó thôi”. Lời hẳng định của ão Nghiệm phải chăng là lời khẳng định của Bình Nguyên Lộc về sự gắn bó mật thiết giữa đất và ngƣời. Hãy gắn bó với đất, đất sẽ tri ân ngƣời. Sống giữa thiên nhiên, h a hợp c ng thiên nhiên con ngƣời mới thực sự có một cuộc sống thanh ình. Vậy là, hai tiếng “đất nƣớc” tuy giản dị mà thiêng liêng cao cả. Không có “đất nƣớc” con ngƣời không thể tồn tại, cũng nhƣ không có con ngƣời thì giá trị của “đất nƣớc” cũng không còn.

Thủa mới đặt chân lên vùng đất Nam Bộ, những ƣu dân đầu tiên ấy đã học đƣợc cách ứng xử hòa hợp với tự nhiên. Họ đổ mồ hôi trên mảnh đất này và không muốn rời xa nó, ởi nhận thấy: “đất có đời sống, có linh hồn, hễ nơi nào nhiều sinh khí thì đất nước nơi đó phì nhiêu . Đất có mùi thật sự, nhứt là đất mới xới, một mùi rất đặc iệt mà mũi họ quen ngửi cho đến nghiền, thiếu thì họ nghe thèm. Họ thấy rằng họ hạnh phúc vì họ được thỏa mãn tình cảm. Tình nhớ xứ, nhớ nhà gồm nhiều yếu tố, mà nỗi thèm mùi đất là một yếu

tố quan trọng”. Nỗi thèm ấy có khi mãnh iệt y nhƣ là “đào hát thèm và nhớ

sân khấu, vũ nữ thèm và nhớ đèn màu, và y như là cá thèm và nhớ nước. Cá nhớ nước không phải là một hình ảnh đâu và đ ng tưởng là cá không ở được

ngoài nước” (Thèm mùi đất).

Tình yêu với đất đƣợc cắt nghĩa nhƣ một sức hấp dẫn tự nhiên với con ngƣời nhƣ vậy, nên đôi khi vì đất đai, cây cỏ, con ngƣời có những hành động "kỳ cục". Ba Mín (trong truyện Mẹ tôi tái giá) cùng với những ngƣời dân làng Chánh Hƣng sống dựa vào rừng già. Khi lão Tây Xi- ăng-ba định phá rừng trồng cây cao su, đêm nào Ba Mín cũng lén ƣng bếp rề-sô cồn vào bãi trồng đun nƣớc sôi tƣới lên gốc cây cao su, làm cây chết dần chết mòn. Ba Mín

21

quyết tâm giết chết những cây cao su con để bảo về rừng già cho tới ngày lão Tây cho xe ủi và máy cày đến cày xới trên sáu mƣơi mẫu rừng với hàng trăm phu thợ, anh mới buồn bã hăn gói trở về làng cũ. Ở làng cũ nhƣ làng Tân Nhuận của ông Cựu Xã An, thanh niên lần ƣợt bỏ ra đi, chỉ còn ngƣời cũ già nua và cái xa nƣớc cũ kỹ không đủ sức quay để tƣới cho cánh đồng khô hạn. Hình ảnh ông Cựu Xã An đứng nhìn cái xa nƣớc quay yếu ớt mà "hồi hộp, nín thở" giống nhƣ đang chứng kiến giờ phút hấp hối của ngƣời thân, hay đoạn tả cảnh ông tiếc ngẩn ngơ khi thấy những ống tre múc nƣớc sút dây làm nƣớc đổ trật xuống suối lại trong khi "đám đất ông nó khát hả họng" (truyện Đất

không chết) thật thấm thía, cảm động. Đất đai thiên nhiên nơi đây cũng có khi

không nuôi nổi con ngƣời nhƣng con ngƣời vẫn nặng tình với đất. Lão Nghiệm, thím Bảy, thằng Ất và những ngƣời dân xóm Gò Rái của làng Tân Định nghèo khó trong truyện Bám níu giống nhƣ những con cá cố lội ngƣợc dòng nƣớc chỉ để đƣợc ở lại với vùng đất.

Đất đai, cây cối... thật thiêng liêng mà gần gũi với con ngƣời. Ngƣời dân cần có đất để canh tác nhƣng dù luôn mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn thì họ vẫn nghĩ đến việc sống hoà đồng với tự nhiên hơn là chinh phục, thống trị nó. R ng mắm là bức tranh sinh động về những thế hệ tiên phong đã lao khổ mở đất khẩn hoang vùng đồng chua nƣớc mặn để gây dựng sự sống. Ông nội của thằng Cộc tự coi đời mình là rừng mắm, tin rằng sau mắm sẽ là tràm và sau đó nữa sẽ là những vƣờn cây ăn trái. Tự nhiên không phụ con ngƣời nếu con ngƣời biết bền gan với nó. Cây mắm không dùng đƣợc vào việc gì nhƣng cây mắm có nhiệm vụ tiên phong lấn đất, giữ đất cũng nhƣ biết bao thế hệ cha ông đã tình nguyện hy sinh trên vùng đất mới cho lớp lớp con cháu tiếp tục sống, sinh sôi phát triển. Lời giải thích của ông nội vào một buổi sáng chèo thuyền ra biển làm thằng Cộc cảm nhận đƣợc cái cao cả của tự nhiên và của con ngƣời. Con ngƣời có khả năng cải tạo tự nhiên, sống cùng

22

với tự nhiên nhƣng nếu anh hủy diệt tự nhiên, chống lại tự nhiên thì anh sẽ phải trả giá đắt. Truyện Bà mọi hú vừa là hình ảnh thực của vùng đất phía Tây Đồng Nai-Biên Hoà thời xa xƣa, vừa là sự giải thích của nhà văn về tác hại của việc huỷ diệt môi trƣờng tự nhiên. Tiếng hú tuyệt vọng, đau đớn của ngƣời đàn bà rừng rú mà thần thánh đó còn vang vọng để nhắc nhở mọi ngƣời về cách ứng xử: hãy sống hài hòa với tự nhiên.

Viết về sự h a hợp giữa thiên nhiên và con ngƣời, không cần d ng ời văn cầu ì, óng ẩy, nhƣng mỗi trang văn của Bình Nguyên Lộc đều để ại trong lòng độc giả những ấn tƣợng sâu sắc.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn bình nguyên lộc dưới góc nhìn văn hóa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)