2.3.1.1 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng
Đồ thị 2.2 trên cho thấy sự tăng trưởng của số dư cho vay khách hàng của Ngân hàng TMCP Á Châu qua 5 năm gần nhất. Từ năm 2009 đến năm 2011 số dư nợ cho vay tăng mạnh vào khoảng 65% (từ 62.358 tỷ đồng tăng lên 102.809 tỷ đồng), sự cố tháng 08 năm 2012 cũng ảnh hưởng hoạt động cho vay ở một mức độ nhất định, kết quả làm cho dư nợ cho vay khách hàng thay đổi không đáng kể so với cuối năm 2011. Khắc phục sự cố, năm 2013 Ngân hàng TMCP Á Châu đã ổn định và có sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay của mình.
Trong tình hình nhu cầu và khả năng vay vốn đầu tư kinh doanh hoặc tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư bị hạn chế, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng gặp khó khăn, nhưng ACB đã thực thi nhiều biện pháp nhằm củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng.
Đánh giá chung, hoạt động cấp tín dụng năm 2013 của ACB có cải thiện so với năm 2012 và tăng trưởng khả quan so với mức bình quân của toàn ngành; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, các quy định của Ngân hàng Nhà
nước trong lĩnh vực quản lý tín dụng được tuân thủ. Tính đến 31/12/2013 dư nợ tín dụng của ACB đạt 107.200 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,3% so với đầu năm (nếu không tính đến khoản tất toán dư nợ vàng theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước thì tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt 14% (từ 93.357 tỷ đồng ở năm 2012 và lên đến 106.361 tỷ đồng ở cuối năm 2013), trong đó cho vay trong lĩnh vực không khuyến khích là 6,85%.
2.3.1.2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng
* Dư nợ theo khu vực
Đồ thị 2.6 – Tăng trưởng dư nợ theo khu vực năm 2013
42.155 22.647 14.189 15.607 12.592 -1,84% 7,61% 24,41% 52,40% 34,01% -10,00% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000
TPHCM M.Bắc M.Trung M.Đông M.Tây
Dư nợ theo KV 2013 (tỷ đồng) % tăng/giảm so 2012
Nguồn: Tổng kết năm 2013 và định hướng 2014
Đồ thị 2.6 cho thấy dư nợ tại khu vực TPHCM chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng lại âm và khu vực chiếm tỷ trọng dư nợ thấp nhất là Khu vực Miền Tây. Tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng so với năm 2012 thì khu vực Miền Đông là tăng trưởng dư nợ lớn nhất với mức tăng trưởng là 52,40% và kế đến là khu vực Miền Tây với mức tăng trưởng là 34.01% so với năm 2012 và đạt 96,2% kế hoạch tăng trưởng.
Bảng 2.1 – Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề trong giai đoạn 2009-2013
ĐVT: tỷ đồng
NGÀNH
NGHỀ\NĂM 2009 2010 2011 2012 2013
Thương mại 19,831,560 27,617,019 36,748,899 33,197,034 27,095,125
Nông, lâm nghiệp 166,870 249,095 333,288 518,140 1,037,612
Sản xuất và gia
công chế biến 11,266,591 13,516,938 15,188,861 13,270,504 20,896,900
Xây dựng 2,373,316 3,570,687 4,862,518 3,343,992 3,806,157
Dịch vụ cá nhân
và cộng đồng 22,939,329 33,421,670 35,318,919 43,692,871 45,312,225 Kho bãi, giao
thông vận tải và thông tin liên lạc
1,756,208 2,606,580 3,070,449 2,386,365 3,150,961 Giáo dục và đào tạo 31,255 80,160 105,762 101,094 116,841 Tư vấn và kinh doanh bất động sản 519,614 1,276,296 1,449,056 1,079,051 2,205,845 Nhà hàng và khách sạn 997,745 1,474,081 2,174,478 1,816,546 1,707,964 Dịch vụ tài chính 630,766 667,142 703,532 631,529 100 Các ngành nghề khác 1,844,724 2,715,437 2,853,394 2,777,722 1,860,291 Tổng 62,357,978 87,195,105 102,809,156 102,814,848 107,190,021
Số liệu cho thấy ACB cho vay trong lĩnh vực dịch vụ cá nhân – cộng đồng chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất, kế đến là thương mại, sản xuất và gia công chế biến. Trong đó ACB đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trong ngành sản xuất và gia công chế biến là cao nhất, ngành dịch vụ cá nhân và công động tăng nhẹ và ngành thương mại giảm mạnh trong 2 năm liên tiếp.
