Để tiến hành phân tích đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Nhãn Lồng của HTX nhãn lồng Hồng Nam, hệ thống chỉ tiêu được lựa chọn như:
Chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí Marketing, lợi nhuận trên vốn,... của từng tác nhân thị trường tham gia vào kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn
lồng Hồng Nam.
Để trả lời cho câu hỏi có bao nhiêu kênh tiêu thụ? Mỗi kênh tiêu thụ
trong một thời gian nhất định là bao nhiêu sản phẩm? Sản phẩm cuối cùng của mỗi một kênh là gì? Hiệu quả của mỗi kênh ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng tốt hay xấu đến từng kênh tiêu thụ? Mỗi một tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ bị hạn chế, ách tắc chỗ nào? Cần có các chỉ tiêu sau:
Về sản xuất: Chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định tính trong năm - Chi phí trung gian (Phân, đạm, lân, kali, thuốc trừ sâu, thuê lao động...) - Khấu hao vườn cây
- Chi phí lao động (chăm sóc, thu hoạch)
Về chế biến: Chi phí mua sản phẩm đầu vào; chi phí chế biến (than,
điện, công sấy, công bóc) lợi nhuận trên lò sấy. Về kênh tiêu thụ:
- Lượng sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên tiêu thụ từng kênh - Chi phí từng kênh
- Giá bán từng kênh
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Được tính bằng tiền của toàn
bộ sản phẩm trên một diện tích trong một giống nhất định hoặc nó là giá trị bằng
tiền của các sản phẩm sản xuất ra trong một mô hình kinh tế gồm cả giá trị để lại
tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường trong một chu kỳ sản xuất nhất định thường
là một năm
- Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể phải bỏ ra để thuê, mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra một khối lượng sản phẩm như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi, lãi suất tiền vay,…
- Giá trị gia tăng (VA - Value Added) là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích, nó được tính bằng hiệu số
giữa giá trị sản xuất và giá trị trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Nó chính là phần giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI - Mix Income) là thu nhập thuần tuý của người sản xuất, đảm bảo cho đời sống và tích lũy cho người sản xuất. Bao gồm thu nhập của công lao động (lao động chân tay và lao động quản lý) và lợi nhuận thu
được khi người sản xuất trên từng cây trồng trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.
MI = [VA - (A +T)]
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Hồng Nam là một xã thuộc địa phận thành phố Hưng Yên, cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía Nam. Có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp xã Phương Chiểu.
+ Phía Bắc giáp xã Thành phố Hưng Yên. + Phía Tây giáp xã Quảng Châu.
+ Phía Nam giáp xã Tân Hưng, Hoàng Anh [14]
Vị trí địa lí của xã thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
Địa hình
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hình thành phố Hưng Yên nói chung và xã Hồng Nam nói riêng tương đối bằng phẳng, không có đồi núi.
Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng). Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đông Bắc Bộ. Một năm có 4 mùa rõ rệt mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân mùa thu khí hậu ôn hòa.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-23oC, độ ẩm không khí tương đối cao từ 80-90%. Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1500- 1600mm mang đậm nét đặc trưng của kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khu vực Đông Bắc Bộ nói chung và Hưng Yên nói riêng.
Một năm có 2 mùa gió chính, mùa đông gió mùa đông bắc thường từ
tháng 7. Gió đông nam chiếm ưu thế trong năm sau đó đến gió đông bắc. các hướng khác chỉ xuất hiện đan xen nhau không thành hệ thống.
Thủy văn
Xã nằm ven sông Hồng nơi cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi.
Đất đai
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 367ha trong đó đất nông nghiệp là 268,4ha, đất phi nông nghiệp là 92,3ha, đất chưa sử dụng 6,3ha. Đất đai của xã Hồng Nam chủ yếu được hình thành do phù sa sông bồi tụ vì Hồng Nam là xã nằm ven đê sông Hồng. Loại đất thịt pha cát tương đối thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp của địa phương, và đây cũng là ưu thế của xã do loại đất này đặc biệt phù hợp với cây nhãn- nhãn lồng giống nhãn truyền thống lâu đời của Hưng Yên.
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 3.1.2.1.Dân số 3.1.2.1.Dân số
Hồng Nam có tổng số dân là 4580 người 100% người dân đề là dân tộc kinh sống gắn bó với địa phương từ lâu đời. Là một xã đồng bằng do vậy mật
độ dân số của xã là 1247,9 người/km2 tương đối cao. Với đặc trưng của xã thuần nông, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp do vậy người dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất giống nhãn truyền thống đặc biệt của địa phương nói riêng. Hầu hết người dân địa phương ai cũng có kiến thức, kinh nghiệm nhất định đối với cây nhãn – cây trồng chính của xã.
3.1.2.2.Tình hình sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt
Toàn xã có 34,4 ha đất trồng lúa(100% lúa 2 vụ) đây là loại đất ven đê sông Hồng được bồi tụ phù sa màu mỡ do vậy đất tương đối tốt và thuận lợi phát triển cây lúa. Năm 2013 toàn xã ước tính năng suất lúa đạt 68 tạ/ha (giảm 2% so với năm 2012). Sản lượng lúa tương đối cao cung cấp đầy đủ nhu cầu lương thực cho người dân địa phương [14].
