các năm
3.2.3.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
HTX nhãn lồng Hồng Nam chưa xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, mà HTX chỉ đưa ra những công việc cần thiết phải làm cụ
thể của các phòng ban.
Trước khi bước vào giai đoạn thu hoạch nhãn, ban quản trị HTX và cụ thể là những thành viên trong ban thương mại sẽ có những chuyến
đi thị sát thực tế nhằm mục đích tìm hiểu thị tiêu thụ trong năm vừa qua và kịp thời nắm bắt được những phản hồi từ khách hàng đối với sản phẩm của HTX.
Ban kỹ thuật chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát mức độ thực hiện và áp dụng kĩ thuật trong quá trình chăm sóc, kịp thời phát hiện những yếu tố sâu bệnh hại và đưa ra phương pháp sư lí kịp thời. Ngoài ra, ban kỹ thuật còn tìm hiểu và bổ sung khắc phục những kĩ thuật còn thiếu sót qua quá trình tích lũy kinh nghiệm.
Nâng cao năng suất sản phẩm nhãn của HTX, ổn định sản xuất trước khi muốn mở rộng sản xuất.
Làm tốt công tác thị trường nhằm đảm bảo ổn định đầu ra góp phần ổn
định sản xuất xua đi nỗi lo được mùa mất giá.
Do chưa xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh nên HTX vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình SXKD.
3.2.3.2. Kết quả sản xuất sản phẩm nhãn của HTX nhãn lồng
Hồng Nam
Tình hình sản xuất nhãn của HTX nhãn lồng Hồng Nam trong 3 năm gần đây
Bảng 3.4. Tình hình sản xuất nhãn của HTX nhãn lồng Hồng Nam
2011 2012 2013 Diện tích (ha) Nhãn trà sớm 3 7.5 1.5 Nhãn trà chính 3 7.5 1.5 Nhãn trà muộn 3 7.5 1.5 Năng suất (tạ/ha) Nhãn trà sớm 162 157 170 Nhãn trà chính 174 163 180 Nhãn trà muộn 165 159 174
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Trong 3 năm gần đây, diện tích nhãn cho thu hoạch của các trà nhãn
đều không thay đổi, tuy nhiên về năng suất nhãn thì có sự thay đổi rõ rệt. Nhãn là cây trồng nông nghiệp do vậy mà điều kiện sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Năm 2012, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi làm cho toàn bộ diện tích nhãn của HTX nói chung bị mất mùa, năng suất giảm rõ rệt. Tuy nhiên, năm kế tiếp do điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, bên cạnh đó các nhà vườn, những người trồng nhãn nắm được kỹ thuật và có những biện pháp phòng tránh bệnh mặt khác
điều kiện tự nhiên thuận lợi do vậy mà năng suất, sản lượng nhãn tương
Giá trị sản xuất sản phẩm nhãn của HTX nhãn lồng Hồng Nam
Bảng 3.5. Kết quả, hiệu quả sản xuất nhãn tươi của HTX nhãn lồng Hồng Nam năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Nhãn trà sớm Nhãn trà chính Nhãn trà muộn 1.Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 1.530.000 3.058.000 704.700 Sản lượng Tấn 51 139 26.1 Giá bán 1000đ/tấn 30000 22000 27000 2.Chi phí trung gian (IC) 1000đ 678.192,75 1.695.481,8 339.097,125
3.Công lao động công 567 1417.5 283.5
4.Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 851.807,25 1362.518,2 365.602,875 5.Lợi nhuận 1000đ 738.407,25 1079.018,2 308.902,875 6.Chỉ tiêu HQKT GO/IC Đồng 2,26 2.05 2,08 VA/IC Đồng 1,26 1,05 1,08 GO/công lđ 1000đ/công 2698,4 2157,3 2485,7 VA/công lđ 1000đ/công 1502.3 961.2 1289,6
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Nhãn trà sớm và muộn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhãn trà chính do giá bán trên thị trường của loại nhãn này trong khoảng đầu vụ và cuối vụ do vậy mà giá bán tương đối cao.
Xét về năng suất nhãn, nhãn trà chính cho năng suất cao hơn hẳn 180 tạ/ha tuy nhiên giá bán của trà nhãn thấp hơn trà sớm và trà muộn.
Khi nghiên cứu các chỉ tiêu GO/IC hay VA/IC thì hiệu quả sử dụng chi phí trung gian của giống nhãn trà sớm và muộn vẫn đạt hiệu quả cao hơn so với nhãn trà chính. Hiệu quả sử dụng lao động đối với giống nhãn này cũng cho kết quả
tương tự.