Đồ thị 2.7 - Cơ cấu dư nợ phân theo tín dụng theo ngành nghề năm 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
* Dư nợ tín dụng theo thời gian cho vay
Bảng 2.2 – Dư nợ cho vay phân theo thời gian vay trong giai đoạn 2009-2013 ĐVT: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ ngắn hạn 35,618,575 43,889,956 53,361,314 55,878,105 56,837,993 Nợ trung hạn 10,537,709 19,870,669 27,484,058 19,406,298 17,208,970 Nợ dài hạn 16,201,694 23,434,480 21,963,784 27,530,445 33,143,058 Tổng 62,357,978 87,195,105 102,809,156 102,814,848 107,190,021
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
ngắn hạn cũng ít rủi ro hơn. Dư nợ 3 năm gần nhất tăng nhẹ nhưng vẫn ổn định, vẫn giữ tỷ trọng theo thứ tự ưu tiên.
Đồ thị 2.8 - Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian vay năm 2013
53,03% 16,05% 30,92% Nợngắn hạn Nợtrung hạn Nợdài hạn
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
2.3.1.3 Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng
Bảng 2.3 – Thu nhập từ tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2013
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Thu nhập lãi thuần 2,801 4,174 6,608 6,871 4,386
Thu nhập ngoài lãi 2,135 1,319 1,039 -1,036 1,263
Tổng thu nhập 4,936 5,493 7,647 5,835 5,650
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ trong suốt giai đoạn 2009-2011. Tuy nhiên bước sang năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của Ngân hàng Nhà nước đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng. Điều đó đã kéo theo tổng thu nhập thuần của Ngân hàng ACB sụt giảm 24% (từ 7.647 tỷ đồng ở năm 2011 xuống còn 5.835 tỷ đồng ở năm
2012) nhưng so với năm 2010 thì thu nhập thuần vẫn tăng hơn 6%. Sang năm 2013, thu nhập thuần của ACB sụt giảm 3% so với năm 2012 nhưng mức giảm có thể xem như không đáng kể trong điều kiện dư nợ tín dụng của ACB không tăng trưởng. Theo kế hoạch của ACB trong năm 2014 thì thu nhập của ACB dự kiến là sẽ tăng hơn 20% so với năm 2013.
Xét về cơ cấu thu nhập từ tín dụng của ACB, năm 2013 so với năm 2012 có thể thấy ACB đã cải thiện về cơ bản. Thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập thuần đạt trên 22%. Đạt mức tỷ lệ này là do thu dịch vụ tín dụng tăng trưởng ổn định, thu từ kinh doanh chứng khoán tăng và lỗ từ dịch vụ ngoại hối và vàng giảm mạnh.
Đồ thị 2.9 - Cơ cấu thu nhập từ tín dụng năm 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
2.3.1.4 Chất lượng tín dụng
* Tỷ lệ nhóm nợ
Bảng 2.4 – Tỷ lệ nhóm nợ tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2013
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Nợ đủ tiêu chuẩn 99.01% 99.42% 98.80% 92.35% 94.21%
Nợ cần chú ý (nhóm 2) 0.58% 0.24% 0.31% 5.19% 2.77%
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Đồ thị 2.10 – Cơ cấu tỷ lệ nợ xấu năm 2013
0,41% 0,34% 0,88% 2,46% 3,03% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50% 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷlệnợxấu (nhóm 3-5)
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu có tăng hơn so với năm 2012 hơn 50 điểm phần trăm nhưng tỷ lệ này phản ánh đúng tình hình chất lượng tài sản có của ACB. Trong năm 2013, tuy còn chịu ảnh hưởng của những tài sản kế thừa làm tăng dự phòng phải trích lập, chịu ảnh hưởng của sức ép giảm lãi suất cho vay và tồn đọng của những năm trước làm biên độ lời bị suy giảm, nhưng hoạt động kinh doanh của ACB được củng cố và có hiệu quả; các yếu tố tích cực bao gồm thu nhập ngoài lãi tăng rất cao, chi phí hoạt động giảm, và khống chế được tỷ lệ nợ xấu.
