Năm 2012, sự cố tháng 08/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều hoạt động của ACB, đặc biệt là hoạt động huy động vốn và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã ứng phó sự cố, và nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm ACB chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. ACB đã lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. ACB cũng thực thi quyết liệt việc cắt
giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm, bước đầu hoàn chỉnh khuôn khỗ quản lý rủi ro về mặt quy trình chính sách, và thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch. Có thể nói nhờ sự đồng lòng của toàn thể nhân viên đã sát cánh cùng ACB vượt qua khó khăn khi xảy ra sự cố. Tuy ACB về cơ bản đã khôi phục sau sự cố nhưng ACB luôn phải tìm kiếm, xây dựng các nguồn lực nội tại để đem lại lợi thế cạnh tranh cho ACB từ đó có hành động cụ thể nhằm khôi phục lại uy tín, niềm tin của khách hàng và đối tác.
Năm 2013, tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). ACB cũng kéo giảm hệ số chi phí/thu nhập xuống còn 66%, giảm 7% so với năm 2012. Về nhân sự, với quy mô được tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp quản lý được thực hiện thường xuyên. Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy định mới của Ngân hàng nhà nước. Tình hình hoạt động ba năm từ 2011 đến 2013 cũng được đánh giá lại và Chiến lược phát triển ACB cũng được điều chỉnh cho giai đoạn 2014-2018.