Bảng 3.6. Kết quả, hiệu quả sản xuất nhãn chế biến của HTX nhãn lồng Hồng Nam.
Chỉ tiêu ĐVT Nhãn chế biến (Long nhãn) 1.Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 110.000
Sản lượng Kg 500
Giá bán 1000đ/kg 220
2.Chi phí trung gian (IC) 1000đ 81.500
3.Công lao động Công 14
4.Giá trị gia tăng(VA) 1000đ 29.500
5.Lợi nhuận 1000đ 25.975
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Nhìn chung, quá trình sản xuất sản phẩm nhãn của HTX Hồng Nam tương đối tốt mà mang lại hiệu quả kinh tế cao phục vụđời sống bản thân xã viên HTX.
3.3. Sản phẩm, giá cả sản phẩm của HTX
3.3.1. Sản phẩm đầu ra của HTX nhãn lồng Hồng Nam.
3.3.1.1. Đánh giá những hoạt động trước khi thu hoạch sản phẩm của HTX Hồng Nam
Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn mà HTX đã
đăng kí với bộ y tế về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm rất cần thiết vì nó quyết định đến uy tín của HTX, lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm.
Hoạt động cần làm
- Nghiên cứu thị trường sản phẩm nhãn tại thời điểm đó dựa trên việc thu thập thông tin từ phía đối tác khách hàng quen thuộc, cập nhật giá cả của
một số loại nhãn của địa phương khác trên thị trường từ đó có cơ sở để định giá đối với sản phẩm của HTX.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước thu hoạch đảm bảo đạt chỉ tiêu về chất lượng và ATVSTP.
- Đánh giá ước tính năng suất và sản lượng sản phẩm để cung ứng sản phẩm ra thị trường cho phù hợp.
Hoạt động mà HTX đã làm
- Trước khi bước vào mùa thu hoạch, HTX hướng dẫn xã viên cách thức thu hoạch đảm bảo nhãn không bị giảm sút về mẫu mã và chất lượng.
- Kiểm tra đảm bảo khi thu hoạch sản phẩm nhãn không còn tồn đọng lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi thua mua và phân loại sản phẩm.
Hoạt động chưa làm được
- HTX định giá sản phẩm chưa bám vào thị trường, mặc dù có lợi nhuận tuy nhiên lợi nhuận mang lại chưa thực sự cao do chi phí HTX bỏ ra tương đối cao mà giá bán không cao hơn nhiều so với sản phẩm nhãn của vùng khác.
- HTX chưa có những hoạt động thăm dò thị trường do chi phí của những hoạt động này tương đối cao.
- Chưa có chiến lược nhằm mở rộng thị trường, thu hút khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm của HTX trước mỗi vụ thu hoạch.
- Chưa chủ động liên hệ trước với đối tác khách hàng nhằm ký kết hợp đồng giao dịch do đó mà HTX luôn bịđộng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Hướng khắc phục
- Chủ động tiếp cận khách hàng nhằm có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về sản phẩm cũng như hình thức vận chuyển tránh ép giá cước vận chuyển trong thời gian mùa vụ.
- Đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới tiêu dùng sản phẩm của HTX.
3.3.1.2. Những hoạt động trong quá trình thu hoạch sản phẩm
Vào vụ thu hoạch nhãn trên địa bàn xã Hồng Nam nói chung và trong HTX nói riêng hoạt động thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm diễn ra khá sôi động và tấp lập.
20% 80%
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Sơ đồ 3.2. Hoạt động thu gom sản phẩm nhãn của HTX
80% sản lượng nhãn mà HTX tiêu thụ là thu mua của xã viên trong HTX và 20% thu mua từ bên ngoài do sản lượng nhãn của HTX không đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Hoạt động thu gom của HTX được tiến hành sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng HTX tiến hành thu gom sản phẩm của xã viên trong và bên ngoài HTX. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế và tồn tại.
- Bị động trong quá trình thu hoạch sản phẩm, phụ thuộc nhiều vào khách hàng mà nhãn là loại sản phẩm mang tính mùa vụ và chỉ cho thu hoạch trong khoảng thời gian nhất định.
- HTX chưa chủđộng được khối lượng nhãn mà các đối tác khách hàng cần do vậy chưa chủ động được nguồn thu gom sản phẩm khi sản phẩm của HTX không đủđểđáp ứng.
- Giá cả thu mua đối với các đối tượng bên ngoaì HTX tương đối cao do đó lợi nhuận mang lại thường thấp hơn so với tiêu thụ sản phẩm của HTX.