Đồ thị 2.11 – Tỷ lệ nhóm nợ phân theo loại khách hàng giai đoạn 2011 - 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Đồ thị 2.11 trên cho thấy rõ hơn dư nợ cho vay cũng như tỷ lệ nợ xấu giữa khách hàng cá nhân (KHCN) và khách hàng doanh nghiệp (KHDN), cụ thể:
KHCN có dư nợ thay đổi không đáng kể ở năm 2012 so với năm 2011, sang năm 2013 dư nợ tăng 6.933 tỷ đồng so với năm 2012, vượt kế hoạch 43% mà ACB đã đưa ra trong năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3-5) tăng từ 1,6% (năm 2011) lên 3,9% (năm 2012) và giảm nhẹ xuống còn 3,8% (năm 2013).
Dư nợ của KHDN đạt 62.190 tỷ đồng và chưa hoàn thành kế hoạch năm 2013 đưa ra, tuy vậy dư nợ đã tăng ròng 9.478 tỷ đồng so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3-5) tăng liên tục trong 3 năm liên tiếp.
2.3.2 Một số trường hợp rủi ro tín dụng tiêu biểu tại NH TMCP Á Châu
2.3.2.1 Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bình An (Bianfishco)
* Giới thiệu chung
Công ty Bình An đi vào hoạt động từ 2006 và hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định nhưng đến 02/2012 có thông tin vỡ nợ và công ty ngưng hoạt động trong 02 tuần vì thiếu nguyên liệu sản xuất. Hiện tại, Công ty Bình An đang dần khôi phục và giảm nợ.
Từ công tác thẩm định thực tế và tìm hiểu hoạt động của cán bộ tín dụng về công ty Bình An, có những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đó là:
Năng lực tài chính kém
Nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nợ vay ngân hàng, khả năng tự chủ tài chính thấp. Công ty liên tục mất cân đối từ năm 2008.
Công ty Bình An kinh doanh chính là lĩnh vực thủy sản nhưng lại đầu tư dàn trải vào nhiều ngành nghề khác nhau dẫn đến không kiểm soát và quản lý hiệu quả được.
Sử dụng vốn vay không đúng mục đích
Sử dụng vốn vay ngắn hạn đầu tư vào Bất động sản, nguồn vốn của Công ty bị ứ đọng trong các khoản đầu tư tài chính và bất động sản. Những dự án dỡ dang chưa thu hồi được vốn trong khi nợ đến hạn phải trả dẫn đến mất khả năng thanh toán là điều không tránh khỏi.
Thực hiện chuyển vốn nội bộ với các Công ty trong nhóm Bình An: Công ty Diệu Hiền và Bình An Seafood.
2.3.2.2 Công ty TNHH Thương mại - Chế biến Thực phẩm Phú An Sinh
* Giới thiệu chung
Công ty Phú An Sinh thành lập từ 2010, kinh doanh thực phẩm các loại (thịt heo, thịt bò, giò chả…), có trụ sở tại Quận 12. Đến 11/2011 Giám đốc công ty bị khởi tố và tạm giam vì số nợ Sở NN-PTNN Bà Rịa Vũng Tàu 33.5 tỷ nhưng không có khả năng hoàn trả.
* Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
Từ công tác thẩm định thực tế của cán bộ tín dụng về công ty Phú An Sinh, tác giả thấy có các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng:
Sử dụng vốn vay không đúng mục đích
Công ty sử dụng vốn vay ngắn hạn từ Sở NN-PT NN Bà Rịa – Vũng Tàu vào việc chi tiêu cá nhân, trả nợ cá nhân, trả lãi vay ngân hàng và một phần nhỏ là sử dụng đúng mục đích vay. Số tiền sử dụng mua hàng đúng mục đích nhưng công ty lại sử dụng không đúng phương án ban đầu gây ảnh hưởng đến quá trình thu nợ và
sử dụng vốn không đúng mục đích nên bị thu hồi nợ vay trước hạn.
Số tiền vay tại các Ngân hàng, công ty chủ yếu là sử dụng để đáo hạn qua lại với nhau. Thực tế không sử dụng tiền để bổ sung vốn kinh doanh giống như phương án vay ban đầu.
Tài chính của công ty kém, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào kinh doanh thấp
Nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nợ vay ngân hàng, khả năng thanh toán nhanh thấp.
Hàng tồn kho và công nợ phần lớn được tài trợ từ tiền vay ở các ngân hàng.
2.3.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á Châu Châu
Từ năm 2012 đến nay cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra tại các ngân hàng nói chung và ngân hàng ACB nói riêng tăng cao hơn. Nguyên nhân cũng như các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng xuất phát từ điều kiện nền kinh tế, ngân hàng và từ phía khách hàng.
2.3.2.1 Các yếu tố từ nền kinh tế
Thị trường bất động sản đóng băng: Thị trường bất động sản không phát triển sẽ dẫn đến nhiều ngành nghề khác chịu ảnh hưởng như lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây dựng. Thực tế cho thấy hiện có nhiều khách hàng vay mất khả năng trả nợ và những khách hàng này vay với mục đích mua nhà, xây nhà và nguồn trả nợ là từ kinh doanh bất động sản, xây dựng. Khách hàng không bán được nhà, không cho thuê được nhà hoặc không có công trình xây dựng hoặc chậm thu nợ từ khách hàng nên không đảm bảo được nợ vay cho ngân hàng.
Thị trường chứng khoán giảm thanh khoản: Những năm gần đây thị trường chứng khoán mà đặc biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam không còn là thị trường được lựa chọn của nhiều nhà đầu tư, trở thành lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro, thanh khoản kém. Khách hàng vay kinh doanh chứng khoán xảy ra rủi ro tín dụng ở mức độ đáng kể.
2.3.2.2 Các yếu tố từ khách hàng vay
Trong số những khách hàng xảy ra rủi ro tín dụng tại ACB, có nhiều khách hàng có tỷ lệ vốn tự có tham gia vào tổng nguồn vốn thấp, tỷ lệ nợ phải trả so với tổng nguồn vốn cao (chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng nguồn vốn). Nguồn vốn kinh doanh ban đầu của khách hàng thường ở mức thấp, để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, các cá nhân/doanh nghiệp phải chiếm dụng và vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có nguồn vốn vay với lãi suất khá cao từ 2% đến 3% tháng. Tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có ở mức cao đã làm cho khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như khả năng trả nợ ngân hàng bị ảnh hưởng.
Kinh nghiệm của người vay
Những khách hàng có kinh nghiệm kinh doanh ít cũng là một trong những yếu tố xảy ra trong số các hồ sơ rủi ro tín dụng.
Việc sử dụng vốn vay của người vay
Tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng vẫn còn tồn tại nhiều. Các khách hàng khi vay vốn đều có phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không quá nhiều; tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề. 2.3.2.3 Các yếu tố từ ngân hàng
Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng của ACB đều được đào tạo chuyên môn cũng như kỹ năng ngay từ đầu và vấn đề quan trọng khi quản lý khoản vay là ở việc kinh nghiệm thực tế của cán bộ tín dụng. Những kiến thức, kinh nghiệm thường do các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm truyền lại cho các nhân viên mới nên nếu nhân viên trước làm sai sẽ làm ảnh hưởng dến những người sau, điều này ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động ngân hàng.
Giám sát khoản vay
Kết quả rà soát các khoản vay tại các Kênh phân phối của ACB cho thấy một trong những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Công tác kiểm tra giám sát nợ vay, đánh giá định kỳ về khách hàng cũng như về tài sản đảm bảo bị lỏng lẻo. Cán
bộ tín dụng có tâm lý ỷ lại, đối với những khách hàng lâu năm thì cán bộ tín dụng hay có tâm lý cả nể, tin tưởng vào khách hàng và không thực hiện kiểm tra định kỳ. Cán bộ tín dụng thường cho khách hàng ký trước phiếu kiểm tra để đủ hồ sơ và không thực hiện kiểm tra theo qui định.