Về chính sách tín dụng đối với các ngành nghề ưu tiên cho vay

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.PDF (Trang 69)

Do đặc điểm hoạt động của ACB là thực hiện theo chính sách tín dụng chung của toàn hệ thống. Các phòng ban Hội sở giữ vai trò quản lý, hỗ trợ và điều tiết hoạt động của các CN/PGD kênh phân phối. Hội sở ACB là đơn vị xây dựng chính sách

tín dụng qui định những ngành nghề ưu tiên, hạn chế, không cho vay và kênh phân phối sẽ thực hiện theo chính sách tín dụng đã được đề ra mà thực hiện cho đúng.

Để xây dựng chính sách phù hợp có thể áp dụng với tình hình thực tế từng vùng miền, địa phương, bộ phận xây dựng chính sách của ACB Hội sở cần tạo cơ chế ghi nhận những ý kiến phản hồi, đóng góp đề xuất từ kênh phân phối trong quá trình xây dựng chính sách. Hơn ai hết, đội ngũ cán bộ tín dụng và các cấp quản lý kênh phân phối là những người thẩm định khách hàng thực tế, là những người am hiểu đặc điểm kinh tế xã hội và cả yếu tố văn hóa của địa phương nên các ý kiến đề xuất của Cán bộ thuộc Kênh phân phối luôn có tính thực tế cao. Có như vậy thì khi Chính sách tín dụng được ban hành ra thì mới có thể áp dụng ngay vào hoạt động tín dụng và phát huy tốt vai trò định hướng, kiểm soát rủi ro tín dụng, hạn chế tình trạng cho vay tập trung vào một số ngành nghề có rủi ro cao – một trong những yếu tố làm gia tăng xác suất xảy ra rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay trong thời gian qua như kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong Chương 2.

Cụ thể là như kết quả của lần kiểm định lần này thì ngành nghề có tính rủi ro cao là Xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán, nhưng ở một thời điểm khác, một địa phương khác thì ngành có tính rủi ro lại là ngành kinh doanh nông sản hay ngành nuôi cá, nuôi tôm... Khi đặc điểm kinh tế xã hội có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh cũng như là nhận dạng được những ngành nghề có tính rủi ro thì ACB Hội sở cần điều chỉnh kịp thời chính sách tín dụng, điều chỉnh định hướng hoạt động tín dụng cho các Kênh phân phối cho phù hợp. Khi những ngành nghề có nhiều rủi ro thì liệt kê vào ngành hạn chế, kiểm soát và đưa ra những sản phẩm riêng biệt, những tiêu chí xét duyệt cũng như quản lý riêng biệt và khi ngành nghề không còn rủi ro nữa thì kịp thời điều chỉnh để dễ dàng đẩy mạnh tài trợ.

Hiện nay hội sở của ACB có phòng Quản lý rủi ro, phòng này nên xem xét, báo cáo rủi ro tín dụng cùng với nguyên nhân và những yếu tố gây ra rủi ro tín dụng của từng tường hợp để các kênh phân phối khác rút kinh nghiệm trong những trường hợp khách hàng kinh doanh tương tự ngành nghề.

Xây dựng đội ngũ nghiên cứu thông tin ngành, thu thập ý kiến kênh phân phối các địa phương và kiểm soát lại, cập nhật thông tin kịp thời để các đơn vị khác tham khảo và phục vụ quá trình thẩm định khách hàng khi cần thiế.

Khi cho vay những khách hàng kinh doanh ngành nghề này thì cán bộ tín dụng cũng như cấp quản lý cần thẩm định chặt chẽ cũng như quản lý dòng tiền vay để kịp thời thu hồi nợ, hạn chế xảy ra rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.PDF (Trang 69)