Xã viên Người bên ngoài
HTX
HTX nhãn lồng Hồng Nam
• Hoạt động phân loại, đóng gói sản phẩm
Sau khi thu gom sản phẩm của xã viên ban kiểm soát sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng và các tiêu chí để phân loại nhãn.Nhãn được phân làm 3 loại theo tiêu chí vềđộ sáng và mỏng của vỏ, độ dày cùi, độđường và số quả/kg.
- Đối với nhãn loại 1- nhãn chất lượng cao cần đạt tiêu chuẩn nhãn quả
tươi có đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng với các loại vitamin, độ đường đạt trên 20%, tỉ lệ cùi trên 60%, chất lượng thơm ngon, trọng lượng trên dưới 70 quả/kg đối với Nhãn Lồng, nhãn đường phèn 90 quả/kg, hàm lượng đường đạt từ 62 đến 65%, độ ẩm 16,5%, hàm lượng protein 4,5% đến 5,5%.
- Nhãn loại 2 đạt các tiêu chí nhãn quả tươi có chứa đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng với các loại vitamin và độ đường đạt trên 20%, tỷ lệ cùi trên 60% chất lượng thơm ngon, trọng lượng 80- 90 quả/kg đối với nhãn lồng và 100 quả/kg đối với nhãn đường phèn, hàm lượng đường đạt từ 55 đến 62%, hàm lượng protein từ 4,5 đến 5,5%.
- Nhãn loại 3 được sử dụng trong chế biến long nhãn, nhãn loại 3 thường có mẫu mã xấu, vỏ xám, quả nhỏ và hàm lượng đường không đạt tiêu chuẩn bán tươi.
Việc phân loại được thực hiện bởi ban kĩ thuật và ban kiểm soát và nó là việc làm cần thiết để định giá chính xác phù hợp đối với chất lượng sản phảm đó, tuy nhiên
- Tiêu chí phân loại sản phẩm của HTX tương đối chi tiết nhưng không có sự khác biệt nhiều đối với nhãn loại 1 và 2.
- Phân loại chưa mang tính khách quan do đó kết quả phân loại chưa thực sự tốt.
- Việc phân loại chiếm nhiều thời gian trong hoạt động cung ứng sản phẩm.
Hoạt động đóng gói
Sau khi phân loại, nhãn quả tươi sẽ được bộ phận xã viên chuyên đóng gói theo yêu cầu của khách hàng. Các loại hình đóng gói của HTX
Đóng giỏ: Nhãn được đóng giỏ có trọng lượng 2kg. Theo phương thức này, nhãn chủ yếu được dùng để giới thiệu và quảng bá ngoài ra do
đặt hàng của khách chủ yếu là cơ quan tỉnh dùng làm quà biếu nhưng số
lượng không đáng kể nên sản lượng đóng không nhiều. Ưu điểm của phương thức đóng gói này là sản phẩm đẹp, hấp dẫn và bắt mắt khách hàng có thể trực tiếp xem và đánh giá sản phẩm. Tuy vậy nhược điểm của nó là giá thành cao, vận chuyển khó khăn.
Đóng thùng xốp: Nhãn được xếp chặt trong thùng xốp khối lượng 30-40kg, có để kèm 20 túi lưới và nhãn mác để cho quầy bán lẻ tự đóng gói khi khách hàng có yêu cầu. Ưu điểm của phương pháp này là sản phẩm được đóng gói nhanh, dễ vận chuyển, dễ kiểm tra. Các quầy bán hàng hoa quả tại Hà Nội cũng ưa thích kiểu đóng gói này hơn vì đối với nhãn Hương Chi là loại nhãn có chùm quả to, đẹp cũng có nhiều cách lựa chọn hơn khi bán sản phẩm cho khách hàng. Tuy vậy cách đóng gói này khó kiểm soát sản phẩm tại đầu ra khi các quầy bán cho khách hàng vì họ có thể bán sản phẩm khác lẫn lộn với nhãn của HTX. Ngoài ra việc quản lý bao bì nhãn mác cũng khó khăn hơn.
Đóng túi lưới: Nhãn được túm thành từng bó có trọng lượng 1,5kg,
kèm theo một nhãn mác để giới thiệu sản phẩm. Ưu điểm của phương thức đóng gói này là đẹp, gọn gàng, dễ vận chuyển tránh hiện tượng rơi rụng, va đập, dễ quản lí về chất lượng sản phẩm vì đây là sản phẩm cuối cùng bán cho khách hàng. Nhược điểm là rủi ro cao, khó đóng gói và tốn kém.
