Đặc điểm của cây nhãn, sản phẩm nhãn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả và bền vững trong sản xuất sản phẩm nhãn của HTX Nhãn Lồng Hồng Nam – xã Hồng Nam – Thành phố Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên. (Trang 36)

Nhãn là loại cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae) có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc cùng họ với cây vải, chôm chôm, là cây á nhiệt đối và nhiệt đới. Cây nhãn trung bình cao 5–10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7–20 cm, rộng 2,5–5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô. Quả nhãn tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8 [15] Có nhiều giống nhãn khác nhau, nhãn nước với đặc điểm nhiều nước, nhãn trơ cùi, cùi rất mỏng ngoài ra có một số giống nhãn nổi tiếng như nhãn tiêu da bò, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn lồng…

Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm. Tuy nhiên, nhãn rất thích nhất là đất cát, pha cát, đất cán và đất phù sa ven sông.

* Giá tr ca cây nhãn

Giá trị kinh tế

Nhãn là cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cho bản thân người trồng nhãn và ngành nông nghiệp. Một số giống nhãn quý mang lại giá trị kinh tế

cao. Bình quân mỗi cây nhãn (7- 10 năm tuổi) cho thu hoạch khoảng 175kg/cây giá bán bình quân 25000- 30000 đồng/kg ( đối với nhãn lồng Hưng Yên) mỗi năm nhãn mang lại nguồn thu cho toàn tỉnh ước tính vài trăm tỷ đồng. Ngoài quả nhãn, thì gỗ nhãn cũng là một loại gỗ quý có giá trị cao. Hoa nhãn là nguồn cung cấp cho ong lấy mật có chất lượng cao nhiều gia đình cải thiện được đời sống kinh tế nhờ cây nhãn. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm

năng kinh tế của cây nhãn cần phải có những biện pháp chăm sóc thích hợp

để nhãn cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Giá trị dinh dưỡng

Ngoài giá trị về kinh tế, quả nhãn mang lại cho người sử dụng những giá trị về dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Quả nhãn có thể dùng ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến thành những vị thuốc quý trong Đông y và những món ăn có tính chất đặc sản như chè long nhãn...

Cùi Nhãn còn tươi có các thành phần sau, nước 77,15%, tro 0,01%, chất béo 0,13%, protid 1,47%, hợp chất có nitrogen tan trong nước 20,55%,

đường saccharose 12,25%, vitamin A và B. Cùi Nhãn khô chứa nước 0,85%, chất tan trong nước 79,77%, chất không tan trong nước 19,39%, tro 3,36%. Trong phần tan trong nước có glucose 26,91%, saccharose 0,22%, acid tartric 1,26%, chất có nitrogen 6,309% [16].

Hạt Nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin. Lá chứa quercetrin, quercetin, tannin. Cùi Nhãn có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng bổ

tâm, an thần, kiện tỳ, làm tăng cơ nhục. Hạt có vị mặn, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết. Lá có tác dụng hạ nhiệt, tiêu viêm. Rễ có tác dụng lợi tiểu và hoạt huyết [16].

1.2.2.Tình hình phát trin cây nhãn trên thế gii 1.2.2.1.Tình hình sn xut

Trên thế giới nhãn được trồng nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam những quốc gia có nền khí hậu nhiệt đới là điều kiện lý tưởng để cây trồng này có thể phát triển. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều nhãn nhất, diện tích trồng nhãn năm 1995 của Trung Quốc là 80.000 ha. Nhãn trồng tập trung ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ

Xuyên,…Trong đó Phúc Kiến là nơi trồng nhiều nhất chiếm khoảng 48,7% diện tích cả nước.

Bảng1.2: Diện tích, sản lượng nhãn của một số nước trên thế giới STT Quốc gia Năm Diện tích(ha) Sản lượng(tấn)

1 Trung Quốc 1997 432.000 232.000 2001 444.400 495.800 2 Đài Loan 1998 11.808 53.385 2002 12.258 110.925 3 Thái Lan 1998 41.504 238.000 2000 82.240 358.000 4 Việt Nam 1998 33.914 320.000 2002 144.321 904.421 Nguồn: [10]

Tại Đài Loan, năm 1998, diện tích trồng nhãn chỉ đạt khoảng 11,808 ha, sản lượng khoảng 53,385 tấn. Năm 2002, diện tích trồng không đáng kể

12,258 ha nhưng sản lượng tăng gấp đôi 110,925. Cây nhãn chiếm 5% tổng diện tích trồng cây ăn quả của các nước đứng sau cam, quýt và xoài. Sản lượng quả tươi phần lớn được tiêu thụ nội địa còn long nhãn xuất khẩu đi Mỹ

và Singapore với số lượng ít [10].

1.2.2.2.Tình hình tiêu th

Trên thị trường thế giới, nhất là thị trường Châu Âu, Mỹ nhãn tươi ít

được ưa chuộng, vì:

+ Nhãn quá ngọt lại không có vị chua để cân đối, do vậy không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng

+ Quả nhãn quá bé, tốn nhiều công bóc vỏ.

+ Mã quả màu nâu hoặc vàng xỉn nên không hấp dẫn so với các loại quả

khác. chính vì vậy, thị trường nhãn tươi chỉ bó hẹp ở một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản... trong đó Trung Quốc và Singapore là những nước có nhu cầu tiêu thụ nhãn tươi lớn nhất hiện nay.

Các nước cung cấp nhãn chủ yếu trên thế giới là Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Riêng Thái Lan có thể xuất khẩu 85% sản lượng nhãn của mình.

Năm 1999 ngoài lượng nhãn xuất khẩu dưới dạng quả tươi, Thái Lan còn xuất khẩu nhãn đóng hộp là 8.821,56 tấn, nhãn sấy khô 6.770,02 tấn và nhãn đông lạnh 43.997,54 tấn. Nước tiêu thụ nhãn đóng hộp nhiều nhất là Malaysia 2.803,67 tấn, tiêu thụ nhãn sấy khô và đông lạnh nhiều nhất là Hồng Kông với số lượng tương ứng là 1.099,60 tấn và 20.913,76 tấn [10]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả và bền vững trong sản xuất sản phẩm nhãn của HTX Nhãn Lồng Hồng Nam – xã Hồng Nam – Thành phố Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên. (Trang 36)