Nhãn là cây trồng chính mang lại thu nhập tương đối cho người dân, toàn xã có khoảng 170 ha đất trồng nhãn. Năm 2013 tổng sản lượng thu hoạch
được 1700 tấn tương đương với 34 tỷđồng[14]. Nhãn là loại cây trồng truyền thống gắn bó lâu đời với người dân địa phương hay nhãn còn là cây thoát nghèo của xã.
- Chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, tổng thu nhập từ ngành chăn nuôi của xã ước đạt 11 tỷđồng. Toàn xã có
+ Tổng đàn lợn có 3075 con tăng 11% so với cùng kì năm trước + Tổng đàn trâu bò là 81 con giảm 19% so với cùng kì năm trước + Tổng số con gia cầm là 8500 con tăng 14% so với cùng kì năm trước Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh của xã được tổ chức thường xuyên và kịp thời. Ban thú y xã xây dựng kế hoạch tổ chức, tiêm phòng kịp thời ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã[14].
- Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ tương đối cao, toàn xã có 18 hộ gia đình, 2 công ty kinh doanh dịch vụ chế biến hạt sen long nhãn mang lại nguồn thu tương đối lớn (20,5 tỷđồng)[14].
3.1.2.3.Văn hóa – giáo dục- y tế
Văn hóa: Toàn xã chủ trương xây dựng nông thôn mới do vậy thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng trong nhân dân, góp phần nâng cao ý thức và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước CNH-HĐH.
Cố gắng xây dựng và hoàn thành các tiêu chí, chủ động vận động nhà nước và nhân dân cùng làm phát huy đời sống văn hóa trong khu dân cư đồng thời không ngừng học hỏi phát triển kinh tếđịa phương.
Y tế: Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương
được thực hiện tương đối tốt. Trạm y tế xã có khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế cơ bản. Thực hiện đầy đủ các đợt tiêm phòng định kì cho trẻ em, thăm khám và tư vấn sức khỏe nhiệt tình chu đáo cho người dân địa phương.
Giáo dục: Toàn xã xó 1 trường tiểu học và 1 trường THCS đảm bảo cho con em trong xã đến trường đúng độ tuổi, không còn tình trạng mù chữ
hay bỏ học. Hệ thống trang thiết bị trường học được trang bị đầy đủ phụ vụ
nhu cầu cần thiết trong học tập của học sinh.
3.1.2.4.Vai trò của cây nhãn trong phát triển kinh tế.
Diên tích đất trồng nhãn của xã chiếm tới 85.6% diện tích đất nông nghiệp điều này cho thấy nhãn là cây trồng rất phổ biến ở địa phương. Hầu hết các hộ dân trong xã đều có diện tích đất sử dụng để trồng nhãn, cây nhãn mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Đây được coi là vùng nhãn gốc của tỉnh Hưng Yên, toàn bộ diện tích nhãn của xã có tới 150 ha diện tích trồng giống nhãn đặc sản có giá trị cao về kinh tế và dinh dưỡng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Hầu hết diện tích nhãn của xã đều được chuyển đổi từ đất lúa, nhãn là cây trồng lâu năm và được xem là cây thoát nghèo của người dân xã Hồng Nam.
Tuy nhiên một thực trạng chung của ngành nông nghiệp và vấn đề này vẫn chưa thể giải quyết triệt đểđó là điệp khúc “được mùa mất giá”.
Năm 2007, Hưng Yên bội thu nhãn với sản lượng tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Tuy vậy, nỗi lo “được mùa, rớt giá” vẫn đang làm nhiều người trồng nhãn trăn trở.
Bên cạnh đó, tình trạng nhiều thương lái trà trộn các loại nhãn nơi khác vào nhưng vẫn mang tên nhãn lồng Hưng Yên khiến tiếng tăm của loại đặc sản quý này bịảnh hưởng.
Giá cả và sản phẩm cạnh tranh trên thị trường luôn là những vấn đề tồn tại và trở thành nỗi lo đối với người trồng nhãn do vậy khi HTX nhãn lồng Hồng Nam thành lập dưới sự hỗ trợ của tổ chức kĩ thuật Đức đã phần nào giảm thiểu được nỗi lo đối với người dân xã Hồng Nam.
HTX nhãn lồng Hồng Nam thành lập với mục đích:
- Thiết lập một tổ chức HTX bao gồm người trồng nhãn, người chế biến, người thu mua để tạo thành mối liên kết dọc vững chắc hơn giữa các tác nhân.
- Công bố đăng kí chất lượng và giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm nhãn tươi và nhãn khô.
- Phát triển và áp dụng kĩ thuật canh tác tập thể trong sản xuất nhãn tươi dựa trên phương thức GAP đảm bảo năng suất chất lượng được nâng cao. - Phát triển quy trình quản lí chất lượng cho nhãn tươi và nhãn chế
biến thông qua các hoạt động giám sát chất lượng.