Bảng 3.7. So sánh ưu nhược điểm của việc bao gói và không bao gói
Bao gói Không bao gói
Ưu điểm Thu hút người tiêu dùng về mẫu mã sản phẩm.
Tạo sự tin tưởng đối với khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm. Dễ dạng trong khâu vận chuyển, hạn chế rơi rụng (giảm khối lượng rơi rụng bên ngoài) giảm chi phí khấu hao.
Không mất chi phí cho hoạt
động bao gói
Nhược
điểm
Chi phí cho hoạt động bao gói tương đối cao
Lượng sản phẩm rơi rụng nhiều do va đập dẫn đến hiện tượng hao hụt sau quá trình vận chuyển.
Đặc điểm về nhãn mác của HTX nhãn lồng Hồng Nam
Nhãn mác
Những quyết định về nhãn mác cho sản phẩm nhãn lồng của HTX nhãn lồng Hồng Nam đều do GTZ thiết kế. Trên nhãn mác bao gồm toàn bộ những thông tin có liên quan đến sản phẩm mà khách hàng cần biết.
Logo biểu trưng đại diện cho HTX sẽ được in trên cùng của nhãn mác nhằm gây sự chú ý và tạo ấn tượng cho khách hàng.
Tên sản phẩm được thiết kế với cỡ chữ to tránh nhẫm lẫn, sản phẩm NHÃN LỒNG hay LONG NHÃN ĐẶC SẢN.
Tên nhà sản xuất Hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam. Thông tin về HTX như địa chỉ, sốđiện thoại, email.
Các thông tin ngày sản xuất hạn dùng và mã số kiểm tra chất lượng (người tiêu dùng biết rằng sản phẩm trước khi được đưa ra thị trường đã qua quá trình kiểm tra nhằm đảm bảo đúng chỉ tiêu chất lượng đã quy định).
Ưu điểm
- Nhãn mác của HTX nhãn lồng Hồng Nam được thiết kế đơn giản nhưng dễ nhìn và bắt mắt, ngoài ra nó gây ấn tượng cho khách hàng bởi hình ảnh nửa quả nhãn với lớp vỏ mỏng, cùi dày và hạt đen.
- Các thông tin về sản phẩm được cung cấp đầy đủ cho khách hàng.
Nhược điểm
- Nhãn được đăng ký bảo hộ tuy nhiên hiện nay công nghệ làm giả làm nhái tương đối nhiều do vậy đặt ra yêu cầu đối với HTX trong việc đảm bảo giữ được uy tín của HTX tránh hiện tượng sản phẩm nhãn của địa phương khác mang hình ảnh nhãn mác của HTX.
3.3.2. Giá cả sản phẩm của HTX nhãn lồng Hồng Nam
Bảng 3.8. Giá tiêu thụ sản phẩm nhãn của HTX nhãn lồng Hồng Nam giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Đồng 2011 2012 2013 Nhãn trà sớm 30.000 35.000 30.000 Nhãn trà chính 20.000 23.000 22.000 Nhãn trà muộn 26.000 28.000 27.000 Nhãn chế biến 200.000 220.000 220.000
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Giá sản phẩm nhãn tươi và nhãn chế biến của sản phẩm có sự biến đổi qua các năm từ 2011 đến năm 2013.
Nhãn trà sớm luôn có giá cao hơn so với nhãn trà chính và muộn do tính chất thời vụ, vào đầu vụ nhãn, sảm phẩm nhãn trên thị trường ít do đó mà giá cả tương đối cao.
Năm 2012 giá nhãn ở cả 3 trà đều cao hơn so với 2 năm còn lại nguyên nhân là do năm 2012 do điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi là cho nhãn mất mùa đẩy giá lên cao.
Sản phẩm nhãn chế biến của HTX nhãn lồng Hồng Nam không nhiều do vậy mà giá cả của sản phẩm này luôn ở mức cao.
Bảng 3.9. Giá tiêu thụ sản phẩm nhãn của HTX so với địa phương khác.
Đơn vị tính: Đồng
2011 2012 2013
TPHY Khoái Châu
Tiên
Lữ TPHY Khoái Châu
Tiên
Lữ TPHY Khoái Châu
Tiên Lữ Trà sớm 28 23 25 32 24 26 28 22 26 Trà chính 20 17 18 22 17 18 20 16 18 Trà muộn 25 22 23 26 24 25 27 22 23
TP Hưng Yên, Khoái Châu và Tiên Lữ là những khu vực có diện tích