Tình hình phát triển cây nhãn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả và bền vững trong sản xuất sản phẩm nhãn của HTX Nhãn Lồng Hồng Nam – xã Hồng Nam – Thành phố Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên. (Trang 39)

1.2.3.1.Tình hình sn xut

Diện tích cây ăn quả nước ta từ năm 1985 đến nay có sự phát triển khá mạnh, năm 1985 mới có 213 ngàn ha, đến năm 1990 đã có 281,2 ngàn ha, đến năm 2000 là 565 ngàn ha và 2006 là 774,4 ngàn ha. Trên cả nước có các vùng trồng cây ăn quả

tập trung ở Nam Bộ và miền núi phía Bắc. Trong đó 70% diện tích nằm ở các tỉnh phía nam, trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam chiếm trên 30% diện tích cây ăn quả của cả nước [11]

Trong các loại cây ăn quả, một số cây nhiệt đới đặc trưng như vải, nhãn, chôm chôm tăng diện tích lớn nhất vì ngoài thị trường trong nước còn xuất khẩu tươi và khô sang Trung Quốc. Năm 1993, diện tích loại cây ăn quả

này chưa thể hiện trong số liệu thồng kê. Từ năm 1994, diện tích trồng 3 loại cây này tăng gấp 4 lần với mức tăng trưởng bình quân 37%/năm, chiếm 26% diện tích cây ăn quả cả nước [11].

Bảng 1.3. Diện tích một số loại cây ăn quả trên cả nước giai đoạn 2005-2012

Đơn vị tính: Nghìn ha 2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nho 1.9 1.5 1.2 1.2 0.9 0.8 0.8 Xoài 80.1 85.2 86.4 87.6 87.5 86.4 86.1 Cam quýt 85.6 86.2 80.1 77.4 75.3 68.8 66.7 Nhãn 115.1 102.9 95.6 90.7 88.4 86.2 83.5 Vải,chômchôm 115.9 114.0 108.6 103.4 101.7 100.9 98 Nguồn: Tổng cục thống kê [16]

Ở Miền Bắc nhãn được trồng tập trung ở một số vùng như:

- Vùng đồng bằng Sông Hồng, diện tích trồng là 11.943 ha. Các tỉnh trồng nhiều là: Hưng Yên, Hà Tây – Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hoà Bình.

Ở Miền Nam, diện tích trồng nhãn tập trung nhiều ở vùng đồng Bằng sông Cửu Long (47.700 ha) và miền đông Nam Bộ (24.800 ha), chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang (9.800 ha), Vĩnh Long (10.700 ha), Sóc Trăng (4.500 ha), Trà Vinh (2.700 ha) [12].

Nhãn là giống cây ăn quả nhiệt đới đặc biệt thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta do vậy nhãn được trồng phân bố rải rác trên cả nước với diện tích tương

đối lớn so với các loại cây ăn quả khác. Theo số liệu điều tra của tổng cục thống kê, giai đoạn 2005-2012 diện tích các loại cây ăn quả đều có sự biến đổi, đặc biệt diện tích nhãn luôn giảm dần trong giai đoạn này. Trong vòng 7 năm, diện tích trồng nhãn trên cả nước thu hẹp 31,6 nghìn ha thay thế vào đó là diện tích các giống cây trồng khác góp phần làm phong phú đa dạng chủng loại cây ăn quả

nước ta, ngoài ra do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa do vậy mà diện tích

đất nông nghiệp dần bị thu hẹp thay vào đó là các khu công nghiệp, đô thị hiện

đại. Mặc dù vậy, so với các loại cây trồng ăn quả khác cây nhãn vẫn còn chiếm diện tích tương đối lớn vì ngoài tiêu thụ quả tươi nhãn còn được sử dụng chế biến sản phẩm khô như long nhãn- là vị thuốc quý trong nền y học dân gian.

Không thể không kể đến giống nhãn Lồng Hưng Yên có tiếng khắp cả

nước từ bao đời nay. Cây nhãn là loại cây không chỉ mang lại giá trị kinh tế

cao mà nó còn là nét đẹp văn hóa, tinh thần của người Hưng Yên bởi nhãn lồng Hưng Yên – hương vị tiến vua. Riêng đối với tỉnh Hưng Yên, nhãn là cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp Hưng Yên. Toàn tỉnh có trên 5500ha trong đó 3500ha đang trồng tập trung và cho thu hoạch được phân bố chủ yếu ở

các huyện Kim Động, Tiên Lữ, Khoái Châu và thành phố Hưng Yên. Hàng năm sản lượng nhãn đạt 20-30 nghìn tấn trong đó trên 60% tiêu thụ quả tươi còn lại là chế biến long nhãn khô, doanh thu từ 150-300 tỷ đồng. Hưng Yên luôn chú trọng việc phát triển và bảo tồn những giống nhãn đầu dòng chất lượng cao.

Hiện nay, toàn tỉnh tích cực trồng mới và cải tạo vườn nhãn theo xu hướng hàng hóa và mỗi năm toàn tỉnh trồng cải tạo và trồng mới được 150-200ha [22].

Năng suất, chất lượng sản phẩm của cây ăn quả phụ thuộc vào giống tốt hay xấu, tình hình sinh trưởng phát triển, điều kiện tự nhiên và các biện pháp kĩ thuật tác động đúng, đủ sẽ có tác động lớn đối với cây trồng, phát huy được tiền năng năng suất nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bảng 1.4. Sản lượng một số loại cây ăn quả trên cả nước giai đoạn 2005-2012 Đơn vị tính: Nghìn tấn 2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nho 28.6 28.2 26.3 24.0 16.7 14.7 15.2 Xoài 367.8 471.1 541.6 554.0 580.3 687.0 776.3 Cam,quýt 601.3 654.7 678.6 693.5 728.6 702.7 696.3 Nhãn 612.1 653.3 642.5 606.4 573.7 595.7 545.3 Vải, chôm chôm 398.8 672.9 686.0 557.4 522.3 725.4 649.3 Nguồn: Tổng cục thống kê[ 19]

Sản lượng nhãn giảm tỉ lệ thuận với sự thay đổi về diện tích, tuy nhiên thức tế cho thấy năng suất nhãn lại không hề giảm cụ thể

Bảng 1.5. Năng suất nhãn trong giai đoạn 2005-2012

Đơn vị tính: tấn/ha

2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Năng suất 5.14 6.35 6.72 6.68 6.49 6.9 6.53 Năm 2005, diện tích và sản lượng nhãn cao nhất tuy nhiên năng suất thực tế tương đối thấp một phần do điệu kiện tự nhiên không thuận lợi và quan trọng hơn cả là do cách trồng và chăn sóc chưa hiệu quả. Ngày nay nhờ

các biện pháp kĩ thuật chăm sóc ngày càng cao, áp dụng những tiến bộ KH_ KT trong quá trình trồng nhãn nhằm khắc phục những ảnh hưởng xấu do tự

nhiên mang lại, duy trì và nâng cao năng suất cây trồng phát huy mọi lợi thế

1.2.3.2. Tình hình tiêu th

Hiện nay, sản lượng nhãn sản xuất ra chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước kể cả quả tươi hay đã qua chế biến thành long nhãn, chưa được xuất khẩu ra nước ngoài, nếu có chỉ là xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc nhưng khối lượng không đáng kể. Do đó rất dễ có hiện tượng ế đọng sản phẩm, đặc biệt là những năm được mùa. Theo Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên các sản phẩm nhãn của Hưng Yên được tiêu thụ

qua 3 con đường chính [10,23].

1. Chế biến thành nhãn hộp: 5% 2. Nhãn dùng để sấy: 45% 3. Nhãn dùng đểăn tươi: 50%

Vấn đề đặt ra cho nghề trồng nhãn hiện nay là phải có công nghệ bảo quản mới và cần áp dụng nhiều phương pháp bảo quản như: nhà lạnh, chế

biến đồ hộp, ép nước. Mặt khác cần tìm thị trường tiêu thụ mới và ổn định, có như vậy mới kích thích được sản xuất phát triển [23].

Trên thị trường, nhãn được bán ở hầu hết mọi nơi trong cả nước, từ các siêu thị, các chợđầu mối bán buôn bán lẻ hoặc bán ngay tại vườn. Đa dạng cả

về chủng loại mẫu mã và giá cả. Do vậy mà người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khi mua sản phẩm.

Là loại cây trồng mang tính mùa vụ nên khoảng thời gian tiêu thụ nhãn bắt đầu từ tháng 5 đối với giống nhãn chín sớm và chủ yếu là nhãn Nam, bắt

đầu từ giữa tháng 6 đến hết tháng 9 là khoảng thời gian thị trường nhãn sôi

động với nhiều chủng loại đa dạng phong phú.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn xuất hiện nhãn của nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan lấn át nhãn Việt Nam về giá cả cũng như chất lượng. Nhìn bằng mắt rất khó có thể nhận biết đâu là nhãn Việt hay nhãn Trung Quốc mà người tiêu dùng cần có kinh nghiệm và có mẹo khi lựa chọn sản phẩm này.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả và bền vững trong sản xuất sản phẩm nhãn của HTX Nhãn Lồng Hồng Nam – xã Hồng Nam – Thành phố Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)