HTX nhãn lồng Hồng Nam không chỉ có vai trò đặc biệt đối với người sản xuất, mà đối với người tiêu dùng HTX được coi là kênh tiêu thụ có uy tín
được nhiều người tìm đến và tiêu thụ sản phẩm.
3.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng
- Giao thông vận tải
Xét về mặt bằng chung, Hồng Nam là một xã thuộc địa phận thành phố
Hưng Yên địa hình bằng phẳng tuy nhiên hệ thống đường giao thông liên thôn, xóm chưa thực sự thuận tiện do hệ thống giao thông đang bị xuống cấp. Hiện nay, toàn xã đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới do vậy mà xã đã tiến hành xây dựng và nâng cấp được 7,8 km đường bê tông. Hiện xã đang tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện hệ thống giao thông phục vụ
nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân địa phương.
- Công trình thủy lợi
Công trình thủy lợi của xã chưa được đầu tư xây dựng, 100% hệ thống kênh mương nội đồng chưa được kiên cố hóa, tuy nhiên vẫn cung cấp đủ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp nói chung, đối với sản xuất nhãn các chủ vườn luôn chủđộng về nguồn nước giếng khoan một số chủ vườn đầu tư đào ao tích nước để tưới cho nhãn bởi nhãn là cây trồng cần sử dụng nhiều nước.
- Hệ thống điện
Hệ thống điện lưới được trải khắp địa bàn do địa bàn tương đối bằng phẳng mật độ dân cưđông, nên tỷ lệ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%. Xã có 1 trạm biến áp đảm bảo cung cấp đầy đủđiện cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất chế biến sản phẩm long nhãn một sản phẩm đặc trưng của vùng nhãn Hưng Yên.
3.1.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của xã Hồng Nam xã Hồng Nam
Thuận lợi, khó khăn nói chungcủa xã
Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai và địa hình thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
- Cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế, phục vụ an sinh xã hội - Điều kiện đất đai đặc biệt của xã là thế mạnh chủ yếu trong quá trình phát triển cây nhãn- cây trồng chính mang lại thu nhập cao cho người dân toàn xã đây được coi là lợi thế so sánh của xã mà tiềm năng để tận dụng, khai thác và phát triển nó còn rất lớn.
- Người dân có kiến thức và kinh nghiệm lâu đời trong việc trồng và chăm sóc giống nhãn truyền thống chất lượng cao.
- Chất lượng cuộc sống của người dân địa phương dần được cải thiện.
Khó khăn
- Mật độ dân cư tương đối đông, diện tích đất có hạn do vậy có nhiều khó khăn nếu người dân muốn mở rộng diện tích canh tác.
- Cơ sở hạ tầng đang được đầu tư nâng cấp, người dân chưa được tiếp cận sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
- Chưa có hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc BVTV đặc biệt sử dụng đối với trồng nhãn.
- Một bộ phận người dân chưa thực sự hiểu hết được giá trị mà cây nhãn mang lại do vậy mà chưa trú trọng đầu tư chăm sóc và phát triển sản xuất.
Hình 3.1. Mức độ thuận lợi trong sản xuất nhãn của xã Hồng Nam
3.2. Khái quát về HTX nhãn lồng Hồng Nam
3.2.1. Quá trình hình thành và tổ chức sản xuất HTX 3.2.1.1.Quá trình hình thành 3.2.1.1.Quá trình hình thành
Nền kinh tế thị trường ngày càng được coi trọng và phát triển, nhu cầu của con người ngày một nâng cao. Quy luật cung cầu của thị trường giải thích hiện tượng có cung thì ắt có cầu, nhu cầu tiêu dùng càng tăng thì người sản xuất càng muốn đưa ra nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Xu thế hợp tác làm ăn cùng có lợi ngày càng được nhiều người triển khai thực hiện, trong nông nghiệp ngày càng có nhiều trang trại
được tổ chức hoạt động, bên cạnh đó là sự thành lập và kinh doanh của các HTX nông nghiệp đi sâu vào một lĩnh vực hay một sản phẩm mà thị
trường quan tâm.
Nhãn Hưng Yên nổi tiếng vì mùi vị thơm ngon đặc biệt nhờ điều kiện môi trường độc đáo của địa phương, cũng như tập quán canh tác đặc biệt. Nhãn lồng Hưng yên từ lâu đã nổi tiếng vì mùi vị thơm ngon đặc biệt và đặc tính tốt cho sức khỏe của nó. Điều này là lý giải tại sao nhãn Hưng Yên
được cung tiến cho các vị vua chúa phong kiến. Tuy nhiên vẫn tồn tại câu hỏi tại sao người nông dân Hưng Yên vẫn thấy rất khó khăn trong việc làm giàu từ sản phẩm danh tiếng trên.
Vấn đề trong SXKD nhãn gặp phải: Thiếu các kỹ thuật canh tác